Buổi hội thảo tại Washington DC về Tự Do Thông Tin – Phần 2

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Tin Nhanh Số 7 — Cuộc vận động cho nền Báo Chí Độc Lập tại Việt Nam

Phần 2 của cuộc hội thảo tại đài Á Châu Tự Do xoáy quanh chủ đề: Xã hội dân sự, chính quyền Hoa Kỳ, các công ty Internet có thể làm gì để hỗ trợ nền truyền thông độc lập tại Việt Nam.

Ban diễn giả bao gồm:

JPEG - 50.3 kb

Từ trái sáng phải: ông Jox Fox (Tổ chức ACCESS), ông Scott Busby (Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ), ông Đỗ Hoàng Điềm (Đảng Việt Tân), và bà Meredith Whittaker (Công ty Google)

Sau đây là phần tóm lược ý chính trong các trao đổi:

Ông Scott Busby: … Chào mừng các blogger đến từ Việt Nam. Mặc dầu bị kiểm duyệt nhưng các bạn vẫn mạnh dạn gióng lên tiếng nói… Về tự do internet trên toàn cầu, tôi mới đi dự hội thảo ở Estonia của tổ chức Freedom Online Coalition… Trên tiêu chuẩn đó, chúng tôi không hài lòng với Nghị Định 72 bóp nghẹt internet… Chúng ta cần lên tiếng cho từng blogger bị trấn áp. Chính phủ Hoa Kỳ đã lên tiếng về những trường hợp như Điếu Cày, Tạ Phong Tần, v.v…

Ông Đỗ Hoàng Điềm: … Khi các blogger tại đây trở về, họ sẽ gặp rất nhiều khó khăn… Nhà cầm quyền Việt Nam sẽ luôn dùng tù nhân lương tâm để làm vật mặc cả cho các thương lượng, hiệp ước với Hoa Kỳ… Ngược lại, các hiệp ước như TPP có thể được dùng làm đòn bẩy để áp lực tạo thay đổi về nhân quyền, hoặc đòi trả tự do cho các tù nhân lương tâm… Cuộc tranh đấu cho tự do internet toàn cầu cần sự hợp tác mật thiết của chính quyền Hoa Kỳ với các NGO, các công ty internet như Google, và các blogger tại Việt Nam…

Hỏi: Khi các blogger bị tấn công hàng ngày, đặc biệt bị trả thù khi trở về, thì chúng ta có thể làm gì cho họ?

Ông Scott Busby: … Quí vị có thể liên lạc với sứ quán Hoa Kỳ để biết được những xách nhiễu, trả thù đối với họ, gia đình họ…

Ông Jox Fox: … Chúng ta nên cung cấp đường dây nóng 24/24 cho giới blogger, giới hoạt động mạng tại Việt Nam … Chúng tôi đang thấy nhiều cuộc tấn công có tổ chức nhắm vào các nhà hoạt động và các blogger Việt Nam, như tấn công bằng mã độc, đặt bẫy phishing, và đủ loại tấn công khác…. Hỗ trợ thứ nhì là tạo nguồn tài trợ để mở lại các trang mạng đã bị phá hỏng …

Hỏi: Xin cho biết công ty Google có phải đi trên lằn ranh giữa nhu cầu thương mãi và nhu cầu ủng hộ các nhà hoạt động mạng không?

Bà Meredith Whittaker: … Hiện nay công ty của chúng tôi đang cố gắng lắng nghe từ mọi phía, đặc biệt từ những chuyên gia, blogger, nhà hoạt động có mặt tại chỗ. Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ quyền căn bản của con người về tự do ngôn luận…

Hỏi: Có nỗ lực nào để phát triển các giải pháp kỹ thuật để giúp giới hoạt động mạng không?

Ông Scott Busby: … Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ có tài trợ một số chương trình huấn luyện blogger về an toàn vi tính, an toàn mạng, các phần mềm giúp vượt tường lửa. Chúng tôi cần hợp tác gần gũi hơn nữa với những công ty như Google, và các hội đoàn xã hội dân sự để khai dụng hết các tài năng cho nhu cầu này….

