Bản tuyên bố về tình hình bất ổn gần đây trên địa bàn giáo xứ Song Ngọc, huyện Quỳnh Lưu

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Giáo phận Vinh
Giáo hạt Thuận Nghĩa

Thuận Nghĩa, ngày 13 tháng 6 năm 2017

BẢN TUYÊN BỐ
Về những bất ổn xảy ra gần đây trên địa bàn giáo xứ Song Ngọc, huyện Quỳnh Lưu

Kính gửi:
– Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An
– Sở Công an tỉnh Nghệ An
– Ủy ban nhân dân huyện Quỳnh Lưu
– Công an huyện Quỳnh Lưu

Hôm nay, ngày 13 tháng 6 năm 2017, Linh mục đoàn và giáo dân thuộc Giáo hạt Thuận Nghĩa, Giáo phận Vinh cùng bày tỏ quan điểm của mình về tình hình bất ổn gần đây trên địa bàn giáo xứ Song Ngọc, huyện Quỳnh Lưu.

SỰ KIỆN

Vào ngày 28 tháng 05 năm 2017, công an và quân đội Quỳnh Lưu tập trận bằng mìn và bắn súng trước cổng nhà thờ giáo họ Văn Thai, nơi đông dân cư sinh sống.

Vào đêm 30 và 31 tháng 05 năm 2017, giáo dân họ Văn Thai thuộc xứ Song Ngọc bị hàng trăm người dùng hung khí tấn công và phá hoại tài sản cá nhân.

Từ tối 01 tháng 6 năm 2017 đến nay, chính quyền Nghệ An huy động lực lượng công an đến tận địa phương với mục đích “ổn định tình hình ở Song Ngọc”.

Tuy nhiên, nhiều vấn đề xảy ra trong những ngày qua khiến chúng tôi nghi ngờ thiện chí của chính quyền trong việc vãn hồi ổn định trật tự, cụ thể như sau:

1) Các thanh niên mặc đồng phục cầm cờ đỏ sao vàng chạy xe máy rú ga, rú còi cảnh sát gây náo loạn trên các đường làng, với sự có mặt của công an.

2) Sự quấy rối như trên tiếp tục diễn ra, bao gồm những hành động nguy hiểm như sau: ném đá vào nhà thờ và nhà dân vào ban đêm, ném đá vào anh em bảo vệ của giáo xứ, chạy xe máy kéo lê vũ khí trên đường, đốt lửa sát cạnh làng Song Ngọc lúc 2 giờ sáng ngày 11 tháng 6…

3) Mang dao chặt phá tài sản, uy hiếp vợ con và đuổi khách hàng gia đình anh Ngô Văn Hải thuộc xóm 9, Sơn Hải, Quỳnh Lưu, Nghệ An, vào chiều ngày 11 tháng 6.

4) Đe dọa các gia đình và chủ tàu giao tiếp và thương giao làm ăn với các gia đình công giáo.

5) Treo và giăng xung quanh trên đường phố và khu vực chợ búa đông người các biểu ngữ mang nội dung kích động người dân tẩy chay và đòi trục xuất hai vị linh mục Nguyễn Đình Thục và Đặng Hữu Nam khỏi huyện Quỳnh Lưu.

6) Mang đơn với nội dung tẩy chay và đòi trục xuất hai vị linh mục Nguyễn Đình Thục và Đặng Hữu Nam khỏi huyện Quỳnh Lưu đến các gia đình và chợ để lấy chữ ký.

NHẬN ĐỊNH

Từ sự việc xảy ra như trên, chúng tôi nhận định rằng những việc làm này được thực hiện một cách có tổ chức và ngang nhiên trước sự chứng kiến của công an và chính quyền. Nói thẳng, lực lượng công an biết rõ những người thực hiện hành vi ném đá vào nhà thờ và nhà dân, tấn công công dân và đập phá tài sản cá nhân, v.v… nhưng không nghiêm túc xử lý theo pháp luật mà còn làm ngơ để kẻ gây án nghiêm trọng đó.

Tuy chính quyền điều động một lực lượng lớn lên đến hàng trăm công an canh gác mỗi đêm để làm điều gọi là “bảo đảm ổn định trật tự”, nhưng mặt khác không ai khác hơn chính quyền đã dung túng những người cố tình gây phạm pháp, gây kích động, hằn thù và chia rẽ lương giáo.

Xâu chuỗi các sự kiện xảy ra, chúng tôi khẳng định động cơ sâu xa của hành động bao che và xúi giục hành vi gây án nghiêm trọng nói trên là nhằm tạo sức ép lên giáo dân, Giáo hạt và Giáo phận để thực hiện điều được ghi trong các biểu ngữ là kích động người dân tẩy chay và đòi trục xuất hai vị linh mục Nguyễn Đình Thục và Đặng Hữu Nam khỏi huyện Quỳnh Lưu.

Ý đồ trục xuất hai vị linh mục Nguyễn Đình Thục và Đặng Hữu Nam khỏi huyện Quỳnh Lưu cho thấy chính quyền cố tình che đậy sự thật về thảm họa môi trường do Công ty Formosa gây ra và bằng mọi cách ngăn cản sự đấu tranh chính đáng của người dân về vấn đề Formosa.

TUYÊN BỐ

Từ sự kiện và nhận định trên, chúng tôi bao gồm các linh mục và giáo dân trong Giáo hạt Thuận Nghĩa tuyên bố yêu cầu chính quyền tỉnh Nghệ An và huyện Quỳnh Lưu như sau:

Thứ nhất, chấm dứt ngay sự khủng bố cả tinh thần lẫn vật chất đối với người dân Giáo xứ Song Ngọc.

Thứ hai, chấm dứt những việc làm gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc trong địa bàn Giáo xứ Song Ngọc.

Thứ ba, nghiêm túc điều tra tìm ra thủ phạm tấn công giáo dân những ngày qua và xử lý theo đúng pháp luật.

Thứ tư, đề nghị chính quyền tỉnh Nghệ An phải có kiến nghị với chính phủ để các nạn nhân của thảm họa Formosa thuộc tỉnh Nghệ An được đền bù thỏa đáng.

Linh mục quản hạt
Antôn Nguyễn Văn Đính

Các linh mục thuộc Giáo hạt Thuận Nghĩa đồng ký tên

Nơi gửi:
– Như trên
– Tòa Giám Mục Xã Đoài
– Các linh mục trong Giáo phận Vinh

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.