Bộ Giáo Dục có tiếp tục làm và đồng tình với những việc phản giáo dục?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Như cộng đồng mạng đã biết khi đang là Thứ trưởng Bộ GDĐT, ông Phạm Vũ Luận đã ký một công văn tôi nghĩ chắc chắn được ghi vào lịch sử Ô NHỤC của ngành giáo dục Việt Nam. Đó là công văn cấm HS-SV biểu tình phản đối Trung Quốc xâm lấn lãnh hải, lãnh thổ, bắn giết ngư dân Việt Nam. Công văn này không những trái với hiến pháp, luật pháp hiện hành mà còn trái với cả đạo lý truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam. Có lẽ đó là “thành tích” cơ bản mà ông được tiến cử vào ghế bộ trưởng BGDĐT.

JPEG - 27.9 kb
Ông Phạm Vũ Luận, người đứng đàng sau công văn cấm HS-SV biểu tình phản đối Trung Quốc xâm lấn lãnh hải, lãnh thổ, bắn giết ngư dân Việt Nam.

Hàng chục năm qua với những hành vi tham nhũng tiêu cực ở trường Cao Đẳng Kinh tế-Kỹ Thuật Thương Mại như tôi đã tố cáo, hàng chục các cơ quan truyền thông báo chí đã phản ánh và lên tiếng, Thanh tra chính phủ đã kiểm tra và kết luận. Nhưng nhiều năm trôi qua, các cơ quan pháp luật của nhà nước CSVN bất động. Chắc ông Phạm Vũ Luận Bộ trưởng BGDĐT không quan tâm hay không biết?!?!?! Nên mới có chuyện Hiệu trưởng Nguyễn Quang Thư người ký và cấp 192 bằng Cao đẳng trái pháp luật (KL của TTCP), vẫn được phong tặng nhà giáo ưu tú.

Nay Hiệu trưởng – nhà giáo ưu tú này mới ký Thông báo kết quả họp hội đồng cơ sở (nhà trường) bỏ phiếu tán thành đề nghị xét tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú cho 5 nhân vật (danh sách chụp dưới kèm theo). Nếu nhìn vào Thông báo ta thấy tỷ lệ xét tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú này nó cũng gần tuyệt đối giống như cái tỷ lệ khi quốc hội họp quyết định một vấn đề gì đó Đảng đưa ra.

Nếu xét theo tiêu chuẩn quy định Nhà giáo ưu tú thì thông báo kết quả dạnh sách và tỷ lệ gần như tuyệt đối đó thực sự là một trò hề nhố nhăng. Tôi chỉ sơ qua 2 trong danh sách 5 nhân vật (có cả cô em gái của Bộ trưởng BGDĐT) được Hội đồng bỏ phiếu tán thành đề nghị xét tặng Nhà giáo ưu tú:

1. Ông Nguyễn Đăng Thủy – Trưởng phòng tổ chức cán bộ, tỷ lệ bỏ phiếu đạt 100%.

Ông này: Không giảng dạy nhưng vẫn được hưởng chế độ đứng lớp, phần trăm thâm niên giáo viên. Nếu kiểm tra truy thu khoảng tiền ông ta được hưởng trái với quy định của nhà nước nhiều năm qua thì chắc không phải là ít. Còn những chuyện khác tôi tạm gác lại chưa nói đến.

2. Ông Đặng Văn Tung – Trưởng phòng đào tạo, tỷ lệ bỏ phiếu đạt 90,9%.

Trước đây, khi tôi tố cáo việc thu tiền nghỉ học không phép của HS-SV trong nhiều năm là một việc làm trái pháp luật của nhà trường. Báo CAND về điều tra, Hiệu trưởng khi đó trả lời việc này diễn ra từ năm 1997, trưởng phòng đào tạo khi đó trả lời cùng lắm là năm 1996. Phóng viên đã xót xa mà thốt lên: Là một thầy giáo giảng dạy lâu năm ở trường mà ông Tung trả lời gọn lỏn “Mới diễn ra kỳ trước“?!?!?!

Khi ông Tung leo lên được chức Trưởng phòng đào tạo chưa có bằng Thạc sĩ ông này vẫn ký mọi giấy tờ tự phong cho mình là Thạc sĩ…

Tôi quả thật không muốn nói nhiều đến tư cách đạo đức nghề nghiệp lối sống cá nhân của những người đã và đang chuẩn bị được phong tặng ”Nhà giáo ưu tú” này. Nhưng buộc phải phác thảo vài nét sự thật để thêm một minh chứng cho hệ thống tư cách lãnh đạo giáo dục ở Việt Nam. Để những ai còn chưa nhận ra một điều đau xót trong chế độ chúng ta, vì sao những thằng nịnh hót lại thênh thang đất sống, sẵn sàng ”ngậm vòi đu đủ phùng mang trợn mắt thổi vào rốn cấp trên” … Để những ai còn chưa rõ về cái thiên đường XHCN dưới sự lãnh đạo duy nhất, ”tài tình và sáng suốt của đảng CSVN” đã và đang tạo ra một môi trường sống “Khốn nạn hay diệu kỳ, trắng trong hay rữa thối“. Để những ai còn quan tâm đến nền giáo dục Việt Nam xem Bộ GDĐT có tiếp tục làm và đồng tình với những việc phản giáo dục???

