Các Nhà Bất Đồng Chính Kiến Xử Dụng Internet Mở Ra Một Lối Đi Mới

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Dùng VoIP để nói chuyện qua mạng Internet, hàng ngũ nhỏ bé và già cả của các nhà bất đồng chính kiến, tuyển lựa những người trẻ tuổi hơn.

Hà Nội — Lê Quốc Quân chắc chắn rằng có Ông Lớn đang nghe ngóng. Ðón mừng một phóng viên ngoại quốc tại một câu lạc bộ ở Hà Nội, ông Quân đưa một ngón tay lên môi (ra hiệu giữ im lặng), và đưa thẳng một mạch đến một phòng họp nơi các doanh nhân đang ngồi nghe một buổi thuyết trình.

Tự kỷ ám thị? Không có ở Việt Nam đâu. Các tổ chức nhân quyền cho biết nhà nước cộng sản luôn dò dẫm các cuộc nói chuyện, những cú điện thoại di động, điện thư và sinh hoạt trên mạng Internet của các nhà bất đồng chính kiến như ông Quân, một luật sư đã bị bỏ tù 100 ngày vào mùa xuân trước vì những cáo buộc làm gián điệp cho cơ quan tình báo CIA.

JPEG - 99.1 kb

Các nhà bất đồng chính kiến thường bị tịch thu máy tính hoặc bị cắt đứt mạng Internet. Ðiện thoại bị nghe ngóng và nhà bị đặt máy nghe lén. Sự theo dõi rất là cặn kẽ đến nỗi công an có thể nhào vô các dịch vụ Internet để bắt giữ ngay các thành phần bất đồng chính kiến khi họ hy vọng rằng họ có thể tránh khỏi sự theo dõi (của nhà nước) bằng cách trà trộn vào đám đông.

Chỉ mới hồi tháng trước đây, toà án tối cao của Việt Nam đã tuyên phạt 2 người được gọi là các nhà bất đồng chính kiến xử dụng Internet (cyber-dissidents) với những bản án đến 3 và 4 năm tù vì loan truyền thông tin “tuyên truyền chống nhà nước” trên mạng Internet và bằng tài liệu in ấn. Nhưng ông Quân và những người như ông đã tìm ra một lối khác để tránh sự dòm ngó của nhà nước. VoIP, hay còn gọi là Ðàm thoại qua giao thức Internet (Voice over Internet Protocol), thì khó theo dõi hơn các phương tiện truyền thông khác. Bằng cách dùng dịch vụ VoIP như Skype hay Paltalk, mà người xử dụng có thể gọi điện thoại qua Internet, các nhà bất đồng chính kiến có thể bàn thảo các kế hoạch, tổ chức các buổi hội họp, hoặc luân chuyển các thỉnh nguyện thư mà mật vụ của nhà nước không nghe thấy được — họ hy vọng là như vậy.

VoIP, phát âm là “voyp”, chuyển các bài nói chuyện qua mạng Internet bằng các tín hiệu âm thanh digital. Bất cứ người nào có một trương mục với Skype, là một công ty cung cấp dịch vụ điện thoại Internet lớn do hãng eBay làm chủ, đều có thể nói chuyện qua một máy tính với bất cứ ai khác cũng có một trương mục với Skype.

“Thật là tuyệt vời. Kỳ diệu”, ông Quân nói. “Nói chuyện qua điện thoại thì bảo đảm là không an toàn tại Việt Nam. Bằng cách này chúng tôi có thể trao đổi một cách chắc chắn hơn.”

Ông Quân cho biết rằng ông vừa mới dùng Skype để tổ chức môt buổi họp trên mạng với 8 nhà bất đồng chính kiến khác, để bàn thảo về việc đưa ra một thỉnh nguyện thư về vụ đàn áp của chế độ quân phiệt Miến Ðiện.

