Biểu tình phản đối Formosa tại London

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Sáng nay 25.10.2016, Con Đường Việt Nam và Cơ sở Việt Tân tại Anh Quốc cùng nhau tổ chức một cuộc phản đối ôn hòa trước cửa Đại Sứ Quán Cộng Sản Việt Nam.

Mục đích của cuộc phản đối là đòi hỏi nhà cầm quyền CSVN phải trục xuất Formosa ra khỏi Việt Nam, bởi vì công ty nầy đã gây ra thảm họa môi trường khốc liệt nhất. Thiệt hại trước mắt là hàng triệu người Việt Nam ở 4 tỉnh miền Trung không còn có thể sống nhờ tài nguyên biển cả từ tháng 4/2016. Thiệt hại lâu dài là một vùng biển dài hơn 200 cây số bây giờ như là biển chết, mà phải mất 50 năm thì môi trường biển mới trở lại bình thường. Đoàn người phản đối đã đặt câu hỏi, hàng triệu dân chúng ở 4 tỉnh miền Trung làm sao có thể sống còn trong thời gian dài 50 năm đó?

Đoàn người phản đối là những người trẻ Việt Nam đã được sinh ra và lớn lên sau 1975. Họ phải bó trốn khỏi Việt Nam, chỉ vì không muốn bị trù dập, bị trả thù vì tiếng nói chân chính đòi hỏi một nước Việt Nam tự do, dân chủ thực sự. Đặc biệt là có những người trẻ sống ở Scotland, phải đi về London trước 1 ngày để kịp tham dự cuộc phản đối nầy.

Những người Anh qua lại trên đường đã dừng lại hỏi lý do phản đối. Họ đã được trao những tấm truyền đơn và bày tỏ sự cảm thông sâu xa với đoàn người phản đối.

Đoàn phản đối đã tự làm nhiều tấm biểu ngữ bằng tay, tấm bích chương hình cá chết trắng xóa trên biển, hình vẽ những con cá còn bộ xương v.v….. nói lên thảm họa mà người dân Việt Nam ở 4 tỉnh miền Trung đang chịu đựng từ tháng 4/2016.

Nhiều câu khẩu hiệu như “Down With Vietnamese Communists”, “Formosa get out of Vietnam”, “Human Rights For VietNam!” cùng với những bài ca “Trả Lại Cho Dân” của Nhạc Sĩ Trúc Hồ, “Việt Nam Tôi Đâu” của nhạc sĩ Việt Khang vang dội cả một góc đường.

Cảm động nhất là những người trẻ đã tổ chức một cuộc quyên góp tại chỗ để giúp cho Cha Đặng Hữu Nam với số tiền quyên được là £900.

Cuộc phản đối ôn hòa đã chấm dứt lúc 11 giờ 45 trong tinh thần hứng khởi vì đã cùng đồng bào trong nước đòi Formosa phải rời khỏi đất nước Việt Nam.

Nguyễn Trung tường trình từ London

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Tiểu ban Nhân sự đại hội đảng XIV chủ trì phiên họp đầu tiên của Tiểu ban hôm 13/3/2024 tại trụ sở Trung ương đảng. Ảnh: Vietnam Plus

Từ trường hợp ông Võ Văn Thưởng nhìn về công tác nhân sự

Nhưng thống kê lại chuỗi cán bộ cấp cao bị kỷ luật trong thời gian qua, phân tích bản chất, tìm đến nguyên nhân cốt lõi, thì đi đến kết luận rằng, công cuộc chống tham nhũng cần phải đẩy mạnh, tiến hành triệt để, nhưng phải cần đến các biện pháp khác có khả năng tiệu diệt nguyên nhân gốc rễ của quốc nạn tham nhũng.

Ông Võ Văn Thưởng tuyên thệ nhậm chức chủ tịch nước Việt Nam ngày 02/03/2023 trước Quốc Hội, Hà Nội, Việt Nam. Ảnh: AP - Nhan Huu Sang

Việt Nam: Chủ tịch nước bị cách chức, tổng bí thư bị tiếm quyền?

Có thể là một số người trong vòng quyền lực thứ nhất biết được tình hình sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng và tự cho phép khơi mào cuộc chiến hay còn gọi là cuộc đấu tranh nội bộ để giữ những vị trí cao nhất trong bộ máy Nhà nước Việt Nam. Có nghĩa là cuộc tranh giành kế thừa ông Trọng đã được phát động. (TS Benoît de Tréglodé, Giám đốc nghiên cứu Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp – IRSEM)

Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thương phát biểu trước giới truyền thông trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida tại dinh thủ tướng ở Tokyo, Nhật Bản, ngày 27 tháng 11 năm 2023. Ảnh: AP

Các nhà phân tích: Việc chủ tịch nước Việt Nam từ chức cho thấy đấu đá trong nội bộ đảng

Các nhà phân tích cho rằng việc Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thưởng từ chức trong tháng này, chỉ sau một năm trong nhiệm kỳ 5 năm, cho thấy sự đấu đá trong nội bộ đảng Cộng sản và tình trạng bất ổn chính trị tại Việt Nam, ảnh hưởng đến khả năng thu hút đầu tư nước ngoài.

Người dân Cuba biểu tình, đòi quyền sống, phản đối chính quyền gây nên tình trạng thiếu thốn nghiêm trọng lương thực, thực phẩm, điện... hôm 17/3/2024 tại TP. Santiago. Ảnh chụp màn hình video Aljazeera.com

Cuba

Trong 2 ngày 17 – 18/3 (2024) vừa rồi, truyền thông thế giới đưa tin hàng nghìn người, rồi cả vạn người dân Cuba đổ ra đường biểu tình.

… Họ, người Cuba biểu tình, đòi quyền sống, phản đối chính quyền gây nên tình trạng thiếu thốn nghiêm trọng lương thực, thực phẩm, điện. Trước đó mấy ngày, dân chúng cũng biểu tình sau khi nhà nước đột ngột tăng giá xăng đến… 500%. Họ không hô “tự do hay là chết” nữa, mà hô “dân chủ hay là chết,” “quyền sống hay là chết,” “lương thực hay là chết.”