Bộ Giao Thông Vận Tải bó tay

Các tài xế phản kháng tại Trạm thu phí BOT Cai Lậy, Tiền Giang. Ảnh: Internet
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Thống kê của Bộ Giao Thông Vận Tải cho biết trên toàn quốc hệ thống BOT có gần 80 trạm thu phí hoạt động trên các tuyến đường bộ từ Bắc chí Nam. BOT (Build – Operate – Transfer: Xây dựng – Vận hành – Chuyển giao), là những công trình phục vụ công ích được mô tả là những dự án được đầu tư với kinh phí lớn lao. Từ năm 2011 đến nay, cũng theo Bộ Giao thông Vận tải đã huy động được hơn 186.000 tỷ đồng đầu tư dự án đường bộ theo hình thức hợp đồng BOT và BT (Xây dựng – Chuyển giao).

Nhưng có thật BOT đã đóng góp tốt đẹp cho vấn đề giao thông công cộng ở Việt Nam?

Sau một thời gian mang ra áp dụng, BOT đã để lộ nhiều bất hợp lý và bị những người trực tiếp có liên quan nhìn ra dễ dàng. Do đó hình thức BOT bị giới tài xế phản ứng mạnh mẽ, từ những hành động lẻ tẻ ở một vài địa phương Miền Bắc lan dần đến Miền Trung và Miền Nam như một ngòi nổ cháy chậm.

Cuối tháng 11, 2017, sự kiện BOT Cai Lậy thất thủ khiến trạm thu phí phải xả trạm nhiều lần trong ngày. Tại đây tài xế phản ứng bằng cách một mặt trả phí bằng tiền 500 ngàn VND để chờ lấy tiền thối, đồng thời có người trả phí bằng tiền lẻ 200 với dụng ý kéo dài thời gian qua trạm. CSCĐ được viện tới vô tình thổi bùng ngọn lửa tranh chấp, tạo thành một cuộc đối đầu gay gắt giữa chính quyền và người dân.

Lực lượng CSCĐ được huy động đến trạm BOT Cai Lậy hôm 30/11/2017. Ảnh: FB Bạn Hữu Đường Xa.
Lực lượng CSCĐ được huy động đến trạm BOT Cai Lậy hôm 30/11/2017. Ảnh: FB Bạn Hữu Đường Xa.

BOT Cai Lậy trở thành một điểm nóng trong cuộc tranh chấp dân sự lần đầu tiên mà những tài xế thường xuyên qua lại con đường này nắm được ưu thế chính nghĩa. Điều đáng nói là do chính nghĩa đó mà các tài xế được sự đồng tình ủng hộ mọi mặt của người dân địa phương sống chung quanh.

Những phân tích cặn kẽ cho thấy nhiều vấn đề sai lầm từ phía nhà đầu tư, dĩ nhiên phía sau nó là chính quyền địa phương lẫn trung ương. Quốc lộ 1 (hay quốc lộ 4 trước 1975) là con đường huyết mạch từ Sài Gòn đến Cà Mau qua nhiều tỉnh, thành phố quan trọng, đóng góp nhiều cho phát triển kinh tế cả nước. Khi BOT Cai Lậy ra đời, người ta nhận thấy xuất hiện một con đường “tránh” thị xã Cai Lậy dài 12 km. Nhưng nhà đầu tư đã đặt trạm thu phí ngay trên Quốc lộ 1 thay vì trên tuyến tránh. Đây là sự cố ý đặt trạm thu phí sai vị trí, vì họ có thể biết trước các phương tiện lưu thông không ai chọn đường tránh mà chỉ chọn hướng quốc lộ. Trong khi đường tránh được đầu tư 1000 tỷ đồng cho 12 Km thì Công ty Đầu tư Quốc lộ Tiền Giang chỉ bỏ ra 300 tỷ “rải thảm” 26 Km trên quốc lộ 1. Đây là cái cớ của nhà đầu tư và chính quyền gian xảo dùng để thu phí qua trạm cho cả hai đoạn đường. Trong khi đó đoạn đường 300 tỷ này chỉ sau một thời gian ngắn xử dụng thì đã đầy “ổ gà” lẫn “ổ voi” do kiểu làm ít ăn nhiều.

<i>Trạm thu phí BOT không nằm ở đường tránh mà được đặt ở Quốc lộ 1. Ảnh: zing.vn</i>
Trạm thu phí BOT không nằm ở đường tránh mà được đặt ở Quốc lộ 1. Ảnh: zing.vn

Bất cứ ai cũng có thể nhìn thấy sự phi lý của nhà đầu tư khi chỉ bỏ ra 300 tỷ mà lại bắt dân trả tiền trong một thời gian dài, trong khi 300 tỷ này là tiền thuế từ chính người dân đóng góp để làm tu sửa đường quốc lộ phục vụ lưu thông công cộng. Có tờ báo trong nước gọi BOT Cai Lậy là con đường “kỳ quặc”, một kiểu làm ăn của những kẻ bất lương được sự hỗ trợ tích cực của chính quyền địa phương, tổ chức thu phí như “lùa cá vào rọ”…