Ðể cho chắc chắn là nhà cầm quyền không nghe được gì, ông Quân thường dùng một hình thức VoIP khác cho phép người xử dụng đánh máy (chữ) được các lời nhắn trong khi họ đang nói chuyện. Bằng cách đánh máy phân nửa những gì mà ông muốn nói, và nói ra phần còn lại, ông Quân hy vọng sẽ đánh lạc hướng công an có thể đang nghe ngóng người này hoặc người kia.

JPEG - 2.6 kb
Ls. Lê Quốc Quân.

Ông Quân đưa ra một thí dụ: “[Nói:] Tôi sẽ gặp anh [đánh chữ:] tại câu lạc bộ Hà Nội [nói:] lúc 2 giờ chiều”. Một hình thức hữu ích khác cho phép người xử dụng nhìn vào các tài liệu trong khi họ vừa nói vừa đánh máy. Nếu ông Quân và các đồng sự của ông đang bàn thảo về, thí dụ như, một thỉnh nguyện thư hay một bản kháng thư, thì họ có thể tất cả cùng nhìn tài liệu đó trên màn hình. Ðể tránh sự dòm ngó của nhà nước, ông có thể nói: “Hãy nhìn vào đoạn số 3, các anh có đồng ý với đoạn ấy không?”. Các đồng sự của ông Quân chỉ đơn giản trả lời là có hay không, để đánh lạc hướng mật vụ nhà nước đang thò tai vào nghe ngóng.

Nhà trí thức bất đồng chính kiến Nguyễn Thanh Giang, 71 tuổi, nói rằng VoIP đã cho phép hàng ngũ nhỏ bé và già cả của các nhà bất đồng chính kiến, được tuyển lựa những người trẻ tuổi hơn. Hơn phân nửa dân số Việt Nam ở dưới tuổi 30 và con số những người xử dụng Internet đã nhẩy vọt từ chỉ có 200 ngàn vào năm 2000 lên đến 17 triệu 900 ngàn người, hay khoảng trên dưới 21 phần trăm dân số vào ngày hôm nay.

Vì nhà ông đang bị công an theo dõi, ông nói, bằng cách dùng Skype “Chúng tôi có thể liên kết với cả một thế hệ mới. Càng ngày càng nhiều người tham gia”

Ông Giang, là một giáo sư vật lý với các bài bình luận ủng hộ dân chủ đăng trên mạng Internet và bằng sách báo đã làm cho nhà nước rất khó chịu, nói rằng kinh nghiệm làm cho ông phải cảnh giác. Có một lần, công an xuất hiện trước nhà ông chỉ ngay sau lúc ông vừa thực hiện một buổi hẹn bằng điện thư với các viên chức Toà Ðại sứ Hoa Kỳ. Một lần khác, điện thoại bị cắt khi ông đang nói chuyện với một phóng viên nước ngoài. Công an đã nhiều lần tịch thu máy tính và máy in photocopy của ông, họ mang đi để tìm kiếm những dữ kiện đã được lưu trữ lại trong máy.

Nhiều nhà bất đồng chính kiến khác cũng kể lại những sự kiện tương tự. Ông Phạm Hồng Sơn, một trong những nhà bất đồng chính kiến xử dụng Internet nổi tiếng nhất Việt Nam, đã bị ở tù 4 năm vì đăng tải các bài bình luận về dân chủ trên mạng. Ông Sơn cho biết công an vẫn đang theo dõi ông kể từ lúc ông được trả tự do hồi năm ngoái. Ông nói rằng khi một phái đoàn của một tổ chức tự do tôn giáo Hoa Kỳ đến thăm nhà ông mới đây, thì 3 mật vụ công an đặt dụng cụ nghe lén bên nhà hàng xóm để nghe ngóng cuộc đàm thoại của ông ta.

“Chúng tôi phải dùng bất cứ loại vũ khí nào để chúng tôi có thể chống lại chứ”, ông Sơn dùng VoIP để nói chuyện với các nhà bất đồng chính kiến khác, thay đổi danh tính và mật ngữ liên tục để đánh lạc hướng những kẻ theo dõi ông ta.

