Bế tắc

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Những người cộng sản đang cai trị đất nước chưa bao giờ lường hết sức bung lên của người dân Việt sau bao năm bị quản thúc dưới cơ chế độc đảng phản động.

Chính sức bung lên đó đã làm tan nát hàng rào bao cấp để đưa sinh hoạt người dân về với cơ chế thị trường.

Ít ai nghĩ rằng chính những người chạy chợ mang vài viên thuốc tây trong túi quần, mang vài đôi dép nhựa cùng một chiều dưới chân, khoác trong người hai ba lớp áo quần để mở “cừa hàng lưu động” bán thuốc tây, bán thời trang trước chợ Bến Thành là những người tiên phong phá tan thành luỹ bao cấp.

Nhưng chính cơ chế thị trường bung ra tự phát ấy, cộng thêm cái định hướng XHCN quái dị, đã làm nó phát triển hỗn loạn và méo mó dẫn theo sinh hoạt của toàn xã hội cũng hỗn loạn và méo mó tương thích.

Sài Gòn và Hà Nội là hai trung tâm đỉnh cao của sự hỗn loạn và méo mó.

Có nhiều cái để dẫn ra, nhưng rõ nét và bức thiết nhất hiện nay là giao thông đô thị và thoát nước.

Những người lãnh đạo hai đô thị lớn nhất nước nầy, từ trước đến ngay hiện nay đều không có kiến thức cơ bản về quản lý đô thị. Họ là những nhà chính trị được xây dựng lên để cai trị chứ không phải để quản trị, do vậy họ chỉ được học chính trị cao cấp theo kiểu của cộng sản chứ không hề được học về quản lý đô thị.

Quy hoạch sai và manh múm về nhà ở và giao thông, cho phát triển xe hai bánh áo ạt là nguyên nhân đưa đến tình trạng hoàn toàn bế tắc về giao thông và thoát nước của hai thành phố lớn hiện nay.

Từ những năm 90 của thế kỷ trước các bài báo cảnh báo về việc cho nhập xe gắn máy ào ạt (của tôi và của vài nhà chuyên môn) không những bị nhà cấm quyền lạnh nhạt mà còn bị phản ứng tiêu cực của phần lớn xã hội. Hồi đó dùng biện pháp hành chánh hoặc kinh tế ngăn cấm xe gắn máy đồng thời với việc phát triển mạng lưới giao thông công cộng còn kịp, chứ bây giờ thì không thể nào làm được nữa.

Vấn nạn kẹt xe và ngập nước của hai đô thị lớn rơi vào thế bế tắc không có lối ra.

Ấy thế mà lãnh đạo đất nước hiện nay lại phân về hai thành phố này những người cai trị nhằm phục vụ mục tiêu đấu đá nội bộ tranh giành quyền lực chứ không phải nhằm mục tiêu giải quyết những vấn nạn bức thiết của xã hội và của người dân.

Sau đại hội 12, đưa về Sài Gòn và Hà Nội một ông Đinh La Thăng và một ông Hoàng Trung Hải quá nhiều lỗi lầm để cô lập hoặc để tạo vây cánh chứ không phải đưa về những người quản lý đô thị tài năng để giải quyết bức xúc đô thị.

Giữa lúc Sài Gòn đang ngập toàn diện thì người lãnh đạo cao nhất đang nằm trên lửa để đối phó với bản cáo trạng gần như chính thức từ nội bộ tung ra, mà nếu đúng theo đó có thể đưa ông ra toà nhận mức án tử hình chứ không thể nhẹ hơn. Lòng dạ ông ta bây giờ chỉ tràn ngập chuyện chống án chứ còn chỗ nào nữa cho việc chống ngập và chống kẹt.

Ông Hà Nội cũng chẳng hơn gì, đang ngay ngáy lo lục lại hồ sơ tội lỗi cũ để bưng bít và lo đi cúng bái tứ phương để tìm chữ yên thân chứ lòng dạ nào mà lo yên dân, yên nước.

Ôi, chưa bao giờ thấy Mao lại đúng như bây giờ ở VN, phải làm cho thiên hạ đại loạn…

Các ông làm loạn để cai trị chứ chưa hề nghĩ đến việc quản trị để yên dân.

Bế tắc, không chỉ Sài Gòn – Hà Nội và không chỉ giao thông – thoát nước, mà toàn tập bế tắc.

HNC

Nguồn: Blog Huỳnh Ngọc Chênh

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.

Việt Nam sẽ trải qua cuộc chính biến trong thời gian tới?

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ từ chức hay không sau khi trợ lý thân tín Phạm Thái Hà bị bắt? Tình hình chính trị Việt Nam sẽ ra sao trong thời gian tới khi thượng tầng chính trị đang rối loạn? Liệu cuộc sát phạt giữa hai phe trong đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ khiến nền kinh tế, chính trị trong nước bất ổn? Và làm sao để có được nền tự do dân chủ cho Việt Nam…

Đó là những vấn đề được phân tích sâu hơn trong hội luận của RFA, mời quý vị cùng theo dõi: Ông Lý Thái Hùng – Chủ tịch Đảng Việt Tân và Luật sư Vũ Đức Khanh – Tổng Thư ký Liên minh Dân tộc Việt Nam.

Tại sao Tập và Biden chọn gửi thông điệp về Đài Loan vào cùng một ngày?

Gần chín năm sau hội nghị thượng đỉnh lịch sử vào năm 2015, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và cựu Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu đã bắt tay nhau một lần nữa tại Bắc Kinh hồi tuần trước.

Hôm đó là ngày 10/04/2024, và trong cùng ngày tại Washington, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đón tiếp Thủ tướng Nhật Fumio Kishida tại Nhà Trắng.

Phải chăng chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên khi các cuộc thảo luận chính trị này được tổ chức trong cùng một ngày ở hai bên bờ Thái Bình Dương?

Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ở Hà Nội. Ảnh: Reuters

Việt Nam giải thích về 24 tỷ USD cứu SCB, chuyên gia nói ‘thuốc chữa bệnh’ quan trọng hơn ‘thuốc bổ’

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hôm 19/4 lên tiếng nói rằng việc “bơm tiền” quy mô lớn là để cứu cho Ngân hàng SCB không sụp đổ, không làm ảnh hưởng đến hệ thống tài chính quốc gia và sự an toàn của hệ thống các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế của VOA cho rằng khoản bơm hàng chục tỷ đô la trên chỉ là liều “thuốc bổ,” tạm thời hồi sức cho một bệnh nhân đang lâm trọng bệnh, biện pháp tái cơ cấu được giám sát chặt chẽ và minh bạch mới là liều thuốc chữa bệnh cho SCB và cả hệ thống ngân hàng Việt Nam.