Ánh sáng xuyên màn đêm

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

“Con thì đã xong rồi, nhưng còn các anh em trong tù thì sao?”

Đó là câu hỏi của Huỳnh Anh Trí đặt ra với tôi sau khi anh biết mình đã bị nhiễm HIV. Cái ngày mà tôi không thể quên : 28.05.2014.

Huỳnh Anh Trí sinh năm 1971 tại Sài Gòn. Đầu thập niên 90, anh Trí theo gia đình di cư sang Thái Lan. Năm 1999, anh tham gia vào tổ chức Việt Nam Tự Do tại Bangkok, một tổ chức có đường lối đấu tranh chống lại sự độc tài của đảng cộng sản Việt Nam.

Tháng 12.1999, Huỳnh Anh Trí bị bắt cùng với người anh ruột là Huỳnh Anh Tú (sinh năm 1968) tại Sài Gòn. Anh Trí và người anh cùng bị kết án 14 năm tù giam với tội danh “khủng bố” theo điều 79 của Bộ Luật Hình Sự .

Năm 2001, Huỳnh Anh Trí bị chuyển đến giam tại nhà tù Xuân Lộc (tỉnh Đồng Nai). Trong thời gian bị giam giữ tại đây, anh Trí đã đấu tranh với các quản giáo và giám thỉ trại giam để phản đối tình trạng giam giữ vô nhân đạo đối với tù nhân, đặc biệt là các tù nhân chính trị.

Năm 2005 và 2006, Huỳnh Anh Trí cùng với các tù nhân chính trị đã gởi đơn đến bộ trưởng bộ Công an lúc đó là ông Lê Hồng Anh, Ban giám thị nhà tù để phản đối quy định chỉ cho sử dụng một dao lam cạo râu, hớt tóc cho rất nhiều rất tù nhân (cả thường phạm và chính trị), điều này dẫn đến lây nhiễm HIV và các bệnh truyền nhiễm khác cho nhiều tù nhân bị giam giử chung. Nhất là việc sử dụng cùm không sạch, sau khi người nhiễm HIV/AIDS đã cùm bị chảy máu, cho các tù nhân chính trị và Huỳnh Anh Trí đã bị lây nhiễm.

Anh Trí kể, khi bị cùm, người tù rất sợ cùm dơ. Cùm dơ là cùm đã khóa chân người nhiễn HIV/AIDS dính đầy máu, thậm chí có cả da và ít thịt, nhưng không bao giờ được tẩy sạch. Anh Trí nói: “Tôi đã hỏi bác sĩ tuyên truyền về HIV/AIDS của Tổng cục VIII rằng khi cùm dính máu người nhiễm, rồi cùm cho tôi thì tôi có bị nhiễm không? Ông bác sĩ đó trả lời : “ tôi không biết!”

Người tù muốn thoát cùm dơ thì phải biết điều, phải cắt phần tiền trong sổ cantin trại giam, có khi phải tới một triệu, cho người quản cùm thì mới được cùm sạch. Anh Trí bị cùm dơ trong cả một thời gian dài.

Chúng tôi hỏi, tại sao anh muốn kể lại chuyện anh bị nhiễm HIV/AIDS? Anh Trí cho biết là phải tố cáo những độc ác của nhà tù để bảo vệ những tù nhân chính trị. Ông Nguyễn Hữu Cầu cũng có mặt trong buổi nói chuyện đã bổ sung. “Tôi thấy một anh chuẩn bị cùm vào cùm dơ đã quỳ và bái lậy nhiều lần trung úy Giang để khỏi phải bị đưa chân vào đó”.

Kết quả xét nghiệm làm tại một Trung tâm y khoa ở Sài Gòn, ngày 28.05.2014 cho biết “Test HIV (test nhanh), kết quả phát hiện kháng thể kháng HIV, đề nghị làm thêm Elisa HIV”. Kết quả xét nghiệm Elisa tại Viện Pasteur TP.HCM, ngày 29.05.2014, do thạc sĩ Lê Chí Thanh ký cho biết: Tỉ lệ tế bào TCD4 là 5.89%, trong khi bình thường phải là từ 29.5 – 41.9%. Số lượng tế bào TCD4 là 44.00/mm3, trong khi đó ngưỡng phải đạt từ 576 – 1254/mm3. Cơ thể của anh Huỳnh Anh Trí đã có nhiều bệnh cơ hội phát triển ngoài da và lao. Anh đã vào giai đoạn cuối của AIDS.

