Biết “rưng rưng” thế nào mới khá?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

So với loại phát biểu “tham nhũng như ngứa ghẻ” của Nguyễn Phú Trọng, hay “bán vé số có thu nhập cao” của Giàng Seo Phử, thì phải nói các phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nằm hẳn ở một tầng cao khác, từ “lòng tin chiến lược”, đến “dân được làm tất cả những gì luật pháp không cấm”, đến “không đổi lấy hữu nghị viển vông”.

Nhưng đến nay hầu như ai hiểu chuyện hậu trường đều biết ông Dũng chỉ cầm giấy đọc. Còn chữ nghĩa trong từng tờ giấy đó đều do ông Vũ Đức Đam viết. Ông Đam từng giữ chức Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (tức Văn phòng Thủ tướng) và nay là Phó Thủ tướng.

Nhưng cũng chính vì nhiều người biết chuyện đó nên họ càng ngạc nhiên với phát biểu của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại Hội nghị tổng kết niên học 2013-2014. Ông bảo: “Nếu chúng ta không giáo dục cho con cháu rưng rưng khi hát Quốc ca thì đất nước không thể giàu mạnh”. Báo chí càng loan tải câu này, người ta càng cười buồn, rồi xoay qua bàn tán.

Những phát biểu hoành tráng của ông Nguyễn Tấn Dũng ít ra cũng tạo tác động thán phục được vài tuần rồi mới biến mất khi người ta so với thực tế và so với các động thái của người nói. Còn phát biểu hoành tráng của ông Vũ Đức Đam lại tạo phản ứng khó chịu gần như lập tức. Tại sao thế?

Trước hết, ai cũng biết bản quốc ca Việt Nam hiện nay còn ngập đầy máu me, hận thù, giết chóc của thời xa xưa nên khá lạc hậu so với tiêu chuẩn văn minh nhân bản của thế kỷ 21. Nhưng đó vẫn không phải là lý do chính làm bật lên cảm giác cay đắng nơi người nghe.

Thật vậy, rất nhiều con người thuộc mấy thế hệ liên tiếp đã từng hát, từng khóc, từng sống dưới bản Tiến Quân Ca và cũng chính họ từ từ nhận ra bài quốc ca này chỉ là một phần trong toàn bộ bài bản tuyên truyền để đánh lừa cả một dân tộc. Cảm giác cay đắng đến từ nhận thức chính mình và biết bao bạn bè cùng thế hệ với mình đã bị lợi dụng không thương tiếc khi Đảng CSVN đánh đồng Đảng với tổ quốc Việt Nam; bắt buộc “yêu nước là yêu Chủ nghĩa Xã hội; bọc kín ý đồ mở rộng thế giới CS bằng máu người Việt Nam trong lá cờ giải phóng dân tộc; v.v…

Từ thời chiến tranh chống thực dân Pháp, đã có biết bao trường hợp trong lúc con đi bộ đội, rưng rưng hát bản quốc ca, sống chết ngoài chiến trường, thì cha mẹ ở nhà cũng rưng rưng bị đấu tố vì “Đội” chưa vét đủ con số địa chủ mà các cố vấn Tàu ấn định cho từng làng từng xã. Ngoài những vụ lớn như bà Cát Thanh Long Nguyễn Thị Năm, địa phương nào cũng còn đầy những câu chuyện phản bội tàn nhẫn. Ngay tại Hà Nội, người ta còn nhắc lại trường hợp một bà mẹ có con trai đang là trung đoàn trưởng Quân đội Nhân dân. Bà trước đó từng hiến cả trăm lạng vàng cho chính quyền cách mạng, nhưng vẫn là địa chủ bị án tử hình để làm “gương” cho kẻ khác. Hay trong số cháu nội của cụ Phan Bội Châu, có một người lúc đó là trung đội trưởng. Nhà ông rất nghèo, chỉ có 3 sào đất để nuôi sống 3 mẹ con, nhưng cũng bị quy là địa chủ đem ra đấu tố cho đủ chỉ tiêu.

Cả xã hội sau 1954 cũng chẳng may mắn gì hơn, bị ném ngay vào các chiến dịch cải tạo với đầy máu, nước mắt, và nhất là sự sợ hãi ngày đêm, từ Nhân Văn Giai Phẩm đến cải tạo công thương nghiệp đến bài trừ văn hóa đồi trụy, …. Ai còn rưng rưng nổi khi hát quốc ca?

Rồi thế hệ kế tiếp lại hát Tiến Quân Ca, lại bị ném vào cuộc chiến “Giải phóng Miền Nam, chống Mỹ cứu nước”, để đến khi chiến thắng thì chính lãnh đạo tối cao Lê Duẫn thừa nhận “Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, cho Trung Quốc”. Và đến phiên nửa nước còn lại đi qua giai đoạn cải tạo con người mới XHCN, bài trừ văn hóa đồi trụy, cải tạo công thương nghiệp, lập vùng Kinh tế mới. Cả nước lao vào nạn đói và sợ ngày đêm. Khi nhìn lại, ai cũng chỉ cảm thấy lợm giọng, buồn nôn chứ không sao rưng rưng hát quốc ca nổi.

Và càng gần với hiện tại thì càng khó hát quốc ca.

Hát sao nổi khi bia mộ của những bộ đội hy sinh trong 10 năm chống Trung Quốc xâm lược (1979 – 1989) bị đục bỏ? Sử sách, kể cả quân sử, bị tẩy xóa. Các thế hệ tương lai không còn biết ai giết họ, không biết lý do họ hy sinh. Lãnh đạo đảng ở các vùng biên giới chỉ tổ chức các phái đoàn đưa vòng hoa “Đời đời nhớ ơn Liệt sĩ Trung quốc” qua bên kia biên giới hàng năm.

