Cảnh giác với con rồng Trung Quốc đang nhắm đến thống trị trong vùng

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Brad Nelson
17/03/2016

Đã đến lúc giới phân tích và học giả phải xem Trung Quốc như một cường quốc bành trướng. Với một tầng lớp lãnh đạo mới mang nhiều tham vọng, kể cả Tập Cận Bình, cộng với tự ái dân tộc gia tăng, và thêm xu hướng địa chính trị thuận lợi trong vùng, Bắc Kinh tìm cách tác động vào trật tự vùng để chiếm lấy thế thống trị tại Châu Á. Sau đây là nhận định của Tiến sĩ Brad Nelson, giám đốc Trung Tâm Xung Đột và Hòa Bình Thế Giới.

Rắc rối tại Biển Đông

Tuy các bình luận gia đôi khi cho rằng sự trỗi dậy của Trung Quốc có thể yên ổn và thanh bình, nhưng những sự việc gần đây không cho thấy điều đó. Bắc Kinh lao đầu vào một chiến dịch ngày càng hung hăng để áp đặt ưu thế quân sự và kinh tế lên trên vùng này.

Trong những năm gần đây, họ lập ra vùng nhận dạng phòng không trên vùng biển Đông Hải, gây khó chịu cho Nhật Bản và Nam Hản. Họ gây hấn với các tàu bè của Việt Nam và Phi Luật Tân trong vùng Biển Đông, đâm xấn vào và xịt vòi rồng.

Trung Quốc cũng dựng lên những cái mà quân đội Hoa Kỳ gọi là “lâu đài cát”; tức các đảo nhân tạo trong vùng Biển Đông với các ngọn hải đăng và phi đạo. Họ tạo ảnh hưởng lên Cam Bốt và Lào để gây chia rẽ trong khối ASEAN và làm vô hiệu hóa khả năng của khối ASEAN giải quyết việc tranh chấp lãnh hải. Bắc Kinh cũng ngoan cố từ chối các nỗ lực đa phương để giải quyết vấn đề, ngay cả từ chối hợp tác với tòa án trọng tài quốc tế đang cứu xét giá trị pháp lý của bản đồ chín vạch.

Đáng lo ngại hơn thế là nỗ lực toàn diện của Trung Quốc để lập ra một trật tự khác song song tại Châu Á – mà trong đó họ là đầu đàn về giao thương, tài chính, và một loạt các định chế và hiệp ước trong vùng. Và không có chỉ dấu gì cho thấy Trung Quốc giảm tốc con đường đến bá quyền trong vùng.

Thật vậy, chỉ trong tháng rồi, Trung Quốc đưa các giàn hỏa tiển phòng không và rađa đến các đảo trong vùng Biển Đông. Các hành vi này làm sự việc trầm trọng hơn. Chúng giúp Trung Quốc khả năng kiểm soát chủ quyền trên toàn Biển Đông. Và có xác suất là nếu không bị trừng phạt hay lên án, Trung Quốc sẽ tiếp tục nâng cấp sự hiện diện quân sự tại Biển Đông.

Động cơ của Trung Quốc

Người ta có thể cho rằng Trung Quốc chỉ đơn thuần lấy phản ứng đối với các công tác tự do hải hành của Hoa Kỳ gần đây tại Biển Đông – nỗ lực của Hoa Kỳ dường như muốn cho Bắc Kinh thấy là họ muốn đường biển tự do và họ vẫn muốn giữ ưu thế hải quân tại Châu Á. Hiểu một cách hạn hẹp, điều này có thể đúng. Nhưng khi nhìn những sự kiện này ở một bình diện rộng, chúng ta thấy là không đơn giản thế.

Thứ nhất, sự tự tin của giới lãnh đạo và người dân Trung Quốc có gia tăng. Họ thấy quốc gia họ đang đứng trước thềm vị thế cường quốc và sẵn sàng để nắm bắt lấy. Do đó không ngạc nhiên khi thấy họ không chấp nhận đứng sau Hoa Kỳ hay bất cứ quốc gia nào khác – trong vùng hay trên thế giới.

