Bị cấm tập trung biểu tình thì làm gì?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Trong lúc Hoa Kỳ và các nước Nhật, Úc, Phi, Singapore, … đồng thanh chống bá quyền TQ tại Biển Đông nhân việc tàu Lassen cố tình đi qua vùng biển gần các căn cứ quân sự do Bắc Kinh mới tạo dựng tại Biển Đông, nhà cầm quyền Việt Nam chỉ biết im lặng, rồi tường thuật như chuyện bàng quan của thiên hạ, không liên hệ gì đến Việt Nam.

Thay vào đó, giới lãnh đạo Ba Đình chỉ biết duy trì chính sách nguy hiểm, bao gồm:

– Tiếp tục tuyên bố sẽ không chống cự lại hành vi xâm lược của TQ bằng các biện pháp quân sự;

– Tiếp tục không khởi kiện hành vi xâm lược của TQ tại tòa quốc tế;

– Tiếp tục cố che mắt dân tộc bằng những trò “tuần tra chung với hải quân TQ”;

– Tiếp tục đẩy ngư dân Việt tay không ra “bảo vệ chủ quyền”, làm “cột mốc sống”.

Và tai hại hơn nữa, nhà cầm quyền Hà Nội đang chuẩn bị đón rước long trọng Tập Cận Bình (Xi Jinping) đến Việt Nam như một quốc khách. Một trong những khâu chuẩn bị là kéo công an từ nhiều tỉnh về Hà Nội sẵn sàng “ứng chiến” với người Việt Nam yêu nước.

Cuộc tưng bừng đón rước Tập Cận Bình đến Việt Nam vào lúc này sẽ rất tai hại vì chẳng còn nước nào trong liên minh chống bá quyền TQ hiện nay còn dám tin hay muốn đồng minh với Việt Nam nữa. Trong lúc người Việt khắp nơi đều tin sự liên kết đó là cơ hội cuối cùng để Việt Nam thoát Trung.

Thái độ sẵn sàng đánh dân Việt để đón thiên hoàng Tàu cũng là hành động quì lạy khiến Bắc Kinh càng tự tin vào chính sách cứ nuốt tiếp chủ quyền Việt Nam. Giới cầm quyền Hà Nội sẽ chỉ tiếp tục thụt lùi và chấp nhận “chuyện đã rồi”.

Trước thực tế đó, đặc biệt khi việc tập trung biểu tình tại Hà Nội, trước sứ quán TQ và những địa điểm đón tiếp Tập Cận Bình sẽ bị đàn áp nặng nề và khó thực hiện được, người Việt yêu nước có thể làm gì?

Giải pháp hợp lý duy nhất còn lại: Phản đối theo cách phân tán mỏng rồi tụ lại trên mạng Internet.

Cụ thể như:

– Không cần chờ có nhóm hàng trăm hay hàng ngàn người. Các nhóm hàng chục người đã có thể cùng hát, cùng mang dấu hiệu chống Xi, cùng giương băng rôn hay giấy cầm tay, và chụp hình, quay clip.

– Không cần phải làm ngay trước sứ quán TQ. Ở bất cứ nơi nào tại Hà Nội hay bất cứ nơi nào trên đất nước Việt Nam đều có biểu tình nhóm nhỏ như trên và chụp hình, quay clip.

– Trên mọi bức tường, bảng đen, băng vải, và bằng đủ loại mực, phấn, sơn, ai ai cũng có thể viết chữ NO XI và chụp hình.

– Tất cả các hình và clips được gởi bằng nhiều đường lên Internet để loan tải rộng rãi.

Rõ ràng, khi tập trung lại qua phương tiện Internet, chúng ta vẫn tạo được tác động biểu dương thái độ chung, tức biểu tình, như những năm 2011, 2012, mà bạo quyền không thể chận lại. Hơn thế nữa, đây sẽ là cuộc biểu tình của cả nước chứ không chỉ riêng tại Sài Gòn và Hà Nội. Những hình ảnh này sẽ tồn tại lâu dài và được cả thế giới theo dõi để biết quan điểm của dân tộc Việt Nam khắc hẳn những kẻ đang cầm quyền.

Người người yêu nước, nhà nhà yêu nước, xin cùng chung tay bắt đầu TUẦN LỄ NO XI.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Vương Đình Huệ phát biểu trong khóa họp Quốc hội, Hà Nội, Việt Nam, ngày 23/10/2023. Ảnh: AFP - STR

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ phải từ chức

Hãng tin Anh Reuters cho rằng việc chủ tịch Quốc hội Việt Nam phải từ chức lại càng làm dấy lên nhiều nghi vấn về ổn định chính trị tại Việt Nam nhất là sau vụ Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã nhanh chóng bị cho thôi các chức vụ hồi tháng 3/2024. Ông Thưởng là chủ tịch nước thứ nhì bị cách chức trong vòng một năm, sau ông Nguyễn Xuân Phúc.

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.