Biển Đông và những bối rối của Hà Nội hiện nay

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Radio Chân Trời Mới (Thanh Thảo): Từ ngày 17 đến 19 tháng 6 vừa qua, ông Phạm Bình Minh Phó thủ tướng kiêm bộ trưởng ngoại giao CSVN đã sang Bắc Kinh để tham dự Phiên họp Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam – Trung Quốc, với đại diện bên Trung Quốc là Ủy viên quốc viện Dương Khiết Trì. Tuy đây là cuộc họp thường niên, nhưng sự kiện ông Phạm Bình Minh đến Trung Quốc vào lúc tình hình Biển Đông đang nóng lên đáng để chúng ta lưu tâm, khi Trung Quốc tuyên bố sẽ bắt đầu xây dựng hạ tầng cơ sở trên các đảo nhân tạo và nhất là ông Nguyễn Phú Trọng chuẩn bị lên đường viếng thăm Hoa Kỳ từ ngày 5 đến mồng 9 tháng 7 sắp tới.

Trong khi đó thì dư luận Việt Nam cũng đang nóng lên với hai sự kiện. Thứ nhất là tàu Trung Quốc đã cướp tất cả những hải sản đánh bắt được của ngư dân Việt Nam. Thứ hai là Bắc Kinh cho loan truyền trên mạng internet một phim hoạt họa nhục mạ Việt Nam, cho người Việt Nam là loài khỉ với bản tính tráo trở và vô ơn. Để tìm hiểu thêm vấn đề này, xin mời quý thính giả theo dõi phần nhận định sau đây của ông Lý Thái Hùng, Tổng Bí Thư Đảng Việt Tân trong chương trình hôm nay.

Thanh Thảo: Giới quan sát quốc tế cho rằng cuộc họp giữa ông Phạm Bình Minh và ông Dương Khiết Trì không thể không đề cập tới những vấn đề “nóng” đang nảy sinh, sau khi Bắc Kinh thông báo về việc hoàn tất cải tạo các đảo và bắt đầu tiến trình xây dựng hạ tầng cơ sở trên các đảo nhân tạo này. Ông nhận định ra sao về cuộc họp lần này và liệu phía Việt Nam có lên tiếng phản đối mạnh hay không?

Lý Thái Hùng: Đây là phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương giữa CSVN và Trung Quốc nhằm thảo luận về những gì mà hai phía đã cam kết thực hiện nên tôi không nghĩ là ông Phạm Bình Minh và Dương Khiết Trì đi sâu vào vấn đề biển Đông.

JPEG - 102.8 kb
Ông Phạm Bình Minh và Ủy viên Quốc vụ Dương Khiết Trì

Mặc dù dư luận Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung rất quan tâm đến công bố mới đây vào ngày 16/6 vừa qua của phát ngôn nhân Trung Quốc là việc bồi lấp các đảo, bãi đá “sắp hoàn thành trong thời gian tới” và Trung Quốc sẽ chuyển sang xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ các mục đích dân sự và quân sự đã định”, nhưng nó sẽ không được đưa vào nghị trình họp vì cả hai đều cố tránh né.

Theo như loan tải của báo chí về nội dung cuộc họp giữa ông Phạm Bình Minh và ông Dương Khiết Trì thì hai phía chỉ bàn thảo những gì mà cấp cao của hai bên đã đồng ý từ trước. Liên quan đến biển Đông, hai phía vẫn tiếp tục tránh né tấn công nhau trên bàn hội nghị, núp đàng sau cái gọi là “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc” hay là luôn luôn nhắc đến điệp khúc “không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp; xử lý kịp thời thỏa đáng vấn đề nảy sinh, duy trì đại cục quan hệ Việt-Trung và hòa bình, ổn định ở Biển Đông”, để tạo một hình ảnh giả tạo là quan hệ Việt Trung vẫn tốt đẹp.

Nói cách khác là nếu có những chỉ trích lẫn nhau thì Bắc Kinh và Hà Nội để cho cấp cán bộ thừa hành lên tiếng, còn trên thượng tầng từ cấp thứ trưởng trở lên, hai phía đều cố tránh né phê phán. Đây là thủ thuật của Trung Quốc muốn chứng tỏ với dư luận bên ngoài rằng Bắc Kinh vẫn còn khống chế được Hà Nội.

