CSVN không thể ngăn chận lòng yêu nước và các hoạt động dân chủ

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ngày 28 tháng 4 vừa qua, Bộ công an CSVN đã dàn dựng một bản tin và cho một số cơ quan truyền thông của chế độ loan tải về việc đã bắt giữ Tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân, đảng viên đảng Việt Tân ngay sau khi anh đến phi trường Tân Sơn Nhất vào ngày 17-4-2012.

CSVN cáo buộc rằng anh Nguyễn Quốc Quân về Việt Nam để thực hiện cái gọi là “kế hoạch kích động biểu tình, khủng bố nhằm phá hoại lễ kỷ niệm 30/4 và 1/5 năm 2012 tại Sài Gòn và một số tỉnh, thành phố.”

Đây là một cáo buộc hồ đồ nhằm xuyên tạc sự đấu tranh kiên cường và bất khuất của các nhà dân chủ, đồng bào yêu nước và bà con dân oan trước những áp bức độc tài, độc ác của đảng CSVN là do những kích động từ bên ngoài.

Xuyên tạc này còn nhằm gỡ thể diện cho chế độ trong lúc guồng máy đảng trị vừa rệu rã bên trong, vừa bị đồng bào cả nước chống đối mạnh mẽ và liên tục trong thời gian qua, mà những cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm lược, vụ Tiên Lãng, vụ Văn Giang là điển hình, và đang khiến chế độ phải lúng túng đối phó.

Việc CSVN thú nhận đảng Việt Tân đã liên tục đưa nhiều đảng viên về nước hoạt động dưới nhiều hình thức khác nhau và cáo buộc đó là những hoạt động khủng bố, phá hoại mà không có bất cứ một bằng chứng nào phổ biến cho công luận phán xét, cho thấy rằng chính CSVN đã tự tố cáo sự bất lực của họ trước cao trào đấu tranh Bất Bạo Động mà đảng Viêt Tân đã và đang chia xẻ cùng với các đoàn thể, đồng bào trong nước.

Hơn thế nữa, dàn dựng ra bản tin cáo buộc anh Quân “thực hiện kế hoạch kích động biểu tình, khủng bố nhằm phá hoại lễ kỷ niệm 30/4 và 1/5” đã biểu hiện tâm trạng lo sợ của CSVN khi đối diện ngày 30/4 mỗi năm. Lo sợ vì cái gọi là “giải phóng miền Nam nghèo đói” của 37 năm trước đây nay đã trở thành cơn ác mộng mà chế độ sẽ phải trả giá trước sự vùng dậy của người dân và sự phản tỉnh của những người đã từng một thời bị bịt mắt đi theo sự lừa bịp của lãnh đạo Hà Nội.

Cuộc đấu tranh cho tự do dân chủ tại Việt Nam bắt đầu ngay từ những ngày đen tối sau biến cố 30/4/1975.

Những đảng viên Việt Tân, từ Tướng Hoàng Cơ Minh, Dương Văn Tư, Lê Hồng, Ngô Chí Dũng cho đến Phạm Minh Hoàng, Dương Kim Khải, Nguyễn Thị Thanh Vân, Trương Văn Ba, Nguyễn Quốc Quân… đã tham gia vào dòng đấu tranh đó chỉ với một tâm nguyện duy nhất là: Sẵn sàng đồng cam, cộng khổ với đồng bào cả nước để giành lại tự do dân chủ cho người Việt Nam và độc lập cho đất nước trong nhiều thập niên qua.

Ngày nào mà người Việt Nam chưa được quyền sống trong nhân phẩm tôn trọng và làm chủ đất nước, ngày nào mà Việt Nam chưa thoát ra khỏi sự khống chế của tập đoàn Phương Bắc và bất cứ thế lực quốc tế nào, thì các đảng viên Việt Tân, trong cũng như ngoài nước, sẵn sàng chia xẻ gánh nặng đấu tranh với các đảng phái, tổ chức và đồng bào hầu mưu tìm một sự thay đổi tốt đẹp cho đất nước.

Không một người Việt Nam yêu nước nào, kể cả những người đã từng phục vụ trong guồng máy chế độ CSVN, mà không chia xẻ sự vui mừng của người dân Tunisia, Ai Cập hay Lybia qua cuộc cách mạng Hoa Lài vào đầu năm 2011, và nhất là những biến chuyển dân chủ hóa một cách ngoạn mục tại Miến Điện sau 20 năm bị khống chế dưới chế độ độc tài quân phiệt.

Anh Nguyễn Quốc Quân và nhiều đảng viên Việt Tân khác đang nỗ lực đem sự vui mừng đó đến với đồng bào cả nước để quyền làm người được phục hồi, người dân tham gia biểu tình chống xâm lược không còn bị bắt, bị đạp vào mặt và bị đưa vào trại “giáo dục”, đất đai nhà cửa của họ không còn bị nhà nước cướp trắng trợn.

