Áp lực lên VN để giúp nhà dân chủ Nguyễn Quốc Quân

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Tạo Áp Lực Lên Việt Nam Có Thể Giúp Nhà Hoạt Động Địa Phương

Bài quan điểm của nhật báo Sacramento Bee

Ngày 7 tháng 11, 2012

Quay trở lại vùng Châu Á-Thái Bình Dương và thắt chặt mối quan hệ với Việt Nam là điều hợp lý về mặt kinh tế và chiến lược cho Hoa Kỳ. Tuy thế chúng ta không nên nhượng bước trong những lập trường cơ bản khi làm điều đó.

Trường hợp của Nguyễn “Richard” Quân, một nhà hoạt động dân chủ từ Elk Grove là một thử thách cho quan niệm nói trên.

Nguyễn, một công dân Hoa Kỳ 59 tuổi, đã bị bắt giữ ngay khi vừa bước xuống máy bay tại Tp.HCM và đã mòn mỏi trong tù hơn sáu tháng nay.

Thoạt đầu ông bị buộc tội âm mưu hoạt động khủng bố nhân dịp kỷ niệm Sài Gòn sụp đổ vào ngày 30 tháng 4, 1975. Bây giờ thì lại bị cáo buộc tội âm mưu lật đổ chính quyền cộng sản.

Theo những người hậu thuẫn cho ông thì Nguyễn chẳng phải là khủng bố. Ngược lại ông là môn đồ của Martin Luther King Jr và Mahatma Gandhi kêu gọi biểu tình bất bạo động khắp nơi để phản đối chính quyền Việt Nam.

Ông Nguyễn đã từng bị sáu tháng tù ở Việt Nam năm 2007 và 2008 vì phát truyền đơn kêu gọi bất phục tùng dân sự.

Ông là thành viên của Việt Tân, một tổ chức đấu tranh quốc tế có được sự hậu thuẫn mạnh mẽ của cộng đồng Việt Nam tại Sacramento nhưng lại bị chính quyền Việt Nam gán ghép là tổ chức khủng bố.

Thông tấn xã nhà nước cho là Nguyễn đã thú nhận phạm tội, nhưng vợ ông phủ nhận việc ông nhìn nhận tội. Việc thay đổi lời cáo buộc và cái gọi là tự thú là những đặc tính của một vụ đàn áp chính trị của một chính phủ độc tài toàn trị.

Cảnh ngộ của ông Nguyễn đã gây được chú ý của nhiều nhóm nhân quyền và Dân biểu Dan Lungren tại địa phương. Dân biểu Lungren đã kêu gọi Bộ Trưởng Ngoại Giao Hillary Rodham Clinton can thiệp để trả tự do cho ông. Ngoài ra Dân biểu Lungren còn bảo trợ một dự luật quốc hội kêu gọi Việt Nam tôn trọng nhân quyền. Một số khác còn đi xa hơn nữa – quá xa theo ý chúng tôi – kêu gọi Tổng Thống Barack Obama sa thải ông David Shear, Đại Sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam.

Việc rọi đèn này vào Việt Nam dường như có tác động.

Nhân viên sứ quán Hoa Kỳ tại Tp.HCM cho phóng viên Stephen Magagnini của báo Sac Bee biết là Đại sứ Shear, Bộ Trưởng Ngoại Giao Clinton và Bộ Trưởng Quốc Phòng Leon Panetta đã nêu trường hợp của ông Nguyễn với các viên chức cao cấp Việt Nam. Họ muốn Việt Nam “giải quyết trường hợp này nhanh chóng và minh bạch”.

Phát ngôn viên Hoa Kỳ cho biết, “Chúng tôi nghĩ rằng không một ai đáng bị giam giữ vì đã bày tỏ chính kiến một cách ôn hòa hoặc chỉ vì khát vọng của họ về một tương lai tự do, dân chủ và thịnh vượng hơn”.

Tại Hoa Kỳ một số công dân có thể bị triệu chứng “mệt mỏi vì bầu cử” sau khi bị tràn ngập bởi đủ loại quảng cáo trên TV và quảng cáo thư từ chính trị. Chúng ta nên nhớ là tại nhiều quốc gia trên thế giới, các nhà hoạt động dân chủ chịu chấp nhận rủi ro tù tội hay tệ hơn thế để đòi hỏi những quyền hạn mà nhiều người trong chúng ta coi là mặc nhiên.

Nguồn: The Sacramento Bee

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh minh họa bởi Paul Nelson/RFA.

Thêm một ông phải về: Vương Đình Huệ!

Việc ông Huệ bị phế truất khiến cho con đường trở thành tổng bí thư ĐCSVN của ông Tô Lâm có nhiều cơ hội hơn. Giờ đây chỉ còn hai ứng cử viên khác đủ điều kiện cho chức vụ này, đó là bà Trương Thị Mai và Thủ tướng Phạm Minh Chính. 

… Những gì đã được làm nhằm chính danh hóa/hợp pháp hóa ĐCS lấm bẩn bởi tham nhũng, giờ đây, đã khiến đảng này trở nên mất uy tín hơn trong mắt người dân – những người nhìn thấy vấn nạn tham nhũng đã xảy ra trong hàng ngũ lãnh đạo cấp cao như thế nào.

Sau Võ Văn Thưởng, Vương Đình Huệ trong hàng "tứ trụ" đã "xin thôi giữ các chức vụ được phân công và nghỉ công tác.” Ảnh: Nhac Nguyên/ AFP

Còn ai liêm khiết?

Hiện trạng chính trị tại Việt Nam là sự thối rữa từ các cấp. Lũng đoạn và thao túng chính trị luôn hiện diện, bất chấp pháp luật. Các thế lực ngầm tồn tại như loạn Sứ quân. Họ hùng cứ một cõi, cho đàn em tung hoành và quấy nhiễu!

Thông tin bị nhiễu loạn. Đấu đá nội bộ nhằm tranh giành ảnh hưởng trong bộ máy cầm quyền nên mới có chuyện các lãnh đạo chủ chốt trước khi bị trảm nhưng thông tin đã rò rỉ, ngập tràn mạng xã hội, từ trong và ngoài nước.

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 22 – 28/4/2024

Nội dung:

– Tưởng niệm Quốc Tổ Hùng Vương tại thành phố Hamburg, Bắc Đức;
– Kêu gọi tham gia biểu tình và văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR tại Genève, Thụy Sĩ;
– Mời tham dự và đón nghe: i) Hội luận “49 năm sau biến cố 30/4/1975 – Tại sao hòa giải với Mỹ mà không với Dân tộc?;” ii) Chương trình văn nghệ gây quỹ Hát Cho Đồng Bào Tôi với chủ đề “Tháng Tư thắp nén hương trầm;” iii) Hội luận “UPR – Tường trình đến quốc tế việc nhà nước CSVN đàn áp tôn giáo;”
– Quan điểm của Việt Tân về tình hình đất nước trước những biến động chính trị trong nội bộ đảng CSVN.

Ông Vương Đình Huệ phát biểu trong khóa họp Quốc hội, Hà Nội, Việt Nam, ngày 23/10/2023. Ảnh: AFP - STR

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ phải từ chức

Hãng tin Anh Reuters cho rằng việc chủ tịch Quốc hội Việt Nam phải từ chức lại càng làm dấy lên nhiều nghi vấn về ổn định chính trị tại Việt Nam nhất là sau vụ Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã nhanh chóng bị cho thôi các chức vụ hồi tháng 3/2024. Ông Thưởng là chủ tịch nước thứ nhì bị cách chức trong vòng một năm, sau ông Nguyễn Xuân Phúc.