Một người em kết nghĩa đã đưa anh Trí đi làm các xét nghiệm kể: “Khi có kết quả, bác sĩ nói chuyện riêng với anh Trí. Anh Trí nói mình đã đoán biết và sẵn sàng cho kết quả hôm nay. Bác sĩ ôm chầm lấy anh Trí và khóc. Ông nói họ đã dùng cách này để giết hại bao nhiêu người yêu nước”. Anh Trí kể, “bác sĩ cho tôi tiền và bảo ông sẽ cố gắng hết sức để cứu tôi. Tôi nói không sao đâu bác sĩ. Tôi lo cho các chiến hữu còn trong tù của tôi, vì khi ở trong tù, tôi đã chứng kiến 14 trường hợp tù chính trị bị nhiễm SIDA và chết”.

Anh Huỳnh Anh Tú, người anh trai cùng tội danh và bản án nói : “Những người tù chính trị chúng tôi phải giữ tư cách, không có chuyện xâm mình như các tù hình sự, nên không thể nói lây bệnh AIDS qua đó được”.

Khi được hỏi những ngày cuối cùng, anh Trí có ước mơ gì không? Cô Võ Thị Ánh Tuyết, sinh năm 1986, người yêu của anh Trí mới sáu tháng qua và cũng làngười chăm sóc anh tận tình kể từ khi anh biết mình bị nhiễm AIDS.Cô nói: “Anh Trí muốn hai chúng tôi về quê chung sống, tôi hỏi ảnh, bây giờ mình làm đám cưới nha anh. Ảnh nói để anh khỏe rồi tính, chứ giờ lỡ có gì thì thiệt thòi cho em lắm”.

“Khi hay tin anh Trí bệnh, ba má chị Tuyết định lên thăm, thì anh Trí nói mình trẻ không đi thăm ông bà, để ông bà đi lên là không được. Anh dậy đi về An Giang thăm ba má vợ tương lai’-Người em kết nghĩa của Trí kể.

Ông bà rất muốn con gái mình chăm sóc cho anh Trí, vì xem đây là cái phước cũng như cái nghiệp của con gái mình.

Chúng tôi hỏi, tại sao cô Tuyết là đi yêu một cựu tù? Cô Tuyết lắng lại một lúc lâu rồi nói: “Anh Trí là người rất tình nghĩa”.

Khi nghe anh Trí lâm trọng bệnh, nhiều người đã quen từ lâu, và nhiều người hơn chưa hề quen biết đã hỏi thăm, cầu nguyện và giúp đỡ.

Khoảng hơn 22:00, ngày 04.07, anh Tú và cô Tuyết thấy tình trạng sức khỏe của anh đã nguy kịch, nên đã đưa anh đến Bệnh viện Nhiệt Đới, nhưng ở đây không nhận mà chỉ qua bệnh viện Phạm Ngọc Thạch. Những người thân đưa anh đến Phạm Ngọc Thạch thì ở đây không nhận với lý do không có hộ khẩu. Cấp cứu mà cũng cần có hộ khẩu nữa sao? Sau đó anh Trí bị ngất, không biết gì nữa. Các bác sĩ và nhân viên ý tế bệnh viện này đuổi anh và người nhà ra. Nhưng có một bác sĩ đến lay lay làm anh Trí tĩnh lại, nên họ chất nhận đưa anh vào phòng hồi sức.

13:30, ngày 05.07.2014, anh Huỳnh Anh Trí từ trần tại bệnh viện Phạm Ngọc Thạch. Anh đã ra đi, gia đình xin mang xác về để lo an táng. Đến đây thì bệnh viện không cho với lý do không có ai chứng thực được là thân nhân. Tiêu chuẩn phải để xác định thân nhân là có chung hộ khẩu. Lại hộ khẩu ! Anh Tú và anh Trí khi ra tù đến nhà người chị là chị Đào xin nhập hộ khẩu thì công an gây khó khăn, suốt từ cuối năm 2013 đến nay vẫn chưa có hộ khẩu thì lấy đâu ra cùng tên trong hộ khẩu để xác nhận thân nhân. Cách thứ hai là về công an địa phương xