Bất chấp công lý và liêm sỉ!

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Xã luận – bán nguyệt san Tự Do Ngôn Luận số 284 (01-02-2018)

Tờ Việt Nam Thời Báo của Hội Nhà Báo Độc Lập vừa đăng chuyện cười “Công lý XHCN” của tác giả Trần Thế Kỷ: “Mấy người bạn trò chuyện bên ly trà đá: – Trong lời sau cùng trước ngày toà tuyên án, Trịnh Xuân Thanh nói: “Xin lỗi bác Tổng”. – Chắc là mong được bác Tổng tha thứ mà xử nhẹ. – Ủa, tòa xử chứ đâu phải bác Tổng xử. – Thế mới kỳ. Nói vậy thì hóa ra tòa chỉ là con rối của bác Tổng, bác Tổng giật dây thế nào thì tòa xử thế đó. – Chắc là vậy. Tay Thanh đểu thật, nói thế thì khác nào chửi tòa. – Nghe Thanh, hẳn tòa chửi thầm trong bụng: “Tiên sư thằng này. Biết thế không cho nó nói lời sau cùng”!

Đó là chuyện cười dân gian. Nhưng chắc chắn lịch sử dân tộc sẽ ghi lại vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và “Tham ô tài sản” xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí VN (PVC)” vào giao thời 2017-2018 như một hài kịch tư pháp ngoạn mục hoành tráng, trò hề công lý vô tiền khoáng hậu, xứng danh với đảng CSVN, vừa xét theo kẻ xét xử, vừa xét theo kẻ bị xử. Một bên bất chấp công lý và một bên bất chấp liêm sỉ.

1- Bất chấp công lý

Ông Đinh La Thăng (đứng) và ông Trịnh Xuân Thanh (ngồi phía sau) tại phiên tòa ngày 11/1/2018. Ảnh: TTXVN
Ông Đinh La Thăng (đứng) và ông Trịnh Xuân Thanh (ngồi phía sau) tại phiên tòa ngày 11/1/2018. Ảnh: TTXVN

Một cựu Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bộ trưởng Giao thông-Vận tải, nguyên Bí thư Thành ủy HCM, nguyên chủ tịch tập đoàn PVN; và một cựu Chủ tịch tổng công ty PVC, cựu Phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang, mà đảng đã bất chấp luật pháp quốc tế, bất chấp quan hệ ngoại giao, đã tốn công bắt cóc từ Đức về; cả hai nay bị đưa ra xét xử, thì hiển nhiên là loại “tội phạm rất nghiêm trọng, hoặc đặc biệt nghiêm trọng”.

Vậy mà ngày 8-12-2017 khởi tố, bắt tạm giam. 12 ngày sau, hoàn tất hồ sơ kèm theo lệnh truy tố (20-12-2017) về tội “Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng” theo điều 165 BLHS; ngày 11-01-2018 xử tòa với hơn 18.000 bút lục nằm trên bàn công tố (mà chắc chắn các luật sư không thể đọc xong, cũng như đã không thể nghiền ngẫm hệ thống rừng luật tại VN để đưa ra lập luận nhằm bào chữa cho thân chủ của mình); và ngày 22-01-2018 thì tuyên án. Quả là một kỷ lục chưa từng có về tốc độ giải quyết vụ án trong lịch sử tố tụng của VN và có lẽ của cả hoàn cầu.

Về số tiền do nhóm này làm thất thoát trong vụ án mà cáo trạng và báo lề đảng đưa ra rồi bản án cuối cùng khẳng định, cũng là một tấn hài kịch. Báo Tuổi Trẻ ra hôm tuyên án, ngày 22-01-2018, viết: “Chốt năm 2013: Tổng công ty CP Xây lắp dầu khí VN PVC lỗ hơn 3.200 tỉ đồng”, trong thời gian “Ông Thanh làm chủ tịch Hội đồng Quản trị”. Nhưng cũng trên tờ Tuổi Trẻ ra cùng ngày, tòa đưa ra con số thất thoát lúc Trịnh Xuân Thanh làm Chủ tịch PVC là: “Về thiệt hại do hành vi của các bị cáo gây ra, tại bản kết luận giám định, giám định viên tư pháp kết luận thiệt hại do PVN và ban quản lý dự án tạm ứng cho PVC trái quy định, gây thiệt hại 119 tỉ đồng”.