GIF - 16 kb

Mạng Internet đã trở thành một chiến trường chính yếu giữa nhà nước độc tài và những người vận động cho tự do dân chủ. Chế độ cộng sản Trung quốc đã ngăn chận nhiều trang mạng trên Internet và dựa vào các công ty cung cấp dịch vụ Internet (ISP) để moi ra những tin tức về các thành phần đối lập. Mùa thu năm nay, chế độ quân phiệt Miến Ðiện đã cắt đứt hoàn toàn mạng Internet để ngăn ngừa không cho những thông tin về chiến dịch đàn áp phong trào tranh đấu dân chủ lọt ra ngoài.

Chỉ có VoIP là vũ khí mới nhất trong cuộc đấu tranh trên mặt trận kỹ thuật giữa các nhà bất đồng chính kiến và nhà cầm quyền. Ðể ngăn ngừa chế độ nghe ngóng các cú điện thoại di động, một số các nhà bất đồng chính kiến hay thay đổi số điện thoại của họ thường xuyên bằng cách mua SIM card mới –là một mảnh chip nhỏ bằng cỡ móng tay cái gắn vào sau máy điện thoại di động. Bằng cách này họ có thể gọi cho các nhà bất đồng chính kiến khác bằng một số, và bảo họ gọi lại bằng một số khác, tất cả đều dùng cùng một máy điện thoại di động. Môt linh mục bất đồng chính kiến bị khám xét có 146 SIM card khác nhau khi bị bắt giữ. Những người khác thì đơn giản là họ dùng nhiều máy, thay đổi giữa cái này và cái khác.

Một số các nhà bất đồng chính kiến thì mở một trương mục điện thư mới, mỗi khi họ gởi một tin nhắn, bằng cách xài các dịch vụ miễn phí và dễ dàng xử dụng như Hotmail hoặc Yahoo. Những người khác thì họ dùng cái gọi là anonymous proxies để tạo ra một nơi tạm thời lưu trữ những dữ kiện giữa họ và trang web họ đang xem. Khi liên kết vào môt proxy server, họ có thể truy cập vào một trang nhà chẳng hạn như trang nhà của Tổ chức Quan sát Nhân Quyền (HRW), mà không để lại địa chỉ (IP address) của máy nhà của họ. Vẫn có những người khác dùng các chương trình vượt tường lửa, các chương trình này cho phép người xử dụng Internet truy cập được vào những trang web bị nhà nước ngăn chận, như các trang có nội dung chống đối nhà nước, hoặc các diễn đàn dân chủ do người Việt hải ngoại mở ra.

Nhưng nhà nước Việt Nam có một toán đặc biệt thuộc Bộ Nội vụ chuyên môn về việc ngăn cản những trường hợp đi ngõ tắt này và có thể chỉ là vấn đề thời gian trước khi nhà cầm quyền tìm ra một cách để xen vào các cuộc đàm thoại bằng VoIP. Ngay cả bây giờ, theo bà Clothilde Le Coz, người đứng đầu ban Tự do Internet của Tổ chức Phóng viên Không Biên giới, thì “chúng tôi không thật sự biết chắc chắn là nó có an toàn hay không”.

“Kỹ thuật tinh vi, bề rộng và hiệu quả của màng lưới sàng lọc Internet của Việt Nam gia tăng với thời gian, lại được tăng cường với một lô những luật lệ luôn được thêm ra thắt vào, và sự cấm đoán đang áp đặt trên những sinh hoạt Internet.”, theo một báo cáo hồi năm ngoái của OpenNet Initiative, là một tổ chức của giới khoa bảng nghiên cứu về vấn đề tự do trên mạng Internet.

Dưới Luật Công nghệ Thông tin được thông qua vào ngày 22/6/06, được coi là bất hợp pháp khi dùng các nguồn tài nguyên Internet để chống đối nhà nước, kích động chống đối nhà nước, làm mất ổn định an ninh, kinh tế hay trật tự xã hội Việt Nam, hoặc tiết lộ bí mật quốc gia. Các quán cà phê Internet và công ty cung cấp dịch vụ Internet phải gắn các chương trình software để theo dõi và lưu trữ chi tiết của những người xử dụng.

