Chẳng lẽ cứ ngồi chờ chết?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ít nhất, đó là điều lãnh đạo đảng hy vọng quanh sự việc ông Nguyễn Bá Thanh, Trưởng ban Nội Chính Trung ương, qua đời. Nhưng xem ra sự việc vẫn không chấm dứt … vì một tấm hình và sự vắng bóng hoàn toàn của những bức hình sau đó.

Bức hình duy nhất được đảng cho đăng chính thức là tấm chụp chiếc chuyên cơ mang số hiệu N183PA, được nói là chở ông Nguyễn Bá Thanh từ Hoa Kỳ về Đà Nẵng vào ngày 9/1/2015 để tiếp tục trị bệnh. Nhưng bức hình đó vô tình để lộ ra một cỗ quan tài ngay trong khoang chứa hành khách.

Trước hết, chính báo đài của đảng tuyên bố đây là chuyên cơ chở ông Thanh và các chuyên viên y tế chứ không chở một bệnh nhân hay một người chết nào khác. Vì vậy, không lẽ ông Nguyễn Bá Thanh trong lúc nằm liệt giường vẫn cố tìm mua cho được một cỗ quan tài đẹp để chở về cho mình? Người nhà ông Thanh lại càng không nỡ mua luôn quan tài trong lúc ông còn sống.

Vì vậy, chỉ còn một trường hợp duy nhất là ông Nguyễn Bá Thanh đã chết trước khi bay về Việt Nam và phải đặt vào quan tài theo đúng qui định về vận chuyển người chết.

Kết luận nêu trên lại càng mạnh khi suốt từ thời điểm bức hình nêu trên, ngày 9/1/2015, đến ngày loan tin ông chết 13/2/2015 KHÔNG hề có một bức hình nào khác của ông Thanh, dù báo đài lúc thì đăng câu ông Nguyễn Bá Thanh nói với ông Thân Đức Nam là “Tao khỏe mà, có chi đâu!”, lúc thì đăng tin ông Thanh đã đi vào hôn mê.

Và quái lạ hơn cả là trong suốt thời gian đó, báo đài đăng tin và hình đủ loại phái đoàn và quan chức cao cấp đến thăm hỏi nhưng lại chỉ đăng hình các phái đoàn chứ KHÔNG hề đăng hình nào có ông Thanh. Ngay cả tướng Võ Nguyên Giáp trong những ngày cuối rất yếu nhưng báo đài vẫn đăng hình của ông với các lãnh tụ tới thăm, chứ không chỉ đăng hình của một phía mà thôi.

Do đó, với bức hình quan tài chở về Việt Nam và hoàn toàn không có bức hình nào khác của ông Thanh sau đó, khó có thể phủ nhận kết luận ông Nguyễn Bá Thanh đã qua đời tại Mỹ nhưng hơn một tháng sau lãnh đạo đảng mới cho ông chết!

Cũng có người không xem đó là chuyện đáng ngạc nhiên. Vì ngay đến lãnh tụ Hồ Chí Minh mà Đảng còn bắt phải chết sai ngày vì lý do chính trị (để tránh điềm gở là chết đúng ngày Quốc Khánh 2 tháng 9) và đến 20 năm sau mới xác nhận về ngày giả, thì cái chết của những cán bộ ở cấp như các ông Phạm Quý Ngọ, Nguyễn Hữu Thắng hay Nguyễn Bá Thanh có đáng gì mà Đảng không sửa xóa.

Những gian dối, dối gian tràn ngập suốt lịch sử đảng CSVN đến độ ông Nguyễn Minh Cần, một nhân chứng từ hàng ngũ cán bộ trong guồng máy đảng đã viết: “Từ khi ra đời cho đến nay, 85 năm ròng rã, ĐCSVN đã tỏ rõ là một đảng vô cùng gian dối, thường xuyên dối trá, lừa gạt, chẳng những đối với địch, mà cả đối với dân, cả đối với đảng viên của đảng. Đảng luôn luôn nói dối trắng trợn, nói một đằng, làm một nẻo.”

Nhưng “Đảng” là ai? Bộ phận nào trong Đảng đã lấy những quyết định cỡ đó?

Nhìn kỹ hơn, người ta mới hãi hùng nhận ra là từ thủa nào đến giờ, những quyết định cực kỳ quan trọng của Đảng, nhiều khi quyết định số phận của cả nước, chỉ tùy thuộc vào 1 hay 2 nhân sự chủ chốt:

– Cụ thể như chỉ 2 người duy nhất là Lê Duẩn và Lê Đức Thọ quyết định rồi ra lệnh đổi ngày chết của ông Hồ Chí Minh.

– Cụ thể như cái chết của hơn 172 ngàn nạn nhân của Cải Cách Ruộng Đất đến từ quyết định của chỉ một người là ông Hồ Chí Minh, vì lúc đó ông Hồ muốn được Mao Trạch Đông tiếp tục tài trợ và ủng hộ ông ở vai trò lãnh đạo cao nhất đảng CSVN. Nhiều nhân chứng đang xuất hiện với những chứng tích khó chối cãi, từ tác giả Vũ Thư Hiên trong tác phẩm Đêm Giữa Ban Ngày đến tác giả Trần Đĩnh trong tác phẩm Đèn Cù, v.v.

– Cụ thể như cái chết của 3,1 triệu sinh mạng người Việt Nam trong suốt 20 năm của cuộc chiến “giải phóng miền Nam” cũng là quyết định của chỉ 2 người là ông Lê Duẫn và ông Lê Đức Thọ sau khi đã vô hiệu hóa tất cả các ủy viên Bộ Chính Trị, từ ông Hồ Chí Minh trở xuống. Ông Lê Duẫn muốn nâng mình lên ngang hàng hay cao hơn cả ông Hồ bằng cách dùng máu người Việt Nam để mở rộng thế giới cộng sản “cho Liên Xô, cho Trung Quốc”. Chính ông Duẫn nói ra điều này trong những ngày tháng say men chiến thắng liền sau tháng 4 năm 1975.

Nhưng cái quyết định khủng khiếp tột cùng là quyết định về cái chết của đất nước Việt Nam, ngày mà nước Việt Nam biến mất trên bản đồ. Chỉ có 2 người là Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Linh và Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng Đỗ Mười (ông Phạm Văn Đồng chỉ đi theo tháp tùng trong vai cố vấn) đã ký quyết định với Bắc Kinh tại Hội Nghị Thành Đô. Cho đến nay, lãnh đạo đảng CSVN tiếp tục giấu cực kín những gì đã ký. Tuy vậy, từ nội bộ đảng đã rò rỉ ra con số 2020. Đó là thời hạn hoàn tất tiến trình giao nạp chủ quyền Việt Nam cho Bắc Kinh — tức 30 năm kể từ ngày ký. Rõ ràng tiến trình này đã bắt đầu với từng phần biển đảo, từng vùng biên giới phía bắc, từng khu rừng đầu nguồn, từng vùng hiểm yếu ở Tây Nguyên và bờ biển, từng khu biệt lập của “công nhân” Trung Quốc, và từng khu vực kinh tế đang lặng lẽ rời khỏi chủ quyền của Việt Nam.

Không lẽ dân tộc Việt Nam chúng ta cứ ngồi chờ ngày đất nước này được Tập Cận Bình cho chết, trong khi giới lãnh đạo Đảng CSVN và gia đình họ tiếp tục vơ vét tài sản, chuẩn bị cho ngày cao bay xa chạy?

Nguồn: DienDanCTM

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.