Đối với Đinh La Thăng, trước đây báo chí lề đảng đã thay mặt tòa án kết cho ông đủ thứ tội và còn dự đoán: “Nếu theo cáo trạng truy tố thì ông Thăng có thể đối mặt với mức án khoảng 20 năm tù giam” (Baomoi.com ngày 08-01-2018). Nhưng rồi tại bản án tòa tuyên thì tội tham ô không còn. Và cái đuôi “gây hậu quả nghiêm trọng” trong cáo trạng cũng biến mất. Ông Thăng chỉ bị quy tội “cố ý làm trái”, do đó chịu bản án 13 năm tù. Đặc biệt bi hài nữa là số tiền 532 triệu USD mà khi còn làm Chủ tịch PVN, Đinh La Thăng đã đầu tư vào dự án dầu khí Junin-2 bên Venezuela (tức góp vốn 40%, mà với nó, PVN sẽ có thể thu về 4 triệu tấn dầu/năm, dự kiến sau 7 năm hoàn vốn), số tiền đó nay đã theo Hugo Chávez về địa ngục. Thế mà tại phiên tòa, món thiệt hại khổng lồ này, mồ hôi nước mắt của nhân dân lầm than đói khổ đóng thuế để nuôi đảng và được vị “đầy tớ nhân dân” làm mất đi, lại không được tòa nói đến.

Người ta nhớ lại ngày 16-06-2017 tại huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre, “chủ nhân đất nước” Nguyễn Văn Khang bị kết án 7 năm tù giam vì tội cướp một con vịt trị giá 174 ngàn đồng về làm mồi nhậu (báo Dân Trí). Ngày 20-07-2016 tại quận Thủ Đức thành Hồ, hai “chủ nhân đất nước” khác là Nguyễn Hoàng Tuấn và Ôn Thành Tân bị tuyên phạt 8-10 tháng tù vì tội cướp 2 ổ bánh 40 ngàn đồng vì quá đói (báo VnExpress). Ngày 27-08-2011 tại Lâm Đồng, ba “chủ nhân đất nước” Nguyễn Thanh Hà, Vi Kim Long và Vi Hoàng Bảo Hưng bị tuyên án 13 năm tù vì tội cướp hai con vịt giá 100 ngàn đồng về đánh tiết canh (báo Gia Đình). Đó là chưa kể những phiên tòa xử các công dân yêu nước, xây dựng xã hội, cổ vũ dân chủ nhân quyền trong 2 năm nay với những bản án nặng nề, mà có người còn dài hơn cả Đinh La Thăng.

Ngoài ra, cả ông Thăng lẫn ông Thanh, trong lời nói sau cùng trước tòa hôm 17-01-2018, đã cùng xin lỗi “Tổng Bí thư”, xin lỗi “bác Trọng” (với giọng điệu nịnh bợ hay đôi mắt lệ tràn), đã cùng thản nhiên đưa ra những đề nghị hết sức tha thiết với thẩm phán nhưng thật ra là với lãnh tụ đảng: La Thăng xin được tại ngoại để ăn Tết với thân nhân và bạn bè trước khi vào tù thi hành bản án, còn Xuân Thanh thì xin xử nhẹ để sớm sang… Đức chăm sóc vợ dại và con thơ!

Tất cả những nét trên đều cho thấy vụ án và phiên tòa là trò hề xét xử, vở tuồng pháp luật ngang nhiên bất chấp sự thật và chà đạp công lý vốn chỉ có dưới sự cai trị của đảng cộng sản độc tài toàn trị. Đặc biệt là tại VN hiện giờ, nơi mà thay vì phải “nhân danh công lý” để xét xử như các nước dân chủ, thì tòa lại “nhân danh nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” để xét xử và tuyên phạt, nơi mà ngành tư pháp chỉ là con rối (vì được phân công chứ không phải phân lập) nhằm tô vẽ cho ra dáng tòa án xét xử độc lập, khách quan giống thiên hạ, song mọi tội danh đã được đảng chỉ đạo gọi tên tùy toan tính chính trị, mọi mức án đã được đảng xác định nặng nhẹ tùy đảng hay phe trong đảng ghét nhiều hay ghét ít. Đó là cái mà dân ta gọi là “án bỏ túi” hay đảng ta, nhà nước ta và dư luận viên ta gọi là “Pháp quyền xã hội chủ nghĩa”!!!

