Bắc Kinh: Đường rút an toàn của CSVN?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Từ hai năm qua, đặc biệt là từ sau Hội nghị 6 của Trung ương đảng CSVN vào tháng 10 năm 2012, lãnh đạo CSVN ở vào hai thế khó xử:

Thứ nhất là không dám đưa ra bất cứ biện pháp kỷ luật nào đối với những cán bộ lãnh đạo bị đánh giá là “suy thoái đạo đức” sau khi có kết quả ‘phê và tự phê’ để ngăn chận tình trạng tham ô nhũng lạm. Đặc biệt là Bộ chính trị đã không kỷ luật được ông Nguyễn Tấn Dũng (mà còn che giấu gọi là đồng chí x) vì sợ tạo ra những cuộc “đấu đá” ngầm giữa phe ông Dũng với phe kình chống. Điều này đã được ông Nguyễn Phú Trọng nói xa gần trong cuộc tiếp xúc với cử tri ở Hà Nội hôm mồng 1 tháng 12, 2012 rằng: “kỷ luật mà không tính kỹ thì lại rối, mai kia là ân oán, thù oán, đối phó, thành phe phái, rối nội bộ….”

Thứ hai là không dám thỏa mãn những đòi hỏi tôn trọng nhân quyền của Hoa Kỳ để đổi lấy việc mua vũ khí chiến lược hầu tăng cường phòng thủ trước sự hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông, vì vẫn mang nặng tư duy của thời Chiến Tranh Lạnh: coi Hoa Kỳ là thù địch và sợ Hoa Kỳ thúc đẩy diễn biến hòa bình làm sụp đổ đảng từ bên trong. Điều này đã được ông Phùng Quang Thanh viết trong Tạp chí quốc phòng số tháng 12/2012 rằng: “thế lực thù địch (ám chỉ Hoa Kỳ) tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động chống phá bằng chiến lược ‘Diễn biến hòa bình’ sử dụng các chiêu bài ‘dân chủ’, ‘nhân quyền’, ‘dân tộc’, ‘tôn giáo’, thúc đẩy ‘tự diễn biến’, ‘tự chuyển hóa’, hòng làm thay đổi chế độ chính trị ở nước ta; khi có cơ hội, chúng sẵn sàng phát động chiến tranh xâm lược.”

Nỗi ám ảnh “diễn biến hòa bình” bỗng chốc trở nên nguy kịch hơn khi hiện tượng “tự diễn biến” xuất hiện ngày một nhiều với hàng loạt những phê phán, chỉ trích đảng nặng nề, thẳng thừng ngay từ những đảng viên kỳ cựu. Nhất là hiện tượng kêu gọi đảng “lột xác”, chấp nhận đa nguyên, đa đảng xảy ra dồn dập… khi đảng cho mở “hộp giun” hiến pháp.

Mọi kế sách của CSVN, do đó, đã không nhằm giải quyết các vấn nạn trầm trọng của đất nước như kinh tế suy thoái, xã hội bất ổn, dân tình ta thán, nguy cơ xâm lược của phương Bắc, mà ưu tiên bảo vệ chế độ và chống “diễn biến hòa bình”. Ông Phùng Quang Thanh đã khẳng định rằng: Nhiệm vụ hàng đầu của CSVN trong thời gian tới là “chủ động đấu tranh làm thất bại chiến lược ‘diễn biến hòa bình’ của các thế lực thù địch”, rồi sau đó mới là “các hành động xâm phạm chủ quyền, lãnh thổ của Tổ quốc.”

Quan điểm nói trên của ông Phùng Quang Thanh đã phản ảnh rất rõ những suy nghĩ của 14 ủy viên Bộ chính trị đảng CSVN trong tình hình hiện nay: để giữ chặt quyền lực độc tôn, CSVN không thể tách rời khỏi mối liên hệ với Bắc Kinh. Quan điểm này đã giải thích lý do vì sao CSVN đã để cho một số cán bộ cao cấp như ông Nguyễn Thế Kỷ (Phó trưởng ban tuyên giáo), Đại tá Trần Đăng Thanh (Viện nghiên cứu chiến lược Bộ quốc phòng), Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh (Thứ trưởng Bộ quốc phòng) công khai đề cập về “công ơn” và “đối xử hòa bình” với nước láng giềng Trung Quốc.

Vừa qua, Thủ tướng Abe của Nhật Bản đã chọn Việt Nam là quốc gia đầu tiên ghé thăm trong chuyến công du ba nước Thái Lan, Nam Dương và Việt Nam sau khi được tái tín nhiệm chức Thủ tướng vào cuối năm 2012. Ông Abe chọn đến Việt Nam vào lúc này không gì khác hơn là muốn vận động Hà Nội “liên minh” với Nhật Bản và Phi Luật Tân để chống lại các hiểm họa bành trướng của Trung Quốc trên biển Đông, đe dọa đường vận chuyển dầu thô và hàng hóa của Nhật Bản.

