Bản án chế độ Cộng sản!

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ngày 30 tháng 11 tới đây, phiên tòa phúc thẩm Mẹ Nấm sẽ là tâm điểm về vấn đề Nhân quyền tại Việt Nam. Bản án man rợ 10 năm tù cho người mẹ đơn thân đang nuôi hai con nhỏ đã thể hiện những chính kiến của mình trên mạng xã hội này là nỗi ô nhục của nền tư pháp và chính thể CSVN trên mọi diễn đàn chính trị, kinh tế thế giới. Nhưng xem ra, vị trí của người bị kết tội và những kẻ đại diện cho luật pháp của một thể chế vô lương trong phiên tòa này, ở thời điểm hiện tại, đã bị hoán đổi.

Chưa bao giờ, Hà Nội bị động và rơi vào tình trạng khó xử “cẳng kê” như thế này. Nếu giữ nguyên bản án sơ thẩm hoặc chỉ giảm đôi chút thì “vết nhơ” trong hồ sơ Nhân quyền với Liên minh Châu Âu sẽ rất có thể làm ảnh hưởng tai hại đến tiến trình ký kết EVFTA, khi mà vụ Trịnh Xuân Thanh đang bị Đức “dìm hàng” và bà Merkel thẳng tay hủy các hiệp định hợp tác chiến lược, miễn trừ thị thực ngoại giao.

Thị trường Châu Âu, nơi CSVN vẫn đạt được con số xuất siêu 28 tỷ USD/năm với nhiều lợi ích to lớn, rất có thể bị ảnh hưởng bởi kết quả của bản án Mẹ Nấm. Còn nếu giảm án quá nửa so với án sơ thẩm thì người bạn vàng “16 chữ vàng và 4 tốt” sẽ không hài lòng vì Mẹ Nấm là người có quan điểm chống Trung Quốc đến cùng. Người phụ nữ kiên cường được đích thân đệ nhất phu nhân Hoa Kỳ vinh danh này, dường như, đã trở thành một biểu tượng có ảnh hưởng xã hội nhất định.

Trong cuộc gặp mặt với luật sư Võ An Đôn, cô cho biết sẽ từ chối lời gợi ý của Hà Nội (giảm án đáng kể nếu cô nhận tội và từ chối quyền được bào chữa từ hai vị luật sư miền Nam). Lập trường của Mẹ Nấm đã làm Hà Nội không có sự lựa chọn. Và như vậy, con đường tới EVFTA xem ra sẽ khó khăn hơn cho chính phủ Nguyễn Xuân Phúc.

Hôm 21 tháng 11, trong buổi làm việc của ông Vương Đình Huệ và Đại sứ Liên Minh Châu Âu Bruno Angelet, ông Huệ đã cố gắng né tránh việc đưa vấn đề Nhân quyền vào các thỏa thuận CPA.

Nhân quyền là một yêu cầu của hiệp định đối tác và hợp tác toàn diện (CPA) trước khi hai bên tiến tới EVFTA dự kiến vào đầu năm 2018. Đối thoại Nhân quyền thường niên Việt Nam – EU vào 2/12/2017 sắp tới là một sự kiện quan trọng, trong thời điểm hết sức nhạy cảm.

Hà Nội chưa bao giờ cảm thấy ngột ngạt đến vậy, vì gần như, những kỳ vọng về TPP có thể cứu vãn được nền kinh tế đã tắt lịm và EVFTA là một trong những cái phao cuối cùng có thể kéo dài thời gian sụp đổ nền kinh tế.

Cũng cần nhắc lại trước đó, khi Mỹ chưa rút khỏi đàm phán TPP, yêu cầu của các nước về Công đoàn độc lập đối với Hà Nội là một “cục xương” khó nuốt nhất, dù TPP hứa hẹn là một lối thoát cuối đường hầm cho CSVN.

Một phiên tòa “bỏ túi” cho Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, dường như, chỉ làm đẹp lòng cho quan thày Bắc Kinh, nhưng sẽ gây hậu quả tệ hại cho cả nền kinh tế và bộ mặt chính trị Việt Nam lúc này. Thậm chí, nó sẽ “đổ sông, đổ biển” tất cả nỗ lực theo đuổi những hiệp định tự do thương mại với EU và các nước có nền chính trị dân chủ, coi trọng Nhân quyền.

Việc Mẹ Nấm giữ nguyên lập trường của mình không khác nào là một sự “kết án ngược” cả một hệ thống pháp luật rừng rú và một thể chế phi nhân. Hà Nội, chắc chắn không thể ngờ rằng, việc bỏ tù một người phụ nữ bé nhỏ như Mẹ Nấm và bản án tàn bạo 3650 ngày dành cho cô lại là “bản án chế độ” cho chính họ.

JPEG - 91.1 kb
Chị Trần Thị Nga và chị Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Mẹ Nấm) hiên ngang trước vành móng ngựa.