2- Bất chấp liêm sỉ:

Là kẻ từng ngồi chót vót đỉnh cao quyền lực, hét một tiếng hàng triệu người phải tái mét; từng ở cương vị Bí thư thành Hồ, ghế Tứ trụ nằm trong tầm tay; từng ra lệnh đập nát chùa Liên Trì hàng trăm năm tuổi, để thực hiện dự án cướp đất tại khu đô thị Thủ Thiêm hầu làm giàu cho nhóm lợi ích của mình; từng ra lệnh thẳng tay đàn áp khốc liệt, đánh đập tàn nhẫn những công dân yêu nước, tay không xuống đường phản đối bọn tội phạm Formosa gây ra thảm họa môi trường cho cả dân tộc… Đinh La Thăng đã nghẹn ngào nói lời sau hết là mong được về chăm sóc bố đẻ già yếu đang mắc bệnh hiểm nghèo và được ăn Tết vui vẻ với gia đình, bạn bè, thân thuộc trước khi vào tù chấp hành bản án; rồi cũng mong nếu có chết thì được làm ma tự do chứ chẳng phải ma tù! Đó là chưa kể trước đó, Thăng còn nịnh bợ lãnh đạo qua câu nói: “Cảm nhận được sự nhân văn sâu sắc của tổng bí thư” với tuyên bố “xử lý cán bộ không phải dập cho người ta không ngóc lên được”.

Bốn ngày sau, đến lượt Thanh ngọt xớt “cháu-bác” để “xin lỗi” Tổng bí thư trước khi òa khóc: “Bị cáo muốn xin lỗi các lãnh đạo Đảng, Nhà nước và bị cáo xin lỗi nhân dân trong cả nước. Những ngày ở trong trại, bị cáo có lúc 5 ngày không ngủ được, đang từ 70 kg xuống còn 59 kg. Nhân đây bị cáo muốn tỏ lòng rất ân hận những việc mình đã gây ra, đến giờ bị cáo không còn cơ hội chăm sóc bố mẹ nữa.… Cháu muốn gửi lời xin lỗi đến bác Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, mong bác tha lỗi cho cháu, coi cháu như người con, người cháu trong gia đình”.

Bên cạnh đó, vào ngày 17-01, khi được Hội đồng xét xử cho nói lời sau cùng, thì có rất nhiều kẻ vừa nói vừa khóc ngon lành như con trẻ. Tờ báo mạng Soha đã liệt kê một số hình ảnh như bị cáo Nguyễn Mạnh Tiến (nguyên Phó Tổng giám đốc PVC) vừa khóc vừa nói mình đã làm khổ vợ con, tỏ dấu rất ăn năn về những lỗi lầm đã gây ra, than kể con bị bệnh hiểm nghèo, vợ sức khỏe không tốt.

Như bị cáo Phạm Tiến Đạt (nguyên kế toán trưởng PVC) và bị cáo Nguyễn Thành Quỳnh (Giám đốc kỹ thuật công nghệ Tổng Công ty CP Miền Trung – Công ty Cổ phần Đà Nẵng) cũng vừa khóc vừa nói mình thành thật nhận những sai phạm bản thân gây ra, xin lỗi và chịu trách nhiệm, mong được giảm hình phạt để trở về lo cho mẹ già và con thơ, tiếp tục đóng góp cho xã hội. Còn bị cáo Nguyễn Anh Minh (nguyên Phó Tổng giám đốc PVC) khóc nỉ nón, than kể về hoàn cảnh khó khăn của gia đình, lo ngại mức án từ 18-19 năm tù thì sẽ không còn cơ hội trở về phụng dưỡng, báo hiếu cha mẹ, con cái sẽ không nhận ra cha. Bị cáo Vũ Đức Thuận (nguyên Tổng giám đốc PVC) đã khóc đến nổi nói không thành lời. Quả là tội nghiệp !?!

Người ta nhân đây nhớ lại thái độ hiên ngang, không khóc lóc xin xỏ, không sám hối nhận tội của những tù nhân lương tâm trước tòa. Trái lại họ còn nói những lời can đảm dõng dạc, dù là trẻ tuổi, dù là nữ lưu: “Tôi không cần giảm án. Tôi chỉ cần toà xử đúng người đúng tội. Tôi cho rằng chống đảng CS không phải chống phá đất nước, dân tộc. Các ông đừng đánh đồng!” (Nguyễn Phương Uyên); “Tôi trước sau vẫn là một người yêu nước, yêu dân tộc tôi. Tôi không hề chống dân tộc tôi, tôi chỉ chống đảng CS. Mà chống đảng thì không phải là tội” (Đinh Nguyên Kha); “Tôi không chống lại nhà nước. Tôi không chống lại nhân dân. Tôi chỉ chống đảng CS! Tôi chỉ chống bất công, tham nhũng, tố cáo thảm họa môi trường!” (Trần Thị Nga); “Mỗi người chỉ có một cuộc đời nhưng dù được làm lại con vẫn sẽ làm như vậy và con tin mẹ và các con sẽ không bao giờ phải hối hận mà sẽ tự hào vì con…. Tôi mong rằng mọi người sẽ lên tiếng và đấu tranh, vượt qua nỗi sợ hãi của chính bản thân mình để xây dựng một đất nước tươi đẹp hơn.” Đúng là khí phách dân tộc!

