Biển Đông: các dấu hỏi đã biến mất

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Các biến chuyển dồn dập trong vài tuần qua quanh vùng Biển Đông cho thấy mọi phía đã xác định rất rõ ý định của mình. Không còn gì để suy đoán và lại càng không còn gì để hiểu lầm ý nhau.

Trước hết, từ phía Hoa Kỳ, sau khi tàu chiến Mỹ cố tình đi qua vùng biển mà Trung Quốc ngang ngược nhận là của họ, đến các phi cơ Mỹ cố tình băng qua vùng trời trên các đảo mà TQ chiếm đóng; Rồi hàng không mẫu hạm Ronald Reagan được lệnh nhổ neo lên đường đến tiếp sức Hạm Đội 7 trong vùng Biển Đông; và các phi cơ dội bom chiến lược đang được đem đến đồn trú trên đất Úc. Trên mặt trận ngoại giao, Tổng thống Mỹ không chỉ có mặt tại Manila dự hội nghị APEC và đích thân lên thăm tàu chiến lớn nhất của Philippines, mà còn dự hội nghị hàng năm của khối ASEAN. Đây là một chuyện hiếm. Tại hội nghị này, Tổng thống Obama còn mời cả 10 nguyên thủ quốc gia trong vùng đến thăm Hoa Kỳ năm 2016. Đó lại càng là chuyện lạ.

Riêng đối với Việt Nam, sau khi Tổng Thống Obama nhận lời mời với ông Nguyễn Phú Trọng sẽ ghé thăm Việt Nam vào tháng 11.2015, Tập Cận Bình lập tức đòi Hà Nội phải đón rước ông ta thật linh đình trước khi đón tổng thống Mỹ. Phía Mỹ vừa nghe tin đó đã hủy luôn chuyến viếng thăm và nay hoãn vô thời hạn dù phía Việt Nam đã ngỏ lời lần nữa qua miệng ông Nguyễn Tấn Dũng.

Nhưng cùng lúc chính phủ Mỹ cũng gia tăng hỗ trợ chương trình hàng hải cho VN lên đến 19,6 triệu USD trong tài khóa 2015, và 20,5 triệu USD trong tài khóa 2016, bao gồm cả gia tăng khả năng tình báo hàng hải, giám sát, trinh sát (ISR), chỉ huy và kiểm soát; Gỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương trên biển; Và mở rộng huấn luyện và tập trận song phương.

Tổng hợp các điều trên, khó ai còn có thể mơ hồ về thông điệp của Washington rằng:

(1) Hà Nội hãy bỏ màn đu dây đi vì trò đó đã quá cũ và ai cũng biết rồi.

(2) Hà Nội chỉ có chọn lựa có muốn đứng vào liên minh chống Tàu bành trướng hay không mà thôi.

(3) Đại khối thành viên ASEAN đã đồng ý về mối họa từ TQ và đều muốn hợp tác với Hoa Kỳ phòng thủ chung. Nếu Hà Nội muốn đứng chơ vơ một mình thì cứ tự nhiên.

Về phía Trung Quốc, nhìn thái độ xa lánh của các nguyên thủ quốc gia đối với ông Tập Cận Bình tại Manila, giới lãnh đạo Bắc Kinh biết không còn bịt mắt được ai nữa. Sau những tuyên bố gian dối như TQ đã ngưng xây cất các căn cứ tại Hoàng Sa – Trường Sa, TQ sẽ không quân sự hóa Biển Đông, TQ chỉ xây hải đăng giúp tàu bè quốc tế, v.v… chẳng còn lừa bịp được ai, nay Bắc Kinh nói thẳng thừng, không cần che đậy: (1) Xây cất thêm căn cứ quân sự trên các đảo nhân tạo là quyền của TQ; (2) TQ sẽ chiếm nốt 29 bãi cạn còn lại tại Trường Sa; (3) TQ sẽ đưa thêm phi cơ tiêm kích ra Hoàng Sa – Trường Sa.

Nhìn vào tình hình nội bộ TQ, người ta có thể hiểu được lý do của sự hung hãn này. Tình trạng các vụ nổ lớn cứ liên tục xảy ra gần như hàng tuần kể từ vụ nổ đầu tiên tại phố cảng Thiên Tân vào cuối tháng 8.2015, cho thấy các phe cánh khác đang chuyển sang thế phản công Tập Cận Bình. Tình trạng kinh tế tiếp tục chậm lại và số dân thất nghiệp tiếp tục gia tăng ở cấp số trăm triệu cho thấy cơn ác mộng của nhiều đời lãnh tụ đang trở thành hiện thực. Trước 2 thực tế đó, theo giới quan sát quốc tế, họ Tập chắc chắn phải dùng kế leo thang gây hấn Biển Đông để thu hút lòng dân và chuyển hướng công luận. Đó là chưa kể sau bao năm kích động dân chúng và quân đội về lòng tự tôn dân tộc cực đoan và “giấc mộng Trung Quốc”, họ Tập không còn đường rút lui, nếu muốn.