Cái ngửng đầu kiêu hãnh của Mẹ Nấm cũng như Trần Thị Nga khi nhìn thẳng vào những kẻ đang cúi đầu kết tội các cô, đã trở thành một hình ảnh mang tính biểu tượng của Tự Do và tinh thần của dân tộc Việt. Họ chính là hồn sông núi hôm nay, và sẽ là ngọn lửa thiêu cháy chế độ tàn mạt, phi nhân này ngày mai.

Khi Nhân quyền là “Miếng da lừa”

Có lẽ sự nhân nhượng của Hoa Kỳ và các nước phương Tây trong vấn đề Nhân quyền ở Việt Nam một thời gian dài, đã làm cho Hà Nội hình thành “phản xạ có điều kiện Paplop”. Trước những đàm phán thương mại quốc tế, an ninh VN tăng cường đàn áp, bắt bớ các nhà hoạt động xã hội, bất đồng chính kiến hoặc thậm chí cả mấy cô cậu sinh viên đi biểu tình thể hiện lòng yêu nước… để làm điều kiện trao đổi “cò kè thêm một, bớt hai”, kiếm chác thêm lợi ích trên bàn đàm phán.

Quả thực, ở mức độ nào đó, nó đã mang lại ít nhiều lợi ích. Vì lý do Nhân đạo, các nước phương Tây, Hoa kỳ đã từng phải nhượng bộ, trao đổi với CSVN những thỏa hiệp có lợi cho Hà Nội, để đổi lại sự tự do cho một số tù nhân lương tâm. Không biết từ lúc nào, CSVN đã coi những tù nhân lương tâm và Nhân quyền của người dân như một thứ con tin để đem ra đổi chác lấy lợi ích cho thể chế.

Năm 2017, Việt Nam giữ vai trò chủ nhà APEC, cũng là năm “bản lề” cho rất nhiều các hiệp định hợp tác đa phương, song phương quan trọng, nhưng đồng thời lại là một năm đen tối cho các phong trào đấu tranh dân chủ ở Việt Nam. An ninh Việt Nam tiến hành truy bắt một loạt những người bất đồng chính kiến, các blogger, fbooker, các cựu tù nhân lương tâm, nhà báo… với số lượng kỷ lục.

Số lượng người chết oan sai trong trại giam, với những lý do đưa ra không thể đốn mạt hơn của lực lượng “chỉ biết còn Đảng còn mình” cũng vượt chỉ tiêu “năm sau cao hơn năm trước”.

Những cái chết đau đớn, thảm khốc của anh Nguyễn Hữu Tấn bị cắt cổ trong lúc bị trói vào ghế, không khác gì một buổi hành quyết của bọn khủng bố IS khát máu, không phải là trường hợp duy nhất.

Một trạng thái hưng phấn cao độ của bộ máy an ninh ưa thích bạo lực khi tái hiện lại thời kỳ “cách mạng văn hóa” trong việc dung túng những “Hồng vệ binh Cờ Đỏ” ngang nhiên tấn công giáo sĩ, mục sư, đập phá nơi thờ phượng của người Công giáo, Tin Lành, Phật giáo Hòa Hảo… diễn ra khắp nơi, trên qui mô toàn quốc.

Tuy nhiên, APEC 2017 đã qua. Không có TPP, cả một hiệp ước vớt vát CPTTP cũng chưa nói lên được điều gì cho tương lai mờ mịt phía trước. Không có hiệp định thương mại song phương Việt – Mỹ.

PNG - 114.1 kb
Khi ánh đèn APEC 2017 tắt, Hà Nội trở về đúng thân phận “bồi bàn” cho diễn đàn 21 nền kinh tế mà không gặt hái được lợi ích gì, ngoài những lời tán dương đãi bôi.

EVFTA vẫn ở thì tương lai. Hà Nội phải giải quyết những rắc rối về hồ sơ Nhân quyền trước khi tiến tới các bước xa hơn với các hiệp định thương mại. Donald Trump hoàn toàn phớt lờ đến vấn đề Nhân quyền trong cuộc họp thượng đỉnh APEC 2017 tại Đà Nẵng nhưng xiết chặt hầu bao, áp đặt thuế chống phá giá những sản phẩm Việt Nam nhưng “made from P.R.C”, chống “ăn cắp” bản quyền trí tuệ… với tuyên bố thẳng thừng “Không để Mỹ bị lợi dụng thêm nữa”.

Khi ánh đèn APEC 2017 tắt, Hà Nội trở về đúng thân phận “bồi bàn” cho diễn đàn 21 nền kinh tế mà không gặt hái được lợi ích gì, ngoài những lời tán dương đãi bôi. Những đồng Nhân dân tệ của Bắc Kinh chỉ làm đầy thêm hầu bao của giới chức Hà Nội nhưng không cứu được nền kinh tế.

Thâm hụt thương mại lên đến 50 tỷ USD cả ở chính ngạch và tiểu ngạch, bằng tất cả con số xuất siêu ở thị trường Mỹ và EU cộng lại sẽ hút cạn “nguồn sống” và “nội lực” quốc gia. EVFTA và những yêu cầu bắt buộc về Nhân quyền trong CPA trở thành áp lực ngược trở lại mà giới chức CSVN sẽ có thời gian cảm nhận vị đắng ngắt của nó.

