Bản lên tiếng về việc mục sư Nguyễn Trung Tôn bị bắt cóc và hành hung

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Hội Anh Em Dân Chủ cực lực lên án an ninh, mật vụ CSVN đã cướp của, bắt cóc, đánh đập tàn nhẫn thành viên HAEDC, Mục Sư Nguyễn Trung Tôn và Anh Nguyễn Viết Tứ.

Đêm 27 và sáng ngày 28/02/2017, Ms Tôn và bạn của ông là Anh Nguyễn Viết Tứ đi từ Thanh Hóa đến Quảng Bình để tìm phần mộ người thân liệt sỹ đã hy sinh, mất tích trong chiến tranh, đồng thời thăm một số bà con trong đợt thảm họa lũ lụt miền trung 2016, mà ông đã vài lần đến giúp từ thiện.. Khi xuống xe tại ngã tư thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình thì tức khắc bị đám côn đồ, an ninh, mật vụ CSVN 7-8 người thường phục dùng tuýt sắt tấn công dã man. Sau đó hai ông bị trùm đầu tống lên xe chở đến vứt tại vùng núi xa xôi, hẽo lánh thuộc xóm 13, xã Hà Linh, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh.

Trên đường đi mật vụ CSVN đã trói tay nạn nhân và không ngừng đánh. Thỉnh thoảng họ dừng xe lôi hai nạn nhân xuống đường hành hung. Dùng gót dày dẫm đạp lên người, đặc biệt lên ngón tay chân nạn nhân. Nạn nhân bị lột hết quần áo, cướp hết tài sản trước lúc bị ném vào rừng hoang với thân xác trần truồng, mình đầy thương tích, máu me đầm đìa trong đêm khuya lạnh buốt. Nạn nhân phải tự cởi trói cho mình bằng miệng và lê lết dìu nhau tìm sự cầu cứu. Sau đó một gia đình địa phương đã phát hiện nạn nhân và đã giúp lửa sưởi ấm cũng như áo quần, thức ăn mong cầm cự tới sáng, trước lúc bạn bè tiếp cận đón nạn nhân về sơ cứu và thuê xe cho Mục Sư Tôn và bạn ông trở về Thanh Hóa chính thức điều trị.

Mục Sư Tôn ngoài công việc rao giảng lời Chúa, Ông cũng là người bất đồng chính kiến, đang tranh đấu vì dân chủ nhân quyền, môi trường và toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam. Ông luôn chỉ trích, phản đối chính sách dốt nát của chính quyền độc tài đảng trị CSVN trong vấn đề chung quản trị đất nước, nguyên nhân khiến tham nhũng, bất công, tụt hậu dân tộc và hiểm họa bị Hán hóa bởi Trung Cộng.

Thay vì chính quyền CSVN lắng nghe trăn trở, chia sẽ với công dân yêu nước như ông, thì ngược lại CSVN lại xem ông như cái gai trong mắt và tìm đủ mọi cách hèn hạ để triệt hạ, ám hại ông. Như bắt ông tù đày, dùng đài phát thanh địa phương tuyên truyền, xuyên tạc, vu khống, chụp mũ hòng bôi nhọ lý tưởng yêu nước thiêng liêng của ông. Mặt khác triệt kế sinh nhai của gia đình ông, như cho côn đồ đập phá quán xá, hàng hóa vợ ông, và đe dọa, khủng bố gia đình ông bằng cách ném mắm tôm, chất uế thải vào nhà ông và vào phần mộ phụ thân quá cố của ông .. vv..và cao điểm vụ việc hành hung cướp của đối với Mục Sư Tôn và bạn ông ngày 27-28/02/2017.

HAEDC tuyên bố:

1. Chính quyền CSVN phải ngưng ngay các hành vi đê tiện , độc ác nhằm khủng bố, đàn áp, truy sát, hãm hại tàn nhẫn Mục Sư Tôn nói riêng và toàn thể người có tiếng nói đối lập với chính quyền, vì sự thật, công lý cho dân chủ, tự do tại Việt Nam.

2. Chính quyền CSVN phải tôn trọng hiến pháp, luật pháp Việt Nam, đồng thời tuân thủ đầy đủ luật quốc tế, hiến chương nhân quyền, các công ước quốc tế mà CSVN đã ký kết. Trên tinh thần là thành viên hội đồng nhân quyền LHQ.

3. HAEDC mạnh mẽ lên án CSVN vi phạm nhân quyền và thiết tha kêu gọi các tổ chức bảo vệ nhân quyền, hãng truyền thông, các nước dân chủ văn minh trên thế giới, đồng bào quốc nội và hải ngoại đồng thanh lên án CSVN và có chế tài để trừng phạt đích đáng.

Chế độ chính trị độc tài chỉ là giai đoạn lịch sử. Sớm muộn chắc chắn sẽ bị thay đổi. Đến lúc đó quốc dân sẽ định đoạt thì hết bề chối cải, không còn cơ hội. Vậy CSVN nên giác ngộ thay đổi, cởi trói cho dân tộc vì một Việt Nam dân chủ tự do. Đây là lối thoát duy nhất cho CSVN và hồng phúc tổ quốc trước khi quá muộn.

Việt Nam ngày 03 tháng 3 năm 2017

Thay mặt HAEDC
Phát Ngôn Nhân HAEDC
Nguyễn Trung Trực

Nguồn: Hội Anh Em Dân Chủ

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 22 – 28/4/2024

Nội dung:

– Tưởng niệm Quốc Tổ Hùng Vương tại thành phố Hamburg, Bắc Đức;
– Kêu gọi tham gia biểu tình và văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR tại Genève, Thụy Sĩ;
– Mời tham dự và đón nghe: i) Hội luận “49 năm sau biến cố 30/4/1975 – Tại sao hòa giải với Mỹ mà không với Dân tộc?;” ii) Chương trình văn nghệ gây quỹ Hát Cho Đồng Bào Tôi với chủ đề “Tháng Tư thắp nén hương trầm;” iii) Hội luận “UPR – Tường trình đến quốc tế việc nhà nước CSVN đàn áp tôn giáo;”
– Quan điểm của Việt Tân về tình hình đất nước trước những biến động chính trị trong nội bộ đảng CSVN.

Ông Vương Đình Huệ phát biểu trong khóa họp Quốc hội, Hà Nội, Việt Nam, ngày 23/10/2023. Ảnh: AFP - STR

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ phải từ chức

Hãng tin Anh Reuters cho rằng việc chủ tịch Quốc hội Việt Nam phải từ chức lại càng làm dấy lên nhiều nghi vấn về ổn định chính trị tại Việt Nam nhất là sau vụ Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã nhanh chóng bị cho thôi các chức vụ hồi tháng 3/2024. Ông Thưởng là chủ tịch nước thứ nhì bị cách chức trong vòng một năm, sau ông Nguyễn Xuân Phúc.

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.