Bắt luật sư Quân để thử lửa

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Vừa kết thúc hội nghị trung ương 6 của Đảng Cộng Sản, thế giới còn chưa hết coi thường phong cách lãnh đạo “chúng ta tha cho chúng mình” của các đồng chí cộng sản, người dân còn chưa hết ngán ngẩm với đồng chí X, thì đùng một cái luật sư Lê Quốc Quân bị bắt. Có lẽ bộ chính trị “ngửi thấy mùi” căng thẳng và phản kháng của quần chúng nhân dân nên muốn làm một phép thử đo độ nóng của xã hội bằng cách cho bắt luật sư Lê Quốc Quân.

Phải công nhận rằng cử chỉ bắt luật sư Lê Quốc Quân của chính quyền Hà Nội là một nước cờ khá cao tay nằm trong những toan tính già dặn và thâm hiểm của chính quyền Hà Nội. Với việc bắt luật sư Quân, chính quyền Hà Nội vừa triệt tiêu được một nhà bất đồng chính kiến, vừa ra một đòn “tâm lý chiến” làm nhụt chí những nhà bất đồng chính kiến khác. Nếu như vụ bắt luật sư Quân êm thì chính quyền Hà Nội sẽ thuận tay vơ thêm mấy nhà dân chủ khác như Nguyễn Huệ Chi, Lê Hiếu Đằng, Nguyễn Quang A, Nguyễn Xuân Diện, Nguyễn Hữu Vinh, Huỳnh Thục Vi… Và sau cùng, nhất cử lưỡng tiện, việc bắt luật sư Lê Quốc Quân sẽ giúp chính quyền đo sức nóng lò phản ứng xã hội sau khi hội nghị trung ương 6 vừa kết thúc hoà cả làng với đồng chí X còn đang tủm tỉm cười.

Nhưng mưu càng thâm thì hoạ càng sâu. Cuộc đời mấy ai lường được hết chữ ngờ. Cuộc sống vận động theo quy luật riêng của nó. Một câu nói nổi tiếng là “kẻ dùng gươm sẽ chết vì gươm”, và có ngờ đâu kẻ gài bẫy lại mắc vào bẫy của chính mình.

Cũng như với vụ bắt luật sư Cù Huy Hà Vũ, chính quyền Hà Nội đã tự đặt mình vào thế nan giải, bỏ tù Hà Vũ cũng dở mà thả Hà Vũ cũng dở. Chính quyền độc tài tưởng rằng muốn làm gì thì làm vậy mà đã tỏ ra rất lúng túng và bế tắc trong vụ bắt luật sư Hà Vũ. Việc bắt luật sư Hà Vũ làm danh dự Việt Nam trên trường quốc tế suy giảm, lòng người bất an, không khí xã hội trở nên ngột ngạt bức bối, nhưng nếu thả ra thì lại chẳng khác chắp cánh cho Hà Vũ bay bổng với chí khí tự do để tiếp tục chọc giận chính quyền. Thôi đành bỏ tù Hà Vũ vậy vì như vậy an toàn hơn cho cái ghế đặc quyền đặc lợi của mình, ít nhất là trong vòng chục năm nữa. Và thế bế tắc của chính quyền cũng sẽ lập lại y chang với việc bắt luật sư Quân.

Từ lâu luật sư Lê Quốc Quân và JB Nguyễn Hữu Vinh đã là niềm tự hào của người dân xứ Nghệ, nhất là những người công giáo đất Vinh. Việc bắt Quân chẳng khác gì hạ bệ niềm tự hào của họ. Chính quyền cộng sản hẳn còn nhớ những người công giáo xứ Nghệ đã sẵn sàng bảo vệ Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt như thế nào nếu tình huống xấu nhất xảy ra. Ngay khi danh dự của Tổng Giám Mục Kiệt vừa bị chính quyền mạt sát, người công giáo đất Vinh đã len lỏi vào từng ngóc ngách, từng quán nước, tới cả những chuyến xe Bắc Nam để phân phát những tờ in ghi lại đầy đủ lời phát biểu của Tổng Giám Mục Kiệt nhằm bảo vệ danh dự cho ông. Những người con xứ Nghệ như Lê Quốc Quân và Nguyễn Hữu Vinh chắc chắn cũng sẽ nhận được sự trợ giúp và nâng đỡ của người công giáo đất Vinh.

Hiệu ứng vết dầu loang cũng nhờ thế mà thêm rộng. Nếu như thời điểm thế vận hội Olympic Bắc Kinh, Điếu Cày xuất hiện như Từ Hải, rồi sau đó Tổng Giám Mục Kiệt nổ phát thần công vào cơ chế xin cho, Cù Huy Hà Vũ đại diện cho giới trí thức khảng khái lớn tiếng sửa lưng chính quyền, thì chắc chắn luật sư Lê Quốc Quân bị tù đày sẽ lên án sự nhẫn tâm bệnh hoạn của chế độ Hà Nội.

An Đặng

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ngân hàng TMCP Sài Gòn (gọi tắt là SCB) của đại gia Trương Mỹ Lan được chính phủ Việt Nam bơm tiền cứu. Ảnh: Nhac Nguyen/ AFP via Getty Images

Giải cứu SCB: Lợi bất cập hại!

Hình dung một cách đơn giản thì ngân hàng SCB huy động tiền của người dân, cung cấp cho bà Trương Mỹ Lan, bà này hối lộ cho các quan chức, rồi bây giờ bà Lan bị án tử hình còn NHNN bơm tiền ra để cứu ngân hàng SCB.

Khoản tiền giải cứu khổng lồ này [24 tỷ đô-la] không tự dưng mà có mà lấy từ ngân sách, nghĩa là từ tiền người dân và doanh nghiệp đóng thuế, từ bán tài nguyên quốc gia. Xét cho cùng, đất nước thiệt đơn thiệt kép, chỉ các quan chức giấu mặt được hưởng lợi.

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.