Bao lâu CSVN còn nắm chính quyền: Đất nước còn nguy cơ bị mất vào tay Trung Cộng

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Những ngày gần đây, có tin bãi đất bồi mang tên Tục Lãm thuộc tỉnh Quảng Ninh, nằm ở phía nam cửa sông Hà Khẩu, tức là thuộc lãnh thổ Việt Nam, đang bị Trung Cộng đòi Hà Nội phải cắt nhượng. Nguồn tin được kiểm chứng trên đây còn cho biết thêm, tập đoàn lãnh đạo CSVN có ý định nhượng bộ yêu sách của Bắc Kinh.

Cũng nên nhớ là sau khi đảng CSVN đã ký kết các Hiệp Định, Hiệp Ước cắt đất, nhượng biển cho Trung Quốc, kẻ thù truyền kiếp của dân Việt, kẻ luôn có ý đồ xâm lăng, thôn tính lãnh thổ nước ta trong suốt gần 5000 năm lịch sử, Bắc Kinh đã hối thúc Hà Nội phải cấp tốc cắm cọc mốc phân ranh đường biên giới. Mặc dù đã có những văn bản được ký kết nêu trên, Bắc Kinh vẫn bắt Hà Nội phải tham gia nhiều vòng đàm phán trước khi cắm cọc mốc trên địa thế. Ví dụ, tờ Việt Báo điện tử của Nhà Nước, ngày 30/12/2004 đưa tin về cuộc hội họp đàm phán ngày 27 và 28/12/2004 tại Bắc Kinh như sau “Cụ thể, hai bên thống nhất ưu tiên phân giới cắm mốc tại các khu vực nhạy cảm như các khu vực cửa khẩu, khu vực thác Bản Giốc và cửa sông Bắc Luân nhằm tạo xung lực cho công tác phân giới cắm mốc trên toàn tuyến…”. Mục đích của Bắc Kinh qua những vòng gọi là đàm phán này là bắt CSVN phải công nhận những vùng chúng đã lấn chiếm, hoặc đang dùng áp lực để lấn chiếm thêm. Chính qua những vòng đàm phán bán nước này mà không những Thác Bản Giốc đã bị Trung Cộng lấy mất, mà còn nhiều vùng rộng lớn đất đai của Tổ Quốc đã bị CSVN cắt dâng cho quan thày Bắc Kinh của chúng. Cụ thể: Các dãy núi tại tỉnh Hà Giang là Núi Đất hay cao điểm 1509 thuộc huyện Vị Xuyên nay đã trở thành Lão Sơn của Trung Cộng; Núi Bạc hay ngọn 1250 thuộc huyện Yên Minh, nay là Giải Âm Sơn thuộc Tầu; và các dãy khác như các cao điểm 1545, 772, 233 cũng đã bị cắt mất. Tại Lạng Sơn, các dãy 820, 636 thuộc xã Quốc Khánh, huyện Tràng Định; khu vực Bình Độ 400 sau cột mốc 26 thuộc huyện Cao Lộc cũng đã thuộc Trung Cộng.

JPEG - 9.7 kb
Ảnh: Hạnh Nguyễn

Hơn thế nữa, có những nơi, sau các Hiệp Ước, Hiệp Định, sau các vòng đàm phán và kể cả sau khi đã cắm cột mốc biên giới, Trung Cộng còn bắt CSVN phải cắt nhượng thêm đất cho chúng như ở Tục Lãm chẳng hạn. Cũng nên biết là trên cơ sở những tài liệu từ thời Pháp thuộc, những thỏa nhượng của CSVN trong các vòng đàm phán với Trung Cộng, và các Hiệp Ước Biên Giới trên đất liền (30/12/1999), Hiệp Định phân định Vịnh Bắc Bộ và Hiệp Định hợp tác nghề cá (25/12/2000), cửa sông Bắc Luân là điểm khởi đầu bờ biển cũng như khởi đầu biên giới trên bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc. Thực chất, trên bộ, giòng sông chảy qua thị xã Móng Cái, qua cửa khẩu Bắc Luân và cũng là “giòng sông biên giới”, vì đường biên giới Việt Nam – Trung Quốc chạy theo đường phân thủy của nó, mang tên là sông Ka Long. Sông Ka Long đổ ra Vịnh Bắc Bộ tại Hà Khẩu.

Thiết tưởng cũng nên phân biệt cửa sông Bắc Luân và “cửa khẩu quốc tế Bắc Luân” nằm trong thị xã Móng Cái. Thị xã Móng Cái nằm trên bờ Nam sông Kalong, bên kia sông là thị xã Đông Hưng của Trung Quốc. Hai bên nối với nhau bằng một cây cầu. Cửa khẩu của hai bên được xây cất ở hai đầu cầu. Cũng ở hai bên đầu cầu CSVN và Trung Cộng, vào ngày 27/12/2001 đã cử hành lễ khánh thành cột mốc đầu tiên của khoảng 1400 cột mốc dọc theo biên giới trên bộ. Cột mốc biên giới này mang số 1359.

