Căng Thẳng Biên Giới Việt Nam – Campuchia

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

26/7/2013

Radio Chân Trời Mới (Thanh Thảo): Tình hình biên giới giữa Việt Nam và Campuchia bỗng trở nên căng thẳng khi hàng ngàn nông dân Campuchia hôm 19/7 do sự xúi giục của một số phần tử quốc gia cực đoan trong đảng Cứu Quốc của ông Sam Rainsy, đã đến khu vực biên giới ở cột mốc 203 giữa Việt Nam và Campuchia đòi kiểm tra việc phân giới cắm mốc giữa Việt Nam và Campuchia.

Trong khi đó, Campuchia đã cử một phái đoàn quân sự gồm 23 tướng lãnh do Tướng Tea Banh, Bộ trưởng quốc phòng, lãnh đạo viếng thăm Bắc Kinh trong 5 ngày vào trung tuần tháng 7. Trong cuộc thăm viếng này, Bắc Kinh đã hứa viện trợ cho Campuchia ngân khoản 140 triệu Mỹ Kim cho quỹ phát triển.

Ngoài ra, hôm 22/7, Bộ trưởng công an CSVN Trần Đại Quang phát biểu tại hội nghị về quốc phòng an ninh và phát trỉển kinh tế xã hội tại Cần Thơ, cho rằng tình hình biên giới đã trở nên nghiêm trọng, đặc biệt là vùng Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ. Những diễn tiến xấu về tình hình biên giới nói trên chắc chắn phải có sự khuynh loát của Trung Quốc. Để tìm hiểu thêm vấn đề này xin mời quý vị theo dõi phần nhận định của ông Lý Thái Hùng, Tổng bí thư đảng Việt Tân trong chương trình hôm nay.

Thanh Thảo: Trước đây, phe đối lập tại Campuchia đứng đầu bởi Sam Rainsy thường nêu ra vấn đề biên giới để chống Việt Nam lẫn chính quyền Hun Sen. Tuy nhiên những lúc gần đây, chính ông Hun Sen cũng nêu lại vấn đề biên giới như việc Hun Sen viết thư nhờ Liên Hiệp Quốc cho mượn bản đồ gốc để đối chiếu với bản đồ mà CSVN đã dùng để phân định ranh giới với Campuchia từ năm 2005 đến nay. Tại sao Hun Sen lại làm như vậy vào lúc này thưa ông?

Lý Thái Hùng: Theo bản tin của tờ The Cambodia Daily hôm 16/7, ông Hun Sen, Thủ tướng Campuchia đã viết thư gửi cho nguyên thủ các nước Pháp, Hoa Kỳ và Anh, yêu cầu cung cấp bản đồ biên giới Campuchia cũng như sự xác nhận của chuyên gia là chính phủ của ông đã phân định đường biên một cách hợp pháp.

Trong thư gởi cho tổng thống Pháp, Hun Sen viết rằng vì Pháp là nơi xuất xứ tấm bản đồ trong đó phân định rõ đường biên giới của Campuchia với các quốc gia chung quanh mà đặc biệt là Việt Nam, vì thế ông yêu cầu tổng thống Francois Hollande cung cấp cho Phnom Penh bản sao của những tấm bản đồ đó.

Đối với Hoa Kỳ và Anh Quốc, ông Hun Sen cũng yêu cầu cung cấp bản sao tấm bản đồ với lý do lãnh đạo Anh và Mỹ đã hiện diện tại cuộc hòa đàm 1964 liên quan đến bản đồ biên giới Campuchia.

Việc làm của ông Hun Sen nói trên có hai dụng ý.

Thứ nhất là tránh né những đòn tấn công của phe đối lập khi bị phe này tố cáo là chính quyền Hun Sen đã đồng lõa với CSVN trong việc dùng 26 mảnh bản đồ Bonne của sở Địa dư Đông Dương xuất bản trước năm 1954 bị tẩy xóa, làm cơ sở pháp lý, để hai bên dựa vào đó mà giải quyết vấn đề hoạch định biên giới.

Nói cách khác là phe đối lập tại Campuchia đã dựng chuyện cho rằng một số trong 26 mảnh bản đồ Bonne đã bị cạo sửa, nên những đàm phán về biên giới giữa hai phía có sự bất công; theo họ thì đa số có lợi cho Việt Nam.

Thứ hai là chứng tỏ sự độc lập đối với CSVN, không phải là con cờ của CSVN dựng lên khi Hun Sen tuyên bố trên tờ Cambodia Daily vào ngày 16/7 rằng: Các nhà soạn thảo Hiến pháp 1993 đã mắc sai lầm khi xác định rằng bản đồ được xuất bản bởi chính quyền thực dân Pháp giai đoạn 1933 – 1954 là cơ sở duy nhất có giá trị pháp lý đối với phân giới cắm mốc biên giới.

Đây là những tuyên bố mang tính chất bóp méo sự thật của Hun Sen vì khi hiến pháp 1993 được soạn thảo, Hun Sen đóng vai trò là Bộ trưởng ngoại giao Campuchia nên biết rất rõ lý do vì sao chọn 26 mảnh bản đồ làm nền tảng để phân định biên giới Miên-Việt.