Trong bức tranh nhu cầu quá lớn đó của Bắc Kinh, số phận và lời khẩn cầu của nhóm lãnh đạo Hà Nội quá nhỏ để mong TQ dừng bước chân xâm lược. Tiêu biểu nhất là cảnh Tập Cận Bình vừa rời Việt Nam sang Singapore đã lập lại ngay tuyên bố “Biển Đông là của TQ từ thời cổ đại”. Hơn thế nữa, Bắc Kinh hiện rất tự tin rằng giàn lãnh đạo Hà Nội quá yếu kém và sợ sệt, đã nằm gọn trong tay Bắc Kinh. Trung Nam Hải chỉ cần hù một chút và cùng lúc ban phát một chút ơn huệ là chuyện động trời nào cũng xong. Cụ thể như trong chuyến thăm của họ Tập vừa qua: Chỉ cần cho thêm các tàu ngư chính đuổi cảnh cả ngư dân và cảnh sát biển Việt Nam, kèm với món quà 1 tỉ nhân dân tệ là đủ khiến toàn bộ dàn lãnh đạo Ba Đình đến khấu tấu.

Mỹ, Tàu đã rõ. Thế còn lãnh đạo VN thì sao? Họ định làm gì?

Cho đến vài tháng trước đây, nhiều người còn tự hỏi liệu giới lãnh đạo Hà Nội sẽ chọn con đường nào: (1) chấp nhận dân chủ để đưa đất nước đi lên và thoát Trung – như Miến Điện; hay (2) quyết giữ độc tài như hiện nay dù biết như thế sẽ từng bước mất nước vào tay Tàu.

Rất tiếc câu trả lời đã rất rõ: lãnh đạo đảng CSVN không đủ can đảm để đứng bật dậy như Miến Điện. Cùng lúc, họ cũng nhận biết một khi đất nước nằm trọn trong tay TQ, giới lãnh đạo hiện nay sẽ bị loại trừ đầu tiên. Hà Nội biết rõ qui luật này hơn ai hết vì đã nhìn chính Lênin áp dụng sau khi thống nhất Liên Xô, nhìn Stalin tàn sát đồng chí tại Đông Âu sau thế chiến 2, nhìn Mao Trạch Đông tẩy rửa hàng ngũ tại Tây Tạng, Ngô Duy Nhĩ sau ngày xâm chiếm, và nhất là nhìn Lê Duẫn, Lê Đức Thọ đối xử với các lãnh tụ Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam sau năm 1975.

Vì vậy, ý định rõ nhất của lãnh đạo Hà Nội tại điểm này chỉ còn: mua thời gian để nạo khoét tối đa trong lúc gấp rút chuẩn bị nơi hạ cánh an toàn tại nước ngoài. Cho mục tiêu đó, nay họ sẵn sàng đáp ứng từng “đơn đặt hàng” của Bắc Kinh chứ không còn sợ mất uy tín với người dân Việt nữa, cụ thể như quyết định dẹp môn Sử khỏi hệ thống giáo dục, cho từng đợt hàng sư đoàn “công nhân” Tàu vào VN, v.v.; Họ sẵn sàng dùng các biện pháp trấn áp dân càng lúc càng thâm độc chứ không sợ thêm nợ máu với nhân dân nữa; Và họ gần như công khai chuyển con cái, tài sản ra nước ngoài đầu tư chứ không còn lén lút như trước nữa; …

Với đà này, liệu còn ai nghi ngờ về số phần đất nước năm 2020 nữa không?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ngân hàng TMCP Sài Gòn (gọi tắt là SCB) của đại gia Trương Mỹ Lan được chính phủ Việt Nam bơm tiền cứu. Ảnh: Nhac Nguyen/ AFP via Getty Images

Giải cứu SCB: Lợi bất cập hại!

Hình dung một cách đơn giản thì ngân hàng SCB huy động tiền của người dân, cung cấp cho bà Trương Mỹ Lan, bà này hối lộ cho các quan chức, rồi bây giờ bà Lan bị án tử hình còn NHNN bơm tiền ra để cứu ngân hàng SCB.

Khoản tiền giải cứu khổng lồ này [24 tỷ đô-la] không tự dưng mà có mà lấy từ ngân sách, nghĩa là từ tiền người dân và doanh nghiệp đóng thuế, từ bán tài nguyên quốc gia. Xét cho cùng, đất nước thiệt đơn thiệt kép, chỉ các quan chức giấu mặt được hưởng lợi.

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.