Về phiên tòa xét xử Hoàng Đức Bình và Nguyễn Nam Phong ngày 25.1.2018

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Lên Tiếng
Về Phiên tòa xét xử Hoàng Đức Bình và Nguyễn Nam Phong ngày 25.1.2018 của Tòa Án Nhân Dân tỉnh Nghệ An.

1- Hoàng Đức Bình, sinh năm 1983 tại Hưng Nguyên, Nghệ An là một người yêu Nước, thương Dân.

Trong những năm tháng sống tại Sài Gòn, Hoàng Đức Bình luôn giúp đỡ những người nghèo khổ, bênh vực những người công nhân thấp cổ bé họng bị giới chủ bóc lột, chèn ép.

Hoàng Đức Bình đã nhiều lần bị công an bắt và đánh đập tàn nhẫn.

Khi được tin Công ty Formosa thải chất độc ra biển, gây ô nhiễm hàng trăm km biển miền Trung, đầu độc môi trường sinh sống của hàng chục triệu người, Hoàng Đức Bình đã đến với bà con Ngư dân đồng cam cộng khổ, giúp đỡ, hướng dẫn người dân lên tiếng bảo vệ môi trường, đòi Công ty Formosa phải bồi thường thiệt hại.

Hoàng Đức Bình được hàng triệu người dân miền Trung thương mến tin yêu.

Những việc làm của Hoàng Đức Bình đáng lẽ phải được nhà nước khuyến khích, hỗ trợ.

Nhưng, Hoàng Đức Bình lại trở thành cái gai trong mắt của nhà cầm quyền.

Đã nhiều Hoàng Đức Bình bị công an Nghệ An, Hà Tĩnh truy sát, khủng bố.

Ngày 15 tháng 5 năm 2017, khi đang ngồi trong xe cùng linh mục Nguyễn Đình Thục, hàng chục công an bịt mặt đã tấn công, bắt cóc Hoàng Đức Bình và đánh đập Hoàng Đức Bình dã man trước mặt nhiều người. Hành động côn đồ đó đã làm người dân phẫn nộ. Hàng ngàn người đã đến bao vây đồn công an huyện, đòi phải thả ngay Hoàng Đức Bình.

Nhà cầm quyền đã phải huy động hàng ngàn công an, bộ đội,xe đặc chủng, kể cả dùng hệ thống âm thanh có công suất rất lớn để trấn áp người dân.

Hoàng Đức Bình bị biệt giam từ ngày bị bắt.

2- Nguyễn Nam Phong, sinh năm 1980 tại Quỳnh Lưu, Nghệ An.

Là một Giáo dân hiền lành, tử tế, chỉ vì thương người dân không còn đường sinh sống vì biển bị ô nhiễm do Công ty Formosa thải chất độc hại, Nguyễn Nam Phong đã lái xe đưa Linh Mục Nguyễn Đình Thục đến tất cả mọi nơi có thảm họa để giúp đỡ người dân.

Nhà cầm quyền căm thù, hãm hại khởi tố tội chống người thi hành công vụ.

3- Từ những thực tế trên đây, Phong Trào Lao Động Việt (PTLĐV) mạnh mẽ phản đối cáo trạng của tòa án cộng sản, phản đối sự vu cáo hèn hạ, ngụy tạo chứng cứ để đàn áp những người yêu nước.

PTLĐV phản đối phiên tòa ngày 25.01.2018 của tòa án tỉnh Nghệ An xét xử Hoàng Đức Bình và Nguyễn Nam Phong. Hoàng Đức Bình và Nguyễn Nam Phong vô tội.

PTLĐV yêu cầu nhà cầm quyền trả tự do ngay cho Hoàng Đức Bình và Nguyễn Nam Phong.

Phong Trào Lao Động Việt
Chủ Tịch: Đỗ Thị Minh Hạnh.

Nguồn: Phong Trào Lao Động Việt

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.

Việt Nam sẽ trải qua cuộc chính biến trong thời gian tới?

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ từ chức hay không sau khi trợ lý thân tín Phạm Thái Hà bị bắt? Tình hình chính trị Việt Nam sẽ ra sao trong thời gian tới khi thượng tầng chính trị đang rối loạn? Liệu cuộc sát phạt giữa hai phe trong đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ khiến nền kinh tế, chính trị trong nước bất ổn? Và làm sao để có được nền tự do dân chủ cho Việt Nam…

Đó là những vấn đề được phân tích sâu hơn trong hội luận của RFA, mời quý vị cùng theo dõi: Ông Lý Thái Hùng – Chủ tịch Đảng Việt Tân và Luật sư Vũ Đức Khanh – Tổng Thư ký Liên minh Dân tộc Việt Nam.