Tương tự như ông hàng xóm khổng lồ Trung Quốc, nhà nước Việt Nam đang cố để đạt được cả chì lẫn chài với Internet, họ khuyến khích việc dùng mạng để quảng bá gia tăng kinh tế nhưng lại cố tình kiểm soát những nội dung có thể đe doạ đến quyền kiểm soát của đảng cộng sản.

Nhà nước Việt Nam đã nương tay trong vấn đề bất đồng chính kiến hồi năm ngoái, khi họ đứng ra tổ chức diễn đàn Hợp tác Kinh tế Á châu – Thái Bình Dương (APEC) và chuẩn bị gia nhập Tổ chức Mậu dịch Quốc tế (WTO). Nhưng một khi đã an toàn vào WTO, nhà cầm quyền Viêt Nam lại một lần nữa giáng xuống cây búa tạ. Theo cơ quan Quan sát Nhân quyền (HRW) đặt tại Nữu Ước cho biết hồi tháng trước, thì gần 40 nhân vật bất đồng chính kiến đã bị bắt giữ kể từ năm ngoái. Hơn 20 người đã bị kết án tù dưới điều 88 của Bộ luật Hình sự., điều này xem việc có những “hành vi tuyên truyền chống nhà nước” là bất hợp pháp. Tổ chức Phóng viên Không Biên giới nói rằng 8 nhà bất đồng chính kiến xử dụng Internet hiện đang ở trong các nhà tù tại Việt Nam.

Ông Quân đã bị bắt giữ hồi tháng Ba sau khi trở về từ Hoa Kỳ, nơi ông dự một khóa tu nghiệp tại Cơ quan Hỗ trợ Dân chủ Quốc gia. Ông Quân cho biết, trong khi ông đang ở trong tù, thì một nhóm 8 công an mật vụ đã mò mẫm tìm tòi qua 3 máy tính điện tử họ tìm thấy ở nhà ông để tìm kiếm những dữ kiện hầu có thể buộc tội ông. Ông Quân được trả tự do vào tháng Sáu dưới áp lực từ phía Hoa Kỳ, chỉ trước khi Chủ tịch Việt Nam Nguyễn Minh Triết gặp Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush.

Với dáng người nhỏ thó đi đôi giầy mũi nhọn và vớ trắng, ông Quân là một người rất phấn khởi về những kỹ thuật mới như VoIP “có thể loan tải thông tin một cách nhanh chóng đến hàng triệu người”.

Ông Quân nói, “Kỹ thuật này làm tôi cảm thấy an tâm hơn”. Nhưng để cho chắc chắn, ông Quân vẫn để cái tivi mở ồn ào khi dùng Skype nói chuyện với những người đồng sự của ông, để tránh trường hợp những kẻ tò mò của nhà nước đã gắn một dụng cụ nghe lén trong nhà..

****

JPEG - 90.8 kb

Cyberdissidents Blaze New Path

Using VoIP to talk over the Internet, Vietnam’s small, aging dissident community recruits a new generation

MARCUS GEE
December 6, 2007 at 3:57 AM EST

HANOI — Le Quoc Quan is sure that Big Brother is listening. Greeting a foreign reporter at a Hanoi club, he puts his finger to his lips and leads the way into a meeting room where business people are listening to a presentation. Here, he explains in a low voice while taking a seat in a back row, the speech will drown out his voice if the state security police are listening.

Paranoia? Not in Vietnam. Human-rights groups say that the Communist government constantly snoops on the conversations, cellphone chatter, e-mails and Internet activity of dissidents such as Mr. Quan, a lawyer jailed for 100 days last spring on accusations of spying for the CIA.

Dissidents often have their computers seized or their Internet connections shut down. Phones are tapped and rooms bugged. Monitoring is so pervasive that police have even swooped down on Internet cafés to pick up dissidents who had hoped to avoid surveillance by blending into the crowd.