Hát sao nổi khi toàn bộ anh hùng dân tộc, mà tuyệt đại đa số là lãnh tụ chống ngoại xâm từ Phương Bắc, theo chỉ thị năm 2014, đã bị hất ra khỏi danh sách những ngày quốc lễ. Ngay cả Quốc Tổ Hùng Vương cũng rớt xuống hàng “tỉnh lễ” mà thôi. Lòng yêu nước chống ngoại xâm truyền thống của dân tộc đang là điều lo lắng cho lãnh đạo và họ đang cố trấn áp bằng mọi giá. Thế thì lấy ai rưng rưng hát quốc ca?

Và hát sao nổi khi lãnh đạo vẫn cương quyết không cho dân giữ nước, và cũng nhất định không kiện Trung Cộng, không liên minh phòng thủ Biển Đông, và không bảo vệ ngư dân Việt. Sau mùa biển động năm nay, cảnh giàn khoan mọc như nấm quanh vùng Hoàng Sa gần như là chuyện đương nhiên. Ai còn thực sự yêu nước đều lo tìm cách Thoát Trung chứ chẳng ai muốn đóng kịch đứng hát quốc ca.

Đó là chưa kể vừa hé mắt nhìn vào tương lai đã thấy cảnh các con ông Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Văn Chi, Tô Huy Rứa, Nguyễn Bá Thanh, Lê Thanh Hải, … đang cùng bước lên ghế lãnh đạo. Nghĩa là tương lai đất nước Việt Nam sẽ tiếp tục con đường hiện tại, tiếp tục lùi xa hơn các nước trong vùng, mà nay đang thua cả Miến lẫn Miên. Rõ ràng không chỉ quốc ca, mà mọi thứ “quốc” lớn, “quốc” nhỏ khác, đặc biệt là Quốc Mạng (vận mạng quốc gia), đều chưa hề là của dân.

Thực tế đó chỉ để lại 2 loại rưng rưng thật trên đất nước Việt Nam hôm nay.

Một là loại rưng rưng như của TBT Nguyễn Phú Trọng khi đọc diễn văn kết thúc Hội nghị Trung ương 6 vì thất bại quá đau đớn. Với các sát phạt nội bộ kịch liệt trong cuộc chạy đua trước Đại Hội Đảng 2016, cảnh rưng rưng này sẽ còn nhân lên nhiều.

Hai là loại rưng rưng của những nạn nhân của chế độ: từ những người đang vào tuổi cuối đời nhớ lại các bạn mình đã bị cướp đi cả cuộc đời; đến những người trung niên cạn nước mắt, thẫn thờ nhìn đoàn công an đến cướp đi phương tiện kiếm sống duy nhất của gia đình; đến những cháu bé nhìn bạn chết trôi trên đường băng sông đi học hàng ngày.

Không ai buộc hết trách nhiệm các cảnh rưng rưng đó vào cổ ông Vũ Đức Đam, nhưng cũng không ai quên thực tế ông Đam là một trong những con ốc chính trong guồng máy đang tiếp tục tạo ra những cảnh rưng rưng này. Nếu thực sự muốn “đất nước giàu mạnh”, ông Đam dư biết cần phải làm gì. Chính các cựu ủy viên Bộ Chính Trị Trần Xuân Bách, Nguyễn Văn An đã chỉ con đường ra từ lâu lắm rồi.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.

Việt Nam sẽ trải qua cuộc chính biến trong thời gian tới?

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ từ chức hay không sau khi trợ lý thân tín Phạm Thái Hà bị bắt? Tình hình chính trị Việt Nam sẽ ra sao trong thời gian tới khi thượng tầng chính trị đang rối loạn? Liệu cuộc sát phạt giữa hai phe trong đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ khiến nền kinh tế, chính trị trong nước bất ổn? Và làm sao để có được nền tự do dân chủ cho Việt Nam…

Đó là những vấn đề được phân tích sâu hơn trong hội luận của RFA, mời quý vị cùng theo dõi: Ông Lý Thái Hùng – Chủ tịch Đảng Việt Tân và Luật sư Vũ Đức Khanh – Tổng Thư ký Liên minh Dân tộc Việt Nam.

Tại sao Tập và Biden chọn gửi thông điệp về Đài Loan vào cùng một ngày?

Gần chín năm sau hội nghị thượng đỉnh lịch sử vào năm 2015, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và cựu Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu đã bắt tay nhau một lần nữa tại Bắc Kinh hồi tuần trước.

Hôm đó là ngày 10/04/2024, và trong cùng ngày tại Washington, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đón tiếp Thủ tướng Nhật Fumio Kishida tại Nhà Trắng.

Phải chăng chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên khi các cuộc thảo luận chính trị này được tổ chức trong cùng một ngày ở hai bên bờ Thái Bình Dương?

Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ở Hà Nội. Ảnh: Reuters

Việt Nam giải thích về 24 tỷ USD cứu SCB, chuyên gia nói ‘thuốc chữa bệnh’ quan trọng hơn ‘thuốc bổ’

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hôm 19/4 lên tiếng nói rằng việc “bơm tiền” quy mô lớn là để cứu cho Ngân hàng SCB không sụp đổ, không làm ảnh hưởng đến hệ thống tài chính quốc gia và sự an toàn của hệ thống các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế của VOA cho rằng khoản bơm hàng chục tỷ đô la trên chỉ là liều “thuốc bổ,” tạm thời hồi sức cho một bệnh nhân đang lâm trọng bệnh, biện pháp tái cơ cấu được giám sát chặt chẽ và minh bạch mới là liều thuốc chữa bệnh cho SCB và cả hệ thống ngân hàng Việt Nam.