Riêng CSVN thì dù có bực mình Trung Cộng về những thủ đoạn bành trướng ở biển Đông gần đây, cũng không dám lên tiếng mạnh mẽ vào lúc này vì Hà Nội biết rất rõ là họ sẽ gặp nhiều khó khăn hơn là thuận lợi nếu họ chưa thoát ra khỏi vòng kim cô “16 Vàng, 4 Tốt” mà Bắc Kinh đã tròng lên đầu Hà Nội từ sau Hội nghị Thành Đô năm 1990 cho đến nay

Thanh Thảo: Theo ông thì lý do gì CSVN đã không có những phản ứng mạnh mẽ như vậy?

Lý Thái Hùng: Từ khi xảy ra vụ Trung Quốc mang giàn khoan HD 981 vào sâu trong thềm lục địa Việt Nam vào tháng 5/2014, CSVN đã thấy rõ Trung Quốc không những không còn là chỗ dựa an toàn mà còn có thể trở thành “ngòi nổ”, tạo ra sự bùng vỡ trong nội bộ về các hành động bá quyền của Bắc Kinh trên biển Đông.

Muốn đi tìm chỗ dựa mới và thoát ra khỏi vòng kiềm tỏa của Bắc Kinh, Hà Nội chỉ còn có thể tìm đến Hoa Kỳ và Nhật Bản. Nhưng đại đa số lãnh đạo CSVN không tin Hoa Kỳ và Nhật Bản dù đã mở rộng bang giao từ 20 năm trước đây. Lãnh đạo Hà Nội vẫn còn coi Hoa Kỳ là một quốc gia nguy hiểm, luôn luôn mang “diễn biến hòa bình” để khuynh loát tình hình chính trị tại Việt Nam.

Chính vào lúc đang muốn thoát ra khỏi quỹ đạo của Bắc Kinh để đến gần hơn với Hoa Kỳ, CSVN càng phải im tiếng công kích nhắm vào Bắc Kinh vì hai nguyên do:

Thứ nhất, không muốn tạo thêm sự khó chịu cho Bắc Kinh trong lúc Hà Nội tiến gần với Hoa Kỳ. Trong cuộc hội đàm giữa phái đoàn quân sự Trung Quốc và CSVN nhân tham dự Diễn Đàn đối thoại Shangri-La vào cuối tháng 5 vừa qua, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh nói với phái đoàn Bắc Kinh rằng: hai nước là láng giềng với nhau nên Hà Nội không muốn làm điều gì mất mặt Bắc Kinh. Đây là nguyên do quan trọng mà Hà Nội đã hầu như im lặng kể từ khi thế giới công kích việc bồi lấp các đảo, bãi đá để xây dựng những căn cứ quân sự trong quần đảo Trường Sa.

Thứ hai, không muốn Bắc Kinh gây khó khăn trong nội bộ đảng trong lúc CSVN chuẩn bị tổ chức đại hội đảng lần thứ 12 dự trù diễn ra vào tháng 1/2016. Do mối quan hệ “răng môi” từ năm 1990 cho đến nay, Bắc Kinh đã không chỉ chi phối nền kinh tế mà còn nắm chặt cả thành phần nhân sự trong guồng máy đảng và nhà nước CSVN. Bắc Kinh sẽ chỉ đạo ngầm những cán bộ “theo Tàu” để lên tiếng công kích lại lãnh đạo nếu có những phản ứng gây bất lợi cho Bắc Kinh về biển Đông.

Mặc dù CSVN biết rõ những chính sách bành trướng của Bắc Kinh trên Biển Đông sẽ gây nguy hại đến chủ quyền và an ninh lãnh thổ của Việt Nam, nhưng CSVN đã phải im lặng, không dám phản đối Bắc Kinh mạnh mẽ như Phi Luật Tân là vì sự tồn tại của chế độ độc tài. Điều này cho thấy là CSVN đã đặt đảng cộng sản cao hơn quyền lợi tối thượng của đất nước và dân tộc.

Thanh Thảo: Nhân đề cập về chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của ông Nguyễn Phú Trọng vào tháng 7 tới đây, ông nhận định như thế nào về cuộc gặp gỡ giữa Tổng thống Obama và ông Nguyễn Phú Trọng.

Lý Thái Hùng: Như tôi có đề cập bên trên, biến cố giàn khoan HD 981 vào tháng 5/2014 là thời điểm mà mối quan hệ giữa CSVN và Hoa Kỳ trở nên “nồng ấm”.