Chiều hướng này thấy rõ kể từ vụ khủng hoảng tài chính 2008, mà Trung Quốc chịu đựng vượt qua khá hơn các nước Tây Phương. Từ góc nhìn của họ, các định chế và hệ thống của Tây Phương không thành công hay lâu bên như Hoa Kỳ và Âu Châu thường cho là vậy. Hơn thế nữa, các cuộc chiến tốn kém của Hoa Kỳ trong thập niên 2000, dưới mắt của Bắc Kinh, chứng minh thấy giới lãnh đạo và chính sách của họ đẩy Hoa Kỳ vào chỗ kiệt quệ. Trong khi đó phương hướng của Trung Quốc về chính trị, kinh tế và ngoại giao cho thấy là có hiệu lực đối với những sự kiện quốc tế.

Một yếu tố quan trọng thứ nhì là các động lực địa chính trị diễn ra. Trung Quốc gia tăng các lợi ích quốc gia cho phù hợp với khả năng của họ. Nói cách khác, khi Trung Quốc trở nên hùng mạnh hơn, họ phải xác định lại lợi ích quốc gia một cách rộng hơn, đi từ một quốc gia hướng nội chuyên chú về giềng mối và ổn định nội bộ, chuyển sang một quốc gia thống trị trong vùng.

Ngoài ra, Trung Quốc nắm bắt cơ hội để bành trướng trong vùng, vừa về mặt quân sự và về mặt ảnh hưởng chính trị lên các nước láng giềng. Nói ngắn gọn, Trung Quốc thấy khoảng không quyền lực tại Châu Á và sẵn sàng chụp lấy. Bắc Kinh thấy rõ là Hoa Kỳ bị xao lãng và sa lầy tại Trung Đông, dính vào những cuộc chiến không bao giờ dứt chống lại các nhà độc tài và bọn khủng bố.

Có vẻ như Hoa Kỳ chưa hoàn toàn xoay trục về Châu Á hoàn toàn như dự tính. Trung Quốc đã dự đoán đúng tình huống này, đặc biệt là khi những nhân vật quan tâm về Châu Á như Hillary Clinton, Tom Donilon và Timothy Geithner, rời chính quyền Hoa Kỳ và được thay thế bởi các viên chức quan tâm đến Châu Âu và Trung Đông hơn.

Ngoài ra, việc tái quân bằng hay xoay trục của Obama diễn ra quá trễ. Đơn cử là Hải Quân Hoa Kỳ sẽ hoàn tất việc di chuyển lực lượng sang Châu Á vào năm 2020; nhưng đến lúc đó thì Biển Đông e rằng đã trở thành một cái hồ của Trung Quốc. Nếu vậy, thì từ đó Trung Quốc có thể lấn sang Ấn Độ Dương và xa hơn, thực hiện kế hoạch để lấn án Hoa Kỳ trong vùng.

Rủi ro kinh tế

Dĩ nhiên, có góc cạnh kinh tế cần đề cập đến nơi đây. Đặc biệt là tầm quan trọng về thương mãi tại Biển Đông rất lớn. Gần 40 phần trăm giao dịch thế giới đi ngang qua Biển Đông.

Viễn ảnh của bất ổn hay bạo động xảy ra giữa các phe tại Đông Nam Á sẽ làm tăng rủi ro cho giới đầu tư trong vùng. Nó có thể gây thêm bất an về kinh tế Trung Quốc, vốn đã gặp khó khăn khi tăng trưởng giảm, cổ phiếu chứng khoán đi xuống, nợ xấu, v.v…

Và với mối lo về bá quyền Trung Quốc trong vùng, có thể sẽ có thêm hậu thuẫn cho các đề xướng kinh tế của Tây Phương như TPP chẳng hạn trong các năm tới, có lẻ thúc đẩy những nước còn lừng khừng như Inđônêxia và Ấn Độ liên kết chặt hơn với Tây Phương.