Just last month, Vietnam’s supreme court sentenced two so-called cyberdissidents to terms of three and four years in jail for distributing “anti-government propaganda” on the Internet and in print. But Mr. Quan and others like him have found a way to dodge the government snoops: VoIP, or Voice over Internet Protocol, is harder to monitor than other means of communication. Using VoIP services such as Skype or Paltalk that let users make phone calls over the Internet, dissidents can discuss plans, organize meetings or circulate petitions out of the hearing of government agents – or so they hope.

VoIP, pronounced “voyp,” sends speech over the Internet as digital audio signals. Anyone with an account with Skype, the big Internet telephone service owned by eBay, can talk through a computer to anyone else with a Skype account.

“It’s great. Amazing,” Mr. Quan says. “Talking by phone is absolutely not safe in Vietnam. This way we can communicate more securely.”

He says he recently used Skype to hold an online meeting with eight other dissidents to discuss sending out a petition on the crackdown by the military regime in Myanmar.

Just to be sure the authorities aren’t listening, Mr. Quan often uses a VoIP feature that lets users type messages as they talk. By typing half of what he wants to say and speaking the rest, he hopes to throw off police who may have tapped into one or the other.

Mr. Quan gives an example: “[Speaking:] I will meet you [typed:] at the Hanoi club [spoken:] at 2 p.m.” Another useful feature lets users look at documents as they talk and type. If Mr. Quan and his colleagues are discussing a petition or protest letter, for instance, they can all view the document on their computer screens. To thwart government snoops, he might say: “Look at paragraph number three. Do you agree with it?” His colleagues could then simply reply yes or no, to throw off government agents listening in.

Dissident scholar Nguyen Thanh Giang, 71, says that VoIP has allowed Vietnam’s small, aging dissident community to recruit younger people. More than half of Vietnamese are under 30 and the number of Internet users has jumped from just 200,000 in 2000 to 17.9 million, or roughly 21 per cent of the population, today.

“We can connect to a whole new generation,” he says using Skype because his house is watched by police. “More and more people are joining up.”

Mr. Nguyen, a physics professor whose pro-democracy essays online and in print have annoyed the government, says experience has made him wary. Once, police showed up at his house just after he made an appointment by e-mail with U.S. embassy officials. Another time, the phone went dead when he was talking to a foreign journalist. Police have seized his computer and his copying machine several times, taking them away to search for saved data.

Other dissidents report similar incidents. Pham Hong Son, one of Vietnam’s best known cyberdissidents, spent four years in jail for posting essays on democracy on the Internet. He says that police have been watching him since his release last year. When a delegation from a U.S. religious-freedom group came to his house recently, he says, three security agents set up listening equipment in his neighbour’s house to monitor his conversations.

“We have to use any weapon we can to fight back,” says Mr. Pham, who uses VoIP to talk to fellow dissidents, changing his ID and password often to throw off his minders.

The Internet has become a key battleground between authoritarian governments and campaigners for democracy. China’s Communist regime blocks many Internet sites and leans on Internet providers to divulge information on opponents. Myanmar’s military regime shut off Internet access altogether to prevent information getting out about its crackdown on a democratic protest movement this fall.

VoIP is only the latest weapon in the technological struggle between dissidents and authorities. To prevent the regime from listening in to their mobile phone calls, some Vietnamese dissidents change their phone number frequently by buying a new SIM card – the thumbnail-sized chip that mobile users install in the back of their phones. In this way, they can call a fellow dissident on one number and ask him to call back on another, all using the same phone. One dissident priest was found with 146 SIM cards when arrested. Others simply use several phones, switching between one and another.

Some dissidents set up a new e-mail account each time they send a message, using free, easy-to-use services such as Hotmail or Yahoo! mail. Others use so-called anonymous proxies to create a buffer between them and the websites they read. When they connect to a proxy server, they can call up a website such as, say, Human Rights Watch, without leaving behind the address of their home computer. Still others use firewall-busting programs that allow Internet users to gain access to websites that the government has blocked, such as anti-government, pro-democracy forums set up by Vietnamese living abroad.