Thể chế luôn tự nhận “do dân, vì dân” nhưng đã chối bỏ và chà đạp những giá trị quyền con người được Hiến định suốt 42 năm. Nếu như hơn 4 thập kỷ đã qua, những lãnh đạo CSVN coi Nhân quyền và Tự do của người dân như “miếng da lừa” để thỏa mãn quyền lực, tham vọng và cuộc sống xa hoa, trác táng của các gia tộc Đỏ, thì ngày hôm nay, “miếng da lừa”* cuối cùng đã hết. Họ (CSVN) đang tiến gần đến ngày Phán quyết, và rất nhanh sẽ được đối mặt với cái giá phải trả bằng chính sự tồn vong của thể chế, cơn cuồng nộ của nhân dân và ô nhục muôn đời không thể tẩy rửa.

Tân Phong
27/11/2017

*Ghi Chú: “Miếng da lừa” là một tác phẩm tiểu thuyết hư cấu nổi tiếng của đại văn hào De Balzac. Ý nghĩa của tác phẩm nói về luật “vay trả, được mất” ở cuộc đời. Những tham vọng và những tội ác rồi sẽ phải đối mặt với sự Phán quyết.“Miếng da lừa” được coi như một sự so sánh ẩn dụ trong trường hợp này mà thể chế CSVN sẽ phải đối mặt khi sụp đổ cả về kinh tế, chính trị và những kẻ vong nô, mại quốc đừng mong có thể “muôn năm” trước phán quyết của người dân và lịch sử.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Việt Nam sẽ trải qua cuộc chính biến trong thời gian tới?

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ từ chức hay không sau khi trợ lý thân tín Phạm Thái Hà bị bắt? Tình hình chính trị Việt Nam sẽ ra sao trong thời gian tới khi thượng tầng chính trị đang rối loạn? Liệu cuộc sát phạt giữa hai phe trong đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ khiến nền kinh tế, chính trị trong nước bất ổn? Và làm sao để có được nền tự do dân chủ cho Việt Nam…

Đó là những vấn đề được phân tích sâu hơn trong hội luận của RFA, mời quý vị cùng theo dõi: Ông Lý Thái Hùng – Chủ tịch Đảng Việt Tân và Luật sư Vũ Đức Khanh – Tổng Thư ký Liên minh Dân tộc Việt Nam.

Tại sao Tập và Biden chọn gửi thông điệp về Đài Loan vào cùng một ngày?

Gần chín năm sau hội nghị thượng đỉnh lịch sử vào năm 2015, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và cựu Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu đã bắt tay nhau một lần nữa tại Bắc Kinh hồi tuần trước.

Hôm đó là ngày 10/04/2024, và trong cùng ngày tại Washington, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đón tiếp Thủ tướng Nhật Fumio Kishida tại Nhà Trắng.

Phải chăng chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên khi các cuộc thảo luận chính trị này được tổ chức trong cùng một ngày ở hai bên bờ Thái Bình Dương?

Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ở Hà Nội. Ảnh: Reuters

Việt Nam giải thích về 24 tỷ USD cứu SCB, chuyên gia nói ‘thuốc chữa bệnh’ quan trọng hơn ‘thuốc bổ’

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hôm 19/4 lên tiếng nói rằng việc “bơm tiền” quy mô lớn là để cứu cho Ngân hàng SCB không sụp đổ, không làm ảnh hưởng đến hệ thống tài chính quốc gia và sự an toàn của hệ thống các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế của VOA cho rằng khoản bơm hàng chục tỷ đô la trên chỉ là liều “thuốc bổ,” tạm thời hồi sức cho một bệnh nhân đang lâm trọng bệnh, biện pháp tái cơ cấu được giám sát chặt chẽ và minh bạch mới là liều thuốc chữa bệnh cho SCB và cả hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Người dân đổ xô rút tiền khỏi Ngân hàng SCB sau khi bà Trương Mỹ Lan bị bắt. Ảnh: FB Saigon Review

Bơm 24 tỷ USD cứu SCB: Việt Nam muốn tránh sự đổ vỡ có hệ thống

Nếu không có sự trợ giúp của chính phủ thì Ngân hàng SCB đã bị cạn tiền từ lâu rồi. Trong khi dư nợ của vốn huy động lên đến 30 tỷ đô la, nếu không có sự hỗ trợ của chính phủ thì ngân hàng [SCB] không có tiền để chi trả cho khách hàng gửi tiền và nó tạo ra một hiện tượng là người ta đến rút tiền hàng loạt và đưa đến cái sự đổ vỡ tức thì cho SCB.

Một khi SCB mà bị đổ vỡ thì nó tạo ra một hiệu ứng dây chuyền cho cả hệ thống ngân hàng Việt Nam. Đó là điều mà Ngân hàng Nhà nước và chính phủ rất lo lắng và phải tìm mọi cách để tránh sự đổ vỡ có hệ thống.