Cộng sản Việt Nam đón tiếp ông Abe như một nghĩa cử “cảm ơn” về khoản viện trợ ODA dồi dào mà chính quyền đảng Tự Do Dân Chủ của ông Abe đã bỏ ra cho CSVN trong 20 năm vừa qua, hơn là đáp ứng các yêu cầu chống Trung Quốc của Nhật. Dù mang ơn giúp đỡ của Nhật Bản nhưng CSVN khó có thể quay lưng với Trung Quốc vào lúc này.

CSVN không dám chống lại Trung Quốc không chỉ vì hai đảng và hai nước cùng nằm trong hệ thống xã hội chủ nghĩa hay vì đang phải dựa vào đầu tư và tiền vay mượn từ Trung Quốc để cứu nguy nền kinh tế, mà còn một nguyên nhân quan trọng khác, phát sinh từ khoảng một năm nay, khi dấu hiệu “tự sụp đổ trong nội bộ” đang trở thành mối đe dọa nguy hiểm.

Hàng loạt những thất bại về kế hoạch xây dựng các tập đoàn kinh tế để phát triển thành quốc gia công nghiệp hiện đại vào năm 2020 và những bất ổn xảy ra liên tục ở các huyện nông thôn về chính sách đất đai, đã khiến cho lãnh đạo CSVN thấy rõ là niềm tin của đảng viên vào họ không còn nữa. Ông Hữu Thọ từng là cựu Tổng biên tập báo Nhân Dân đã nói lên thực trạng này bằng nỗi ưu tư đầu năm 2013 rằng: “quan hệ giữa người Đảng viên bình thường và người lãnh đạo đang có xu hướng gia tăng khoảng cách, không còn được như thời chúng ta là những người đồng chí với nhau chung một chiến hào.”

Trong bối cảnh đó, nội bộ đảng CSVN hiện chia làm hai xu hướng:

Xu hướng thứ nhất là thành phần cán bộ giàu có tìm cách đưa con cái và gia đình đi ra nước ngoài dưới dạng du học hay làm ăn để qua đó tẩu tán tài sản nếu một mai ‘diễn biến hòa bình’ thật sự xảy ra. Theo số liệu của Ngân hàng nhà nước CSVN cho biết là hàng năm hiện có khoảng hơn 2 tỷ Mỹ Kim chuyển ra nước ngoài dưới dạng chuyển ngân tiền học, chưa kể hàng tỷ Mỹ Kim khác chuyển dưới dạng không chính thức.

Xu hướng thứ hai là thành phần cán bộ đảng viên còn chút ràng buộc về lý tưởng cộng sản tìm cách vận động thành phần lãnh đạo chấp nhận một số thay đổi về kinh tế, chính trị, xã hội mà cụ thể là giảm bớt sự độc quyền của đảng, chấp nhận một hình thái đa nguyên về chính trị hầu tránh cho đảng không bị tan rã toàn diện trong bối cảnh xảy ra ‘diễn biến hòa bình’.

Cả hai xu hướng nói trên đều đẩy lãnh đạo CSVN – đặc biệt là 200 ủy viên Trung ương đảng khóa VII hiện nay – rơi vào tình thế rất khó xử. Họ khó có thể lùi bước chấp nhận đa đảng vì đó là con đường dẫn đến tự sát như ông Nguyễn Minh Triết đã từng nói. Họ cũng không thể đưa con cháu và chuyển tài sản sang các nước Âu Mỹ như những cán bộ bình thường vì có ngày sẽ bị các nước này phong tỏa trắng tay như đã từng làm đối với thành phần quân phiệt Miến.

Lãnh đạo CSVN chỉ còn phương cách duy nhất là tung ra những biện pháp thay đổi vá víu như hô hào góp ý cải sửa hiến pháp 1992 hay thổi phồng việc đưa Nguyễn Bá Thanh ra nắm ban nội chính trung ương chống tham nhũng…. để câu giờ. Trong khi đó họ cố chịu nhục, cúi đầu phục vụ các đòi hỏi của Bắc Kinh để khi đảng bị thoái trào thì dẫn vợ con và gia đình vượt biên giới sang tỵ nạn Trung Quốc.

Con đường Bắc Kinh là giải pháp tự cứu của lãnh đạo CSVN khi có biến động. Điều đáng tiếc cho lãnh đạo CSVN là đã mù quáng không nhìn ra những thay đổi tất yếu của lịch sử nhân loại và tiếp tục nhắm mắt tin vào đàn anh Trung Quốc. Xã hội Trung Quốc hiện cũng có rất nhiều mầm mống mâu thuẫn chực chờ bùng nổ không thua gì ở Việt Nam từ kinh tế, xã hội, giáo dục, môi trường… Chính Trung Quốc đang phải trực diện với những đột biến chính trị có thể xảy ra bất cứ lúc nào, do đó không phải là nơi “an toàn” để dung thân cho thành phần đã và đang lãnh đạo đảng CSVN.

Lý Thái Hùng
15/2/2013

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.