JPEG - 12 kb
Ảnh: Hạnh Nguyễn

Trở lại vị trí của bãi Tục Lãm. Bãi đất bồi này nằm phía nam song Ka Long và từ nhiều năm nay nhà nước CSVN đã cho bộ đội biên phòng tới trấn thủ. Đồng thời họ cũng đã biến vùng này thành một khu kinh tế mới và đưa dân tới đây khai khẩn. Từ một vùng địa đầu giới tuyến hoang vu, sình lầy, bàn tay lao động của người Việt Nam trong hàng chục năm qua đã biến nó trở thành một khu trù phú với đầy vườn cây ăn trái, ruộng nuôi tôm, ao thả cá… Để đổi lấy cuộc sống tạm gọi là sung túc hiện tại, người dân ở đây đã “phải ngày ngày đối phó với thiên nhiên và những áp lực lấn chiếm“. Chính vì vậy mà người dân vùng này đã kiên quyết bảo vệ từng tấc đất của họ, của Tổ Quốc Việt Nam. Bài viết “Làng biên giới” trên trang mạng đài Tiếng Nói Việt Nam ngày 5/1/2007 nói về vùng đất “bãi bồi cửa biển” này đã đề cập đến vai trò bảo vệ lãnh thổ của cư dân tại 8 thôn xã Hải Hòa như sau: “Thôn 7 có 100% số hộ ký cam kết tham gia bảo vệ an ninh biên giới. Lúc nào đồn biên phòng cần huy động là mọi người dân sẵn sàng tham gia ngay lập tức. Ai cũng hiểu, có giữ vững đường biên thì mới ổn định được kinh tế nhà mình”.

Nhưng không biết người dân xã Hải Hòa có còn bảo vệ được Bãi Tục Lãm của họ, của đất nước trong bao lâu nữa khi đám đầu lãnh CSVN ở Hà Nội đã tiếp đón những tên thái thú Bắc Kinh đến đòi họ phải cắt nhượng vùng “bãi đất bồi cửa biển” này? Họ dành quyền bán nước và không chấp nhận để nhân dân tham gia bảo vệ bờ cõi. Cứ nhìn họ xua công an cơ động đàn áp vũ phu các cuộc biểu tình của thanh niên sinh viên phản đối Trung Cộng bắn giết ngư phủ, cướp đất, cướp biển…; bắt giam những người đấu tranh bảo vệ lãnh thổ… đủ thấy nguồn tin báo động bè lũ lãnh đạo “có vẻ nghiêng về giải pháp giao nhượng” là chính xác. Báo đài trong nước hoàn toàn ém nhẹm tin tức vụ này. Sở dĩ người ta biết được là vì trong số những người ai biết việc đã có người không cam tâm đồng lõa bán nước với tập đoàn lãnh đạo CSVN. Nhân dân rất hoan nghênh tinh thần yêu nước của những người này để phá vỡ âm mưu bán nước của lãnh đạo CSVN. Vì bao lâu CSVN còn nắm chính quyền thì nguy cơ đất nước bị Trung Cộng lấn chiến còn tồn tại.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Vương Đình Huệ tại buổi đón tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi ông này đến Hà Nội hôm 12/12/2023. Ảnh: Minh Hoang/POOL /AFP via Getty Images

Vương Đình Huệ gãy ghế?

Vài ngày qua, trong lúc cả thế giới căng mắt theo dõi cuộc đấu tay đôi giữa Israel và Iran với nỗi lo thùng thuốc súng Trung Đông sẽ bùng cháy dữ dội, nguy cơ dẫn tới chiến tranh thế giới thì dư luận Việt Nam lại chú mục vào tin đồn một “trụ” nữa trong “tứ trụ” có nguy cơ phải về vườn.

Thực trạng người lao động trẻ tại Việt Nam và giải pháp

Theo thống kê của Tổng cục Thống kê Việt Nam, số người lao động trẻ từ 15 tuổi lên là 52,4 triệu, chiếm 53,3% tổng dân số.

Thời gian qua, tình trạng thu nhập thấp và việc làm bấp bênh nói lên thực trạng khó khăn của người lao động Việt Nam, nhất là trong giới lao động trẻ.

Các chuyên gia nói gì? Đâu là nguyên nhân và giải pháp?

Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) của CHXHCN Việt Nam

Một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) của CHXHCN Việt Nam, tám tổ chức nhân quyền Việt Nam và quốc tế sẽ cùng tổ chức một hội thảo vào ngày 6 tháng 5 năm 2024 để báo động tình trạng vi phạm nhân quyền đang tiếp diễn ở Việt Nam hiện nay.

Hội thảo “Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng tại Việt Nam & hành động để tranh đấu cho nhân quyền” sẽ quy tụ các chuyên gia và nhà hoạt động nhân quyền.

Lãnh đạo Hoa Kỳ (giữa), Nhật Bản (phải) và Philippines họp thượng đỉnh tại Washington DC hôm 11/4/2024. Ảnh: Reuters

Thế trận an ninh mới ở Á châu: Việt Nam có thể bình thản được bao lâu?

Cuộc gặp thượng đỉnh ba bên Mỹ – Nhật Philippines hôm 11/4/2024 được nhận định đã truyền đi nhiều tín hiệu về một thế trận mới ở Châu Á nói chung và Biển Đông nói riêng. Tổng thống Philippines Marcos nói “nó sẽ thay đổi cục diện trong khu vực, ở xung quanh Biển Đông, ở ASEAN, ở châu Á.”

… Ba nước tuyên bố bảo vệ các nguyên tắc của Luật biển Quốc tế đối với Biển Đông, lên án các hành động hung hăng của Trung Quốc đối với Philippines tại bãi Cỏ Mây hơn một năm qua.