But Vietnam has a special unit of its Interior Ministry devoted to thwarting these dodges and it may only be matter of time before authorities find a way to tap VoIP conversations. Even now, “we don’t really know for sure if it’s safe,” says Clothilde Le Coz, head of the Internet Freedom section of the media rights group Reporters Without Borders.

“The technical sophistication, breadth and effectiveness of Vietnam’s [Internet] filtering are increasing with time, and are augmented by an ever-expanding set of legal regulations and prohibitions that govern on-line activity,” the OpenNet Initiative, an academic group that studies Internet freedom, said in a report last year.

Under the Law on Information Technology passed on June 22, 2006, it is illegal to use Internet resources that oppose the state, incite opposition to the state, destabilize Vietnam’s security, economy or social order or disclose state secrets. Cyber cafés and Internet service providers are required to install monitoring software and to store information on users.

Like its giant neighbour, China, Vietnam tries to have it both ways with the Internet, encouraging Web use to promote economic growth but striving to control content that might threaten the control of the Communist Party.

Vietnam let up on dissent last year when it hosted the Asia Pacific Economic Co-operation forum and prepared to join the World Trade Organization. But, once safely in the WTO, it brought down the hammer again. New York-based Human Rights Watch said last month that nearly 40 dissidents have been arrested since last year. More than 20 have been sentenced to jail under Penal Code article 88, which makes it illegal to conduct anti-government propaganda. Reporters Without Borders says that eight cyberdissidents are currently in Vietnamese prisons.

Mr. Quan was arrested in March after returning from the United States, where he had a fellowship at the National Endowment for Democracy. While he was behind bars, he says, a group of eight security agents combed through the three computers they found at his house, looking for incriminating data. He was freed in June under U.S. pressure just before Vietnamese President Nguyen Minh Triet was to meet with U.S. counterpart George W. Bush.

A small man in pointy shoes and white socks, he is an enthusiast about new technologies such as VoIP “that can spread information quickly to millions of people.”

“Technology makes me more confident,” he says. But just to be sure, he leaves the television playing loudly when he uses Skype to talk to his colleagues, in case government snoops have put a bug in the room.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng, tuổi cao, sức yếu, và bị coi là ngày càng mất dần quyền lực. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vì sao chính trường CSVN rối ren?

Trong bối cảnh ông Trọng tuổi cao, sức yếu, và quyền lực suy giảm đáng kể, chiến dịch chống tham nhũng có thể bị suy giảm. Có ý kiến cho rằng “chiến dịch chống tham nhũng đang dần thoát khỏi tầm kiểm soát của ông Trọng và hiện giờ, chiến dịch chống tham nhũng được điều hành trực tiếp từ ông Tô Lâm, bộ trưởng Bộ Công An,” là điều đã được cảnh báo trước.

Ảnh minh họa: FB Nguyễn Tuấn

Bạn bè trên cõi mạng

Về nhà tôi nghĩ hoài về hiện tượng fb. Rất nhiều bạn tôi chưa bao giờ gặp ngoài đời, mà chỉ qua fb. Cũng chẳng sao. Tình bạn không phải chỉ là tiếp xúc hay tay bắt mặt mừng, mà có thể là tiếp xúc bằng trái tim và tâm hồn. Vậy là hạnh phúc rồi.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Tiểu ban Nhân sự đại hội đảng XIV chủ trì phiên họp đầu tiên của Tiểu ban hôm 13/3/2024 tại trụ sở Trung ương đảng. Ảnh: Vietnam Plus

Từ trường hợp ông Võ Văn Thưởng nhìn về công tác nhân sự

Nhưng thống kê lại chuỗi cán bộ cấp cao bị kỷ luật trong thời gian qua, phân tích bản chất, tìm đến nguyên nhân cốt lõi, thì đi đến kết luận rằng, công cuộc chống tham nhũng cần phải đẩy mạnh, tiến hành triệt để, nhưng phải cần đến các biện pháp khác có khả năng tiệu diệt nguyên nhân gốc rễ của quốc nạn tham nhũng.