Sự giằng co ở BOT Cai Lậy kéo dài trở thành một vấn đề thời sự nóng bỏng có liên quan đến quyền lợi của số đông người. Vì vậy nó được dư luận mạng xã hội theo dõi chặt chẽ ngay cả truyền thông quốc doanh. Tuy Bộ Giao Thông Vận Tải đã cất công có nhiều cuộc họp để giải quyết nhưng đều thất bại. Vì chính quyền và bên đầu tư khăng khăng không thừa nhận sự sai lầm của mình trong việc cố tình đặt sai vị trí trạm thu phí. Mặt khác toàn bộ dự án BOT Cai Lậy cũng như hàng trăm dự án BOT khác trên toàn quốc ngay từ đầu thiết lập, đã hoàn toàn bỏ qua ý kiến và quyền lợi người dân. Nhà đầu tư cấu kết ăn chia với địa phương và Bộ nên hầu hết được chỉ định mà không thông qua thủ tục đấu thầu minh bạch.

<i>Sau làn sóng phản đối trạm thu phí đặt sai vị trí, ngày 4/12/2017, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ra chỉ thị tạm ngưng thu phí BOT Cai Lậy một tháng để giải quyết. Ảnh: Facebook." </i>
Sau làn sóng phản đối trạm thu phí đặt sai vị trí, ngày 4/12/2017, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ra chỉ thị tạm ngưng thu phí BOT Cai Lậy một tháng để giải quyết. Ảnh: Facebook.”

Trong phiên họp chính phủ ngày 4 Tháng 12, bó tay trước tình trạng không lối thoát, thủ tướng Phúc buộc phải ra lệnh ngừng thu phí từ 1 đến 2 tháng để Bộ GTVT đưa ra phương án giải quyết. Tuy nhiên cho tới nay, sau một tháng Bộ này vẫn chưa có phương án giải quyết tại trạm BOT Cai Lậy mà còn cho rằng cần ít nhất 2 tháng nữa vì các giải pháp đưa ra đều không khả thi.

Ba phương án: giữ nguyên vị trí hiện tại, di chuyển trạm vào đường tránh và xây thêm trạm trên đường tránh đều là những phương án giải quyết bất hợp lý chỉ nhằm bảo vệ túi tiền nhà thầu bất lương.

Một trong các lý do khiến Bộ GTVT bó tay thêm là chủ đầu tư cho tới nay vẫn bảo lưu quan điểm “tiền là trên hết” bất kể quyền lợi của người dân khi họ đã đóng thuế cầu đường để tu sửa quốc lộ. Chủ đầu tư không chấp nhận bất cứ điều chỉnh nào về vị trí đặt trạm dù đã đặt sai vì nó sẽ phá vỡ “phương án tài chính” của họ. Khi những con cá thoát lưới bén của BOT thì nhà đầu tư vô lương tâm chỉ còn có cách tháo dở BOT bán sắt vụn.

Được biết trước đây Trạm thu phí BOT Cai Lậy sau 15 ngày thu phí đã phải dừng lại từ ngày 15 Tháng 8, 2017 do phản ứng quyết liệt của tài xế. Đầu Tháng 12, 2017, BOT Cai Lậy tiếp tục thu phí trở lại nhưng chỉ sau 1 buổi sáng phải xả trạm hay nói cách khác là “thất thủ”.

Sự kiện BOT Cai Lậy thất thủ diễn ra thời gian vừa qua dù chỉ mới phản ảnh một phần đời sống xã hội người dân bị bóc lột bởi các thế lực chính quyền và tư bản ăn theo, nhưng nó cũng cho thấy nhiều điều.

– Sự đấu tranh của giới tài xế sở dĩ đạt kết quả lớn vì họ có chính nghĩa, biết đoàn kết trước sau như một chỉ nhắm một mục đích duy nhất là bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình. Họ cũng dễ dàng đạt được sự đồng tình của dư luận gần như trên cả nước vì điều dễ nhận thấy: không ai có thể dùng mưu mẹo để moi tiền người xử dụng quốc lộ công cộng, coi như một kiểu “bóc lột mặt đường”.

– Với một hệ thống BOT gấp rút lập ra giăng mắc từ Nam chí Bắc không được nghiên cứu đến nơi đến chốn, bỏ qua ý kiến người dân mà chỉ nhắm tới túi tiền thu đựơc khổng lồ, đó là một kế sách sai lầm. Vì thực ra đó chỉ là sự cấu kết lợi ích nhóm để cướp tiền đồng bào một cách trắng trợn. Trên thế giới nhất là các nước đang phát triển, chỉ có những con đường được đầu tư hoàn toàn mới người ta mới áp dụng phương thức BOT thu phí, phối hợp lợi ích chung của người dân với người bỏ vốn trong hợp lý về thời gian và số tiền phải thu. (Nhắc lại Xa Lộ Vành Đai Sài Gòn trước đây do Công binh Đại Hàn xây sau năm 1968 ngoài ý nghĩa chiến lược trong thời chiến tranh, thực chất nó cũng là một con “đường tránh” để xe cộ về Miền Đông khỏi đi xuyên qua Sài Gòn, nhưng không nghe nói có thu phí gì.)