Hoa Kỳ muốn CSVN ủng hộ hoặc đồng tình với liên minh bao vây Trung Quốc gồm những quốc gia đồng minh của Hoa Kỳ tại Á Châu Thái Bình Dương. Ngược lại, CSVN cũng muốn tiến gần hơn với Hoa Kỳ để mua một số vũ khí và qua đó dùng các ảnh hưởng của Hoa Kỳ để ngăn chận sự hung hăng quá đáng của Bắc Kinh trên Biển Đông.

Với những quan hệ nói trên, chuyến đi Mỹ của ông Nguyễn Phú Trọng chắc chắn sẽ có một số những thảo luận ở cấp cao về hai vấn đề chính là đối tác chiến lược và gia nhập TPP. Vì thế mà phía Hoa Kỳ đã sắp xếp để Tổng Thống Obama tiếp ông Nguyễn Phú Trọng khoảng 45 phút tại Tòa Bạch Ốc vào sáng ngày mồng 7 tháng 7 tới đây.

Theo tin tức thì chuyên cơ của phái đoàn ông Trọng đến Mỹ vào ngày mồng 5 tháng 7 và sẽ rời Hoa Kỳ vào chiều tối ngày mồng 9 tháng 7. Ngoài cuộc gặp gỡ Tổng thống Obama tại Tòa Bạch Ốc, ông Trọng và phái đoàn sẽ gặp các lãnh đạo lưỡng đảng trong Quốc Hội và dự buổi tiếp tân trưa tại Bộ Ngoại Giao do Ngoại trưởng John Kerry khoản đãi.

Nhìn qua lịch trình tiếp đón, tuy ông Trọng chỉ là Tổng Bí Thư của một đảng, nhưng phía Hoa Kỳ đã dành cho ông Trọng và đảng CSVN nói chung một sự đón tiếp “cao cấp”. Điều này đã thể hiện phần nào sự kiện Hoa Kỳ đang muốn lôi kéo CSVN đi gần với khối các quốc gia đang muốn bao vây Bắc Kinh trên bài toán Biển Đông.

Thanh Thảo: Sau khi đón ông Trọng thì trung tuần tháng 9, Tổng thống Obama sẽ đón ông Tập Cận Bình lần đầu tiên đến Mỹ với tư cách Tổng bí thư và chủ tịch nước. Ông đánh giá ra sao về mối quan hệ Trung Mỹ qua cuộc trao đổi giữa Tập Cận Bình và Tổng thống Obama?

Lý Thái Hùng: Nhìn từ vị trí quyền lực giữa ông Tập Cận Bình và ông Obama ta thấy là thế lực của ông Tập ngày một lớn mạnh không chỉ ở Trung Quốc, mà còn lan tỏa ra thế giới bên ngoài ít nhất là sau năm 2020 nếu không có chính biến xảy ra, trong khi thế lực của Tổng thống Obama chỉ còn đến cuối năm 2016 là hết nhiệm kỳ Tổng thống.

Sự kiện Ngoại trưởng John Kerry đã thất bại trong việc thuyết phục lãnh đạo Bắc Kinh ngưng việc cải tạo các đảo nhân tạo trong cuộc hội đàm vào giữa tháng 5/2015 tại Bắc Kinh đủ thấy là ông Tập Cận Bình và lãnh đạo Bắc Kinh hiện nay quyết đối đầu với Hoa Kỳ về biển Đông.

Ngày 16/6 vừa qua, phát ngôn nhân Bộ ngoại giao trung Quốc tuyên bố việc bồi lấp các đảo, bãi đá “sắp hoàn thành trong thời gian tới” và Trung Quốc sẽ chuyển sang xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ các mục đích dân sự và quân sự đã định” là để chuẩn bị cho chuyến đi của họ Tập đến Hoa Kỳ được suông sẻ vào tháng 9 tới đây.

Chỉ qua động thái nói trên, chúng ta thấy là Bắc Kinh đã cố tình “dương Đông kích Tây” để tìm cách qua mặt Hoa Kỳ trong lúc mà nhiệm kỳ của Tổng thống Obama sắp hết. Nói cách khác là từ nay cho đến khi Hoa Kỳ có vị Tổng thống mới, tức là non hai năm tới sẽ là thời cơ vàng cho Tập Cận Bình bành trướng ảnh hưởng trên biển Đông gồm quân sự hóa các đảo, công bố vùng nhận dạng phòng không và tung hàng loạt giàn khoan ra cắm dùi trên biển Đông như Tập đoàn dầu khí Trung Quốc đã công bố là họ sẽ khoan 119 giếng dầu ở vùng phía Tây biển Đông từ nay cho đến năm 2030.