Đối với Inđônêxia – đúng nghĩa thì không phải là quốc gia tranh chấp trong vùng Biển Đông, mặc dầu đang kiểm soát đảo Natuna với vùng biển gối lên với đường chín gạch – không ngạc nhiên khi họ tính đến việc tham gia TPP. Thêm một số quốc gia khác trong vùng cũng tính đến chuyện đó, mặc dầu điều đó sẽ không giúp làm bớt bất ổn và rủi ro mà Trung Quốc nhiều phần sẽ gây ra.

Hoàng Thuyên lược dịch

Nguồn: Global Risk Insights

Theo: Chân Trời Mới Media

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Đảng

Để chống lại sự lăng loàn, độc đoán của đảng, ở những nước đa đảng (như Mỹ, Pháp, Hàn, Nhật, Sing chẳng hạn), họ cấm tiệt việc sử dụng ngân sách phục vụ cho riêng đảng nào đó. Tất cả đều phải tự lo, kể cả chi phí cho mọi hoạt động lớn nhỏ, từ chiếc ghế ngồi họp tới cái trụ sở mà đảng sử dụng. Tham lậm vào tiền thuế của dân, nó sẽ tự kết liễu sự nghiệp bởi không có dân nào bầu cho thứ đảng bòn rút mồ hôi nước mắt mình làm lãnh đạo mình.

Ảnh chụp màn hình VOA

Nhóm trí thức Việt Nam đề nghị lãnh đạo chớ ‘nói suông,’ nên chân thành hoà giải

GS. TS. Nguyễn Đình Cống, người đã công khai từ bỏ đảng Cộng sản vào năm 2016 và là một thành viên ký tên trong bản kiến nghị, nói với VOA:

“Thực ra, đây là một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn. Nhân dân Việt Nam hy sinh xương máu của cả hai bên để mang lại một chiến thắng cho đảng Cộng sản. Còn đối với dân tộc thì chẳng được gì cả. Nó chỉ mang lại được sự thống nhất về mặt lãnh thổ thôi. Còn sau chiến thắng ấy, không giải quyết được vấn đề đoàn kết dân tộc. Đảng thì được. Đảng được vì đạt được chính quyền toàn quốc. Còn dân tộc thì việc hoà giải dân tộc mãi cho đến bây giờ vẫn chưa thực hiện được.”

Ngày 30 Tháng Tư, người Việt ở hải ngoại gọi là ngày mất nước, ngày quốc hận. Ảnh minh họa: David McNew/Getty Images

Không cần hòa giải, cần đấu tranh!

Bốn mươi chín năm đã đủ lâu để những người có suy nghĩ đều nhận ra sự thật không ai là “bên thắng cuộc,” cả dân tộc là nạn nhân trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Gần nửa triệu thanh niên miền Bắc, 280.000 thanh niên miền Nam bỏ mạng, 2 triệu thường dân vô tội chết trong binh lửa – đó là cái giá máu mà dân tộc này đã phải trả cho cái gọi là công cuộc “giải phóng miền Nam.”

Nhà thờ Đức Bà ngay trung tâm Sài Gòn, một thành phố từng được mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông. Ảnh minh họa: Chris Jackson/ Getty Images

Tựa vào di sản miền Nam tự do, tôi chọn đứng thẳng

Ba Mươi Tháng Tư, cứ đến gần ngày này là trái tim người miền Nam lại nhói đau. Tôi là một người thế hệ 8x, tuy chưa từng trực tiếp chứng kiến cuộc chiến “nồi da xáo thịt” của đất nước giai đoạn trước 1975, nhưng gia đình tôi, tồn tại hai dòng tư tưởng quốc gia và cộng sản, và ông bà tôi, cậu, dì tôi là những nhân chứng sống cho giai đoạn lịch sử này.