Thái độ hèn nhát, quỵ lụy, vô liêm sỉ của các đảng viên CS cao cấp nói trên chẳng có gì khó hiểu. Được thấm nhuần chủ nghĩa duy vật vô thần (chỉ biết đời này, chẳng có đời sau, hưởng thụ là chính, không cần nhân nghĩa), được trang bị sức mạnh chính trị độc tài (tha hồ đàn áp hăm dọa, vơ vét cướp bóc) nên họ chỉ biết hai chuyện: quyền và tiền. Nay mất hết quyền và tiền do chẳng may thuộc về phe yếu trong đảng, nên họ trở lại bản chất đê hèn ti tiện. Sản phẩm của chế độ CS là vậy.

BBT bán nguyệt san Tự Do Ngôn Luận

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Tiểu ban Nhân sự đại hội đảng XIV chủ trì phiên họp đầu tiên của Tiểu ban hôm 13/3/2024 tại trụ sở Trung ương đảng. Ảnh: Vietnam Plus

Từ trường hợp ông Võ Văn Thưởng nhìn về công tác nhân sự

Nhưng thống kê lại chuỗi cán bộ cấp cao bị kỷ luật trong thời gian qua, phân tích bản chất, tìm đến nguyên nhân cốt lõi, thì đi đến kết luận rằng, công cuộc chống tham nhũng cần phải đẩy mạnh, tiến hành triệt để, nhưng phải cần đến các biện pháp khác có khả năng tiệu diệt nguyên nhân gốc rễ của quốc nạn tham nhũng.

Ông Võ Văn Thưởng tuyên thệ nhậm chức chủ tịch nước Việt Nam ngày 02/03/2023 trước Quốc Hội, Hà Nội, Việt Nam. Ảnh: AP - Nhan Huu Sang

Việt Nam: Chủ tịch nước bị cách chức, tổng bí thư bị tiếm quyền?

Có thể là một số người trong vòng quyền lực thứ nhất biết được tình hình sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng và tự cho phép khơi mào cuộc chiến hay còn gọi là cuộc đấu tranh nội bộ để giữ những vị trí cao nhất trong bộ máy Nhà nước Việt Nam. Có nghĩa là cuộc tranh giành kế thừa ông Trọng đã được phát động. (TS Benoît de Tréglodé, Giám đốc nghiên cứu Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp – IRSEM)

Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thương phát biểu trước giới truyền thông trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida tại dinh thủ tướng ở Tokyo, Nhật Bản, ngày 27 tháng 11 năm 2023. Ảnh: AP

Các nhà phân tích: Việc chủ tịch nước Việt Nam từ chức cho thấy đấu đá trong nội bộ đảng

Các nhà phân tích cho rằng việc Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thưởng từ chức trong tháng này, chỉ sau một năm trong nhiệm kỳ 5 năm, cho thấy sự đấu đá trong nội bộ đảng Cộng sản và tình trạng bất ổn chính trị tại Việt Nam, ảnh hưởng đến khả năng thu hút đầu tư nước ngoài.

Người dân Cuba biểu tình, đòi quyền sống, phản đối chính quyền gây nên tình trạng thiếu thốn nghiêm trọng lương thực, thực phẩm, điện... hôm 17/3/2024 tại TP. Santiago. Ảnh chụp màn hình video Aljazeera.com

Cuba

Trong 2 ngày 17 – 18/3 (2024) vừa rồi, truyền thông thế giới đưa tin hàng nghìn người, rồi cả vạn người dân Cuba đổ ra đường biểu tình.

… Họ, người Cuba biểu tình, đòi quyền sống, phản đối chính quyền gây nên tình trạng thiếu thốn nghiêm trọng lương thực, thực phẩm, điện. Trước đó mấy ngày, dân chúng cũng biểu tình sau khi nhà nước đột ngột tăng giá xăng đến… 500%. Họ không hô “tự do hay là chết” nữa, mà hô “dân chủ hay là chết,” “quyền sống hay là chết,” “lương thực hay là chết.”