Và cuối cùng tôi cũng hy vọng với sự thật tôi viết ra, sẽ giúp những ai còn cảm thấy khó chịu khi đọc bức tâm thư của một du học sinh Nhật tại Việt Nam hãy nghiền ngẫm nên làm gì mà bớt đi sự nỗi đóa. Đừng “cúi rạp mình trước quyền lực”, ”làm người chúng ta không ai chịu cúi đầu”.

Hà Nội, ngày 10 tháng 3 năm 2014
Vũ Mạnh Hùng
Đ/c: 205C2 – Thanh Xuân Bắc
Thanh Xuân – Hà Nội
ĐT: 0902219982

Nguồn: DienDanCTM

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Việt Nam sẽ trải qua cuộc chính biến trong thời gian tới?

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ từ chức hay không sau khi trợ lý thân tín Phạm Thái Hà bị bắt? Tình hình chính trị Việt Nam sẽ ra sao trong thời gian tới khi thượng tầng chính trị đang rối loạn? Liệu cuộc sát phạt giữa hai phe trong đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ khiến nền kinh tế, chính trị trong nước bất ổn? Và làm sao để có được nền tự do dân chủ cho Việt Nam…

Đó là những vấn đề được phân tích sâu hơn trong hội luận của RFA, mời quý vị cùng theo dõi: Ông Lý Thái Hùng – Chủ tịch Đảng Việt Tân và Luật sư Vũ Đức Khanh – Tổng Thư ký Liên minh Dân tộc Việt Nam.

Tại sao Tập và Biden chọn gửi thông điệp về Đài Loan vào cùng một ngày?

Gần chín năm sau hội nghị thượng đỉnh lịch sử vào năm 2015, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và cựu Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu đã bắt tay nhau một lần nữa tại Bắc Kinh hồi tuần trước.

Hôm đó là ngày 10/04/2024, và trong cùng ngày tại Washington, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đón tiếp Thủ tướng Nhật Fumio Kishida tại Nhà Trắng.

Phải chăng chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên khi các cuộc thảo luận chính trị này được tổ chức trong cùng một ngày ở hai bên bờ Thái Bình Dương?

Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ở Hà Nội. Ảnh: Reuters

Việt Nam giải thích về 24 tỷ USD cứu SCB, chuyên gia nói ‘thuốc chữa bệnh’ quan trọng hơn ‘thuốc bổ’

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hôm 19/4 lên tiếng nói rằng việc “bơm tiền” quy mô lớn là để cứu cho Ngân hàng SCB không sụp đổ, không làm ảnh hưởng đến hệ thống tài chính quốc gia và sự an toàn của hệ thống các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế của VOA cho rằng khoản bơm hàng chục tỷ đô la trên chỉ là liều “thuốc bổ,” tạm thời hồi sức cho một bệnh nhân đang lâm trọng bệnh, biện pháp tái cơ cấu được giám sát chặt chẽ và minh bạch mới là liều thuốc chữa bệnh cho SCB và cả hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Người dân đổ xô rút tiền khỏi Ngân hàng SCB sau khi bà Trương Mỹ Lan bị bắt. Ảnh: FB Saigon Review

Bơm 24 tỷ USD cứu SCB: Việt Nam muốn tránh sự đổ vỡ có hệ thống

Nếu không có sự trợ giúp của chính phủ thì Ngân hàng SCB đã bị cạn tiền từ lâu rồi. Trong khi dư nợ của vốn huy động lên đến 30 tỷ đô la, nếu không có sự hỗ trợ của chính phủ thì ngân hàng [SCB] không có tiền để chi trả cho khách hàng gửi tiền và nó tạo ra một hiện tượng là người ta đến rút tiền hàng loạt và đưa đến cái sự đổ vỡ tức thì cho SCB.

Một khi SCB mà bị đổ vỡ thì nó tạo ra một hiệu ứng dây chuyền cho cả hệ thống ngân hàng Việt Nam. Đó là điều mà Ngân hàng Nhà nước và chính phủ rất lo lắng và phải tìm mọi cách để tránh sự đổ vỡ có hệ thống.