Ông Jox Fox: … Nhân quyền không phải chỉ là trách nhiệm của các chính phủ mà còn là trách nhiệm của các công ty, đặc biệt về mặt áp dụng kỹ thuật. Hồ sơ nhân quyền tại Việt Nam rất tệ hại. Các công ty ngoại quốc đầu tư vào Việt Nam cần mở mắt thật lớn để nhìn rõ thực tế này …

Ông Đỗ Hoàng Điềm: … Về phần chúng tôi, chúng tôi còn phải nỗ lực hơn nữa để nâng cao tầm ý thức về tình trạng Tự Do Thông Tin tồi tệ tại Việt Nam… Chúng tôi cần giúp bảo vệ các nhà hoạt động, giúp huấn luyện chống virút, giúp các cách thức vượt tường lửa …

Bà Meredith Whittaker: …Tôi không thích lắm từ ngữ “tự do internet”. Vì tự do internet là một phần của nhân quyền cơ bản. Nên nhìn theo góc phải xây dựng kỹ thuật để hỗ trợ những quyền căn bản của con người. Và nhìn như vậy mới khỏi bị đóng khung chỉ trong phạm vi tự do internet …

Và sau đây là một vài chia sẻ ý tưởng cuối:

Ông Jox Fox: … Chúng ta cần có thêm những buổi hội thảo như thế này với nhiều thành phần khác nhau để trao đổi cho ra các giải pháp …

Ông Scott Busby: …Ngoại Trưởng Hoa Kỳ John Kerry đã đề cập đến trường hợp Việt Nam trong buổi hội thảo tại Estonia. Chính quyền Việt Nam xem internet như một mối đe dọa cho nhà nước…. Khi đại diện Bộ Ngoại Giao gặp đại diện Việt Nam trong những ngày tháng tới, chúng tôi sẽ đề cập đến các vấn đề này…

Ông Đỗ Hoàng Điềm: … Nhà cầm quyền Việt Nam đang gia tăng đàn áp vì phong trào blogger đang gia tăng động lượng. Nhà nước muốn trả đũa … Chúng ta rất cần với ra quảng đại quần chúng Việt Nam và vì thế cũng rất cần sự hỗ trợ của quốc tế…

Bà Meredith Whittaker: …Công ty Google mong sẽ có cơ hội làm việc chung để hỗ trợ nhân quyền và tự do ngôn luận tại Việt Nam …

Bà Libby Liu, Tổng Giám Đốc đài Á Châu Tự Do, lên tiếng cảm tạ phái đoàn Việt Nam và cử tọa trước khi tuyên bố chấm dứt buổi hội thảo.

JPEG - 58.2 kb

Huy Nhân, Thuận Quyên, Thanh Lan, Bảo Trang tường thuật
3 giờ 30 chiều ngày 1/5/2014 (giờ Washington DC)

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Giới thạo tin cho rằng “lò” có thể sẽ đốt cả bà Trương Thị Mai (phải), thường trực Ban Bí thư kiêm trưởng Ban Tổ chức Trung ương đảng. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vỡ bình, đất nước sẽ ra sao?

Công cuộc đốt lò của ông Nguyễn Phú Trọng cho đến nay, chẳng những đã thất bại, đã không trị được cội rễ của tham nhũng mà còn vượt ra ngoài tầm kiểm soát của ông ta. Rải rác đã có lời đồn đoán phen này không chừng chủ lò lại biến thành củi vì “trách nhiệm chính trị của người đứng đầu” khi hàng loạt đảng viên cao cấp – đảm nhiệm từ chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội, phó thủ tướng, bộ trưởng, bí thư, chủ tịch tỉnh đến tướng tá quân đội và công an – bị cách chức, bị tống giam đến mức “đã đủ nhân sự lập một chính phủ trong tù!”

Báo cáo viên đặc biệt của LHQ về tình trạng của người bảo vệ nhân quyền. Ảnh: Srdefenders

Báo cáo viên đặc biệt LHQ: Hà Nội cần chấm dứt đàn áp nhân quyền một cách có hệ thống

Hà Nội cần chấm dứt việc đàn áp một cách có hệ thống và sử dụng các điều luật bị cho “nguỵ tạo” để bắt giam các nhà hoạt đông bảo vệ nhân quyền.

Đây là khuyến nghị của một số các tổ chức nhân quyền quốc tế cùng với quan chức Liên Hiệp Quốc và dân biểu Thuỵ Sỹ lên tiếng nhân dịp Việt Nam tham dự phiên Kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) vào ngày 7/5/2024.

UPR 2024 – 5 năm nhìn lại tình hình nhân quyền tại Việt Nam

Universal Periodic Review, được gọi tắt là UPR, tức Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát là một cơ chế của Hội đồng Nhân quyền LHQ (UNHCR), được thiết lập từ năm 2006, nhằm cải thiện tình hình nhân quyền ở mỗi quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc. Để đạt được mục đích này, Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát thực hiện việc kiểm tra, đánh giá hồ sơ nhân quyền của mỗi quốc gia, và đưa ra khuyến nghị cho các vi phạm nhân quyền ở bất cứ nơi nào chúng xảy ra.

Vào ngày 7/5/2024 tới đây, tình hình nhân quyền Việt Nam được kiểm điểm trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát, chu kỳ thứ tư.