Trong tinh thần đấu tranh bất bạo động, anh Nguyễn Quốc Quân và những đảng viên Việt Tân đang tiếp tục hành trình đấu tranh của Linh Mục Nguyễn Văn Lý, Luật sư Cù Huy Hà Vũ, anh Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Anh3saigon Phan Thanh Hải, chị Tạ Phong Tần và của nhiều nhà dân chủ, bà con dân oan khác vì mục tiêu Dân Chủ và Độc Lập cho Việt Nam.

Sự trở về của anh Quân là một thể hiện “đồng cam cộng khổ” với đồng bào trong nước, là một khẳng định về quyền sống, quyền yêu nước, quyền tranh đấu cho công lý và quyền lên tiếng chống lại những bất công đầy dẫy trên quê hương Việt Nam.

Trong lịch sử cận đại của Việt Nam, chưa có giai đoạn nào mà dân tộc ta phải trải qua thời kỳ đen tối như ngày hôm nay, khi một thiểu số lãnh đạo độc tài dựa vào một chủ nghĩa ngoại lai đã bị nhân loại vứt vào sọt rác lịch sử, tiếp tục nhượng biển, bán đất cho ngoại bang, khống chế người dân hầu giữ chặt quyền lực, làm đầy túi tham và trắng trợn chuyển giao cho con cháu của họ những đặc quyền, đặc lợi theo đúng nghĩa của thành phần mafia đỏ.

Nhìn rõ như vậy, nhân dịp tưởng niệm 37 năm Tháng Tư Đen năm 1975, chúng ta không thể để cho CSVN ngăn chận các nỗ lực đấu tranh vì dân chủ tại Việt Nam. Nhất là không cho thiểu số độc tài CSVN dùng bất cứ những từ ngữ gian xảo nào như khủng bố, phá hoại để bôi nhọ chính nghĩa đấu tranh vì dân chủ và nền độc lập quốc gia của những người Việt Nam yêu nước.

Tri ân và đền đáp công ơn những anh hùng, liệt nữ đã hy sinh cho Tổ Quốc nhân ngày 30-4 năm nay chính là cùng nắm tay thắp sáng ngọn lửa tin yêu và quyết tâm tranh đấu để xây dựng lại một Việt Nam tự do, dân chủ và nhân quyền được tôn trọng.

Lý Thái Hùng
29/4/2012.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh chụp màn hình VOA

Nhóm trí thức Việt Nam đề nghị lãnh đạo chớ ‘nói suông,’ nên chân thành hoà giải

GS. TS. Nguyễn Đình Cống, người đã công khai từ bỏ đảng Cộng sản vào năm 2016 và là một thành viên ký tên trong bản kiến nghị, nói với VOA:

“Thực ra, đây là một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn. Nhân dân Việt Nam hy sinh xương máu của cả hai bên để mang lại một chiến thắng cho đảng Cộng sản. Còn đối với dân tộc thì chẳng được gì cả. Nó chỉ mang lại được sự thống nhất về mặt lãnh thổ thôi. Còn sau chiến thắng ấy, không giải quyết được vấn đề đoàn kết dân tộc. Đảng thì được. Đảng được vì đạt được chính quyền toàn quốc. Còn dân tộc thì việc hoà giải dân tộc mãi cho đến bây giờ vẫn chưa thực hiện được.”

Ngày 30 Tháng Tư, người Việt ở hải ngoại gọi là ngày mất nước, ngày quốc hận. Ảnh minh họa: David McNew/Getty Images

Không cần hòa giải, cần đấu tranh!

Bốn mươi chín năm đã đủ lâu để những người có suy nghĩ đều nhận ra sự thật không ai là “bên thắng cuộc,” cả dân tộc là nạn nhân trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Gần nửa triệu thanh niên miền Bắc, 280.000 thanh niên miền Nam bỏ mạng, 2 triệu thường dân vô tội chết trong binh lửa – đó là cái giá máu mà dân tộc này đã phải trả cho cái gọi là công cuộc “giải phóng miền Nam.”

Nhà thờ Đức Bà ngay trung tâm Sài Gòn, một thành phố từng được mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông. Ảnh minh họa: Chris Jackson/ Getty Images

Tựa vào di sản miền Nam tự do, tôi chọn đứng thẳng

Ba Mươi Tháng Tư, cứ đến gần ngày này là trái tim người miền Nam lại nhói đau. Tôi là một người thế hệ 8x, tuy chưa từng trực tiếp chứng kiến cuộc chiến “nồi da xáo thịt” của đất nước giai đoạn trước 1975, nhưng gia đình tôi, tồn tại hai dòng tư tưởng quốc gia và cộng sản, và ông bà tôi, cậu, dì tôi là những nhân chứng sống cho giai đoạn lịch sử này.