– Hiện nay cuộc đấu tranh ở BOT Cai Lậy đã tạo được niềm hứng khởi chung, mở đường cho làn sóng đấu tranh hợp pháp, ôn hòa để chống những chính sách dân sinh sai lầm của Hà Nội. Bằng chứng là trong những ngày qua, các BOT Sóc Trăng – Sông Phan (Bình Thuận) – Phụng Hiệp (Cần Thơ) liên tục phản ứng bằng nhiều hình thức linh động, mới mẻ nhằm vô hiệu hóa việc lạm thu của hệ thống BOT.

Một khi chế độ còn cố thủ trong độc tài và tham lam vô độ, cuộc đấu tranh bảo vệ lợi ích sống còn của người dân sẽ không bao giờ dừng lại mà ngày càng mở rộng không lường để đưa đến những đổi thay tốt đẹp cho đất nước.

Thời kỳ đàn cừu của chàng Panurge chắc chắn đã lùi xa.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một phụ nữ dùng điện thoại di động ở trung tâm thành phố Hanava, Cuba hôm 17/3/2024. Ảnh: Reuters/ Alexandre Meneghini

Biểu tình lớn tại miền Đông Cuba trong bối cảnh mất điện, thiếu lương thực

Hàng trăm người ở thành phố lớn thứ hai của Cuba, Santiago, đã tham gia vào một cuộc biểu tình công khai hiếm hoi vào Chủ nhật 17/3, theo các phương tiện truyền thông xã hội và báo cáo chính thức, khiến Chủ tịch Cuba Miguel Diaz-Canel phải lên tiếng kêu gọi đối thoại trong một “bầu không khí của sự yên tĩnh và hòa bình.”

Ảnh minh họa: Philip Cheung/ the New York Times

Vì sao Nvidia dẫn đầu thị trường chip AI?

Với tổng giá trị cổ phiếu lên tới gần 2 nghìn tỷ USD, Nvidia hiện là công ty có giá trị lớn thứ ba ở Mỹ, chỉ sau Microsoft và Apple. Doanh thu của công ty trong quý gần đây nhất là 22 tỷ USD, tăng từ mức 6 tỷ USD cùng kỳ năm ngoái. Hầu hết các nhà phân tích đều kỳ vọng Nvidia, công ty kiểm soát hơn 95% thị trường chip AI chuyên dụng, sẽ tiếp tục phát triển với tốc độ chóng mặt trong tương lai gần. Nhưng chính xác thì điều gì làm cho chip của họ thật đặc biệt?

Cử tri xếp hàng tại một điểm bỏ phiếu ở Moscow, Nga, vào Chủ nhật 17/03/2024. Ảnh: AP

Bầu cử tổng thống Nga: Cử tri được kêu gọi đi bỏ phiếu ồ ạt vào 12 giờ trưa nhưng không bầu Putin

Hôm nay 17/03/2024 là ngày thứ ba, cũng là ngày cuối cùng trong kỳ bầu cử tổng thống Nga. Dưới sự trấn áp phe đối lập của điện Kremlin, dĩ nhiên Putin sẽ tái đắc cử tổng thống Nga. Dẫu vậy, để bày tỏ thái độ phản kháng chế độ, và để cho thấy phe đối lập vẫn tồn tại, các nhà đối lập kêu gọi cử tri ồ ạt đi bỏ phiếu lúc 12 giờ trưa nay, nhưng không bầu cho Putin.

Ảnh: FB tác giả (mượn báo Tiền Phong)

Văn hóa giữ nước và văn hóa tham nhũng

Cứ tới ngày 14/3 hàng năm, người Việt tưởng nhớ 64 cán bộ, chiến sĩ công binh hải quân Việt bị giết chết trong cuộc chiến đấu bảo vệ chủ quyền vùng biển, đảo Gạc Ma chống lại quân Trung Quốc xâm lăng năm 1988. Ngày đó luôn có một cụ già lụm cụm bày bàn cúng trên bãi biển, hướng ra biển, vái mời anh linh 64 liệt sĩ Trường Sa về hưởng. Trong số 64 người đó, có một người là con của cụ. Và cụ coi tất cả là con của cụ, những người bỏ mình bảo vệ quê hương!

Thời gian gần đây, nghe người ta nói nhiều tới chấn hưng văn hóa. Con số gần 15 tỉ đô-la Mỹ (350 ngàn tỉ đồng) được đưa ra như một yêu cầu của sự chấn hưng!

Để chấn hưng văn hóa chống xâm lăng như cụ Hoàng Nhỏ thể hiện cần bao nhiêu tiền?