Những diễn tiến nói trên, quả thật người ta không chờ đợi những gì mới lạ từ cuộc trao đổi giữa ông Tập và ông Obama vào tháng 9 tới.

Thanh Thảo: Trước những chuyển biến của tình hình biển Đông hiện nay, theo ông thì đường lối đối ngoại của CSVN sau Đại hội 12 dự trù diễn ra vào tháng 1 năm 2016 sẽ có những thay đổi nào hay không?

Lý Thái Hùng: Hiện còn quá sớm để biết rõ chính sách đối ngoại của CSVN đưa ra cho đại hội đảng lần thứ 12. Tuy nhiên, có ba vấn đề sau đây đáng chú ý:

Thứ nhất là CSVN phải coi lại chính sách “ba không” bao gồm: không tham gia các liên minh quân sự, không là đồng minh quân sự của bất kỳ nước nào, không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam và không dựa vào nước này để chống nước kia, khi mà tình hình biển Đông ngày một căng thẳng trước tình trạng Trung quốc cho quân sự hóa các đảo ở Trường Sa.

Thứ hai là CSVN có nên tiếp tục duy trì mối quan hệ “16 Vàng, 4 Tốt” để bị Bắc Kinh nuốt chửng như hiện nay? Sự kiện Bắc Kinh cho làm phim hoạt họa gọi Việt Nam là giống khỉ, mang đặc tính tham lam và tráo trở là một sự xúc phạm trắng trợn đối với dân tộc Việt Nam. Ở mức xúc phạm này mà còn duy trì quan hệ “16 Vàng, 4 Tốt” thì không khác gì tự vẽ lên mặt lãnh đạo CSVN hai chữ PHẢN QUỐC.

JPEG - 86.9 kb
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Ashton Carter trong chuyến thăm Việt Nam vào đầu tháng 6 vừa qua.

Thứ ba là CSVN sẽ nâng cấp mối quan hệ với Hoa Kỳ như thế nào trong những năm tháng tới. Lần đầu tiên Bộ quốc phòng Hoa Kỳ và Bộ quốc phòng CSVN cùng ký chung một bản tuyên bố về “tầm nhìn chung về quan hệ quốc phòng” vào ngày 31/5 vừa qua. Tuyên bố bao gồm 5 nội dung: tăng cường tham vấn chính sách; hợp tác khắc phục hậu quả chiến tranh như rà phá bom mìn và tẩy độc dioxin; hợp tác gìn giữ hòa bình của LHQ; khắc phục hậu quả thiên tai, tìm kiếm cứu trợ; và hợp tác trong lĩnh vực an ninh biển trên cơ sở luật pháp quốc tế và luật pháp mỗi bên.

Đây là những nội dung tạo điều kiện để giới quân sự của CSVN và Hoa Kỳ có những cộng tác chặt chẽ trong thời gian tới và chắc chắn sẽ làm cho Trung Quốc khó chịu. Trong tương quan này với Hoa Kỳ, CSVN chắc chắn phải chịu áp lực cải thiện nhân quyền mạnh mẽ tại Việt Nam, nhất là khi khối người Mỹ gốc Việt cùng với đồng bào trong nước sẽ không ngừng khai dụng cơ hội mới để tăng sức ép lên chế độ. Các cuộc điều trần về nhân quyền VN liên tục tại Quốc Hội Canada và Hoa Kỳ trong mấy tuần qua với các nhân chứng từ Quốc Nội cho thấy nỗ lực tranh đấu của người Việt đang gia tăng theo triều sóng biến động tại Biển Đông.

Nói tóm lại, nếu muốn đưa ra chính sách đối ngoại mới nhằm đáp ứng tình hình căng thẳng trên biển Đông hiện nay, CSVN phải sửa lại 3 chính sách nói trên nếu không muốn tiếp tục bị khống chế trong quỹ đạo của Bắc Kinh, tay đàn anh xâm lược không còn có thể tin cậy để bảo vệ một hệ thống suy tàn và một chủ thuyết lỗi thời.

Thanh Thảo: Xin cảm ơn ông Lý Thái Hùng.

Nguồn: Radio Chân Trời Mới

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.