Nói tóm lại, việc Hun Sen tuyên bố mượn bản đồ của Liên Hiệp Quốc, Anh Pháp chỉ là một thủ đoạn chính trị, vừa trốn tránh trách nhiệm, vừa tiếp tay tạo ra làn sóng chống đối Việt Nam trên xứ Chùa Tháp.

Thanh Thảo: Ông đánh giá ra sao về việc Campuchia cử một phái đoàn gồm 23 sĩ quan cao cấp sang thăm viếng Bắc Kinh trong lúc tình hình biển Đông đang ngày càng căng thẳng?

Lý Thái Hùng: Việc Trung Quốc tung hàng triệu Mỹ Kim để giúp Lào và Campuchia nhằm lôi kéo hai quốc gia này theo Bắc Kinh đã khởi động từ năm 2007, khi CSVN đồng ý với Trung Quốc lập hai nhà máy khai thác Bauxite tại Tây Nguyên.

Nhưng Campuchia đã đi theo Trung Quốc và làm theo các nhu cầu của Bắc Kinh kể từ năm 2012 khi Campuchia, trên cương vị nước chủ nhà của Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN, đã đứng về phía Trung Quốc không chịu đưa vấn đề Biển Đông vào trong nghị trình thảo luận. Nhất là ngăn cản không chịu đưa vấn đề biển Đông căng thẳng vào trong bản tuyên bố chung ASEAN 2012.

Sau vụ này, Bắc Kinh đã cử nhiều phái đoàn sang viếng thăm và cố vấn cho Hun Sen bắt đầu tân trang quân đội. Cu thể là từ năm 2013, Bắc Kinh cấp cho Nam Vang khoản vay 195 triệu Mỹ Kim để mua 12 máy bay trực thăng quân đội Z – 9 của Trung Quốc. Tháng 5/2015 trước khi phái đoàn quân sự Campuchia viếng thăm Trung Quốc, Bắc Kinh cam kết cung cấp xe tải quân sự, phụ tùng, thiết bị và hóa chất cho quân đội Campuchia.

Ngoài ra từ năm 2014, Bắc Kinh đã lập ra Quỹ phát triển Campuchia để giúp cho Nam Vang tiến hành một số dự án xây dựng hạ tầng đường xá, nhà cửa, hệ thống nước, chung cư, với ngân khoản vừa viện trợ, vừa cho vay ODA lên đến 100 triệu Mỹ Kim.

Trong mối quan hệ chặt chẽ giữa Nam Vang và Bắc Kinh như vậy, sự kiện 23 tướng lãnh Campuchia cao cấp viếng thăm Bắc Kinh mang hai ý nghĩa.

Thứ nhất là Bắc Kinh muốn nắm chặt quân đội và công an Campuchia để buộc các tướng lãnh phải hết lòng phục vụ lợi ích của Bắc Kinh trên vùng bán đảo Đông Dương, đặc biệt là đứng về phía Trung Quốc trong vấn đề biển Đông.

Thứ hai là giới quân đội Campuchia chính thức nhận sự hậu thuẫn của Bắc Kinh hầu có thể “ăn thua” đủ với CSVN về tranh chấp biên giới.

Thanh Thảo: Sự kiện Campuchia để cho phe đối lập xách động người dân Miên đến gây hấn tạo ra những vụ xô xát tại khu vực biên giới giữa tỉnh Svay Rieng Campuchia và tỉnh Long An Việt Nam hôm 19/7 nhằm vào ý đồ gì thưa ông?

Lý Thái Hùng: Sau nhiều năm xúi giục và động viên người dân Miên chống lại Việt Nam để qua đó bành trướng các ảnh hưởng chính trị tại thủ đô, lực lượng đối lập do ông Sam Raimsy đứng đầu đã dùng chiêu bài chống Việt Nam để khuyếch trương thế lực.

Đa số người dân Miên còn rất nghèo và không quan tâm nhiều về tình hình, nhưng bị kích động về lòng yêu nước, về lãnh thổ thì dễ có những phản ứng bồng bột. Những xô xát khiến có tới 20 người bị thương hôm 19/7 vừa qua tại khu vực biên giớ Svay Rieng – Long An là một trong hàng loạt sự kiện do nhóm Sam Rainsy kích động.

Hôm đó, hàng ngàn người Campuchia do Đảng Cứu Quốc của ông Sam Rainsy dẫn đầu đã đến khu vực biên giới ở cột mốc 203 đòi kiểm tra việc phân giới cắm mốc giữa Việt Nam và Campuchia.

Tuy nhiên nếu sự kích động về biên giới để chống Việt Nam chỉ nhằm vào mục tiêu bành trướng ảnh hưởng chính trị để tranh giành quyền lực với phe Hun Sen thì chưa đáng quan tâm. Đàng này, chính Bắc Kinh đã kín đáo nhúng tay vào bằng cách giúp đỡ phương tiện cho đảng Cứu Quốc hoạt động, khiến cho vấn đề biên giới trở nên phức tạp và nguy hiểm.

Thanh Thảo: Tại sao Bắc Kinh lại dùng Campuchia để gây khó khăn cho CSVN?

Lý Thái Hùng: Đây là thủ đoạn của Bắc Kinh nhằm tạo ra những áp lực chính trị để buộc CSVN không thể thoát ra khỏi vòng kim cô “16 Vàng, 4 Tốt”.

Kề từ khi Trung Quốc mang giàn khoan HD 981 vào sâu trong thềm lục địa Việt Nam vào tháng 5/2015 và gần đây nhất là cho hút cát, bồi đắp 7 bãi đá chiếm của Việt Nam vào năm 1988 thành 7 đảo nhân tạo, CSVN không còn coi Trung Quốc là chỗ dựa an toàn và bắt đầu tiếp cận với Hoa Kỳ, Nhật Bản, Phi Luật Tân để chống lại sự bành trướng của Trung Quốc trên biển Đông.

Trong khi đó, để kiểm soát biển Đông và nhất là để đối phó với chính sách xoay trục về Á Châu Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, Trung Quốc không thể để mất Việt Nam. Nói một cách khác là Bắc Kinh không thể để cho Hà Nội bắt tay với Mỹ và Nhật để chống lại chính sách bành trướng trên biển Đông.

Do đó mà Bắc Kinh đã một mặt tiếp tục ve vãn CSVN để nằm yên trong quỹ đạo Trung Quốc. Mặt khác, Bắc Kinh sẽ dùng Campuchia – kích động lòng hận thù Việt Nam của dân Miên – để tạo ra những xung đột biên giới, từ biểu tình phản đối cho đến những xung đột vũ trang như cuối thập niên 70.

Khi CSVN vừa phải đối phó với các đòn đe dọa của Bắc Kinh ở biển Đông và biên giới phia Bắc, cùng lúc phòng chống những gây rối của Campuchia ở vùng biên giới Tây Nguyên và Tây Nam, phải đương đầu với tình trạng kinh tế khó khăn và bất ổn chính trị, chắc chắn Hà Nội sẽ gặp rất nhiều khốn đốn.

Chính vì nắm được tâm lý lo ngại của CSVN như vậy mà Trung Quốc đã mời một lúc 23 sĩ quan cao cấp của Miên viếng thăm Bắc Kinh hồi tuần qua là nhằm chuẩn bị cho thế trận nói trên.

Thanh Thảo: Với tư cách là người lãnh đạo của một lực lượng đấu tranh cho sự tự do dân chủ Việt Nam, theo ông thì sự căng thẳng về tình hình biên giới hiện nay giữa CSVN và Campuchia xuất phát từ đâu và làm sao có thể giải quyết rốt ráo?

Lý Thái Hùng: Vấn đề căng thẳng về biên giới giữa Việt Nam với Campuchia không phải là vấn nạn đặc thù của riêng hai nước, mà là những chuyện thông thường xảy ra ở hầu hết các quốc gia có đường biên giới chung.

Những khó khăn mà Việt Nam và Campuchia đối diện hiện nay xuất phát từ hai yếu tố: Những xung đột do lịch sử để lại chưa có điều kiện giải quyết rốt ráo; chưa có đàm phám dựa trên những chính quyền thực sự đại diện người dân.

Chính vì lẽ đó mà những đàm phán, những hiệp ước ký kết giữa Việt Nam và Campuchia không thực sự giải quyết vấn đề mà chỉ mang tính tạm bợ, lâu lâu lại bùng lên khi có những tranh chấp do biến cố chính trị ở bên trong hay bên ngoài tác động.

Do đó để giải quyết những căng thẳng biên giới Việt-Miên một cách rốt ráo, chúng ta cần phải làm 3 việc sau đây:

Thứ nhất là phải có một chính quyền thực sự đại diện chính thức cho hai dân tộc bởi chính lá phiếu chọn lựa của người dân qua một cuộc bầu cử tự do, dân chủ và trong sáng.

Thứ hai là phải dựa trên một loại bản đồ phân định biên giới có sự tín nhiệm cao nhất, tức là có những chi tiết phân định hợp lý mà hai quốc gia đồng ý dùng làm cơ sở để đàm phán.

Thứ ba là việc đàm phán không thể diễn ra gấp rút và hành xử bạo lực để bắt bên này, bên kia tương nhượng, mà phải luôn luôn đặt trên quyền lợi của hai dân tộc – độc lập từ những chi phối chính trị của các thế lực ngoại bang.

Một mai khi Việt Nam không còn ách độc tài cộng sản, sự thành lập một chính quyền dân cử thật sự sẽ góp phần rất lớn trong việc giải quyết những khó khăn và phức tạp trong mối quan hệ Việt Nam và Campuchia hiện nay.

Thanh Thảo: Xin cảm ơn ông Lý Thái Hùng.

Nguồn: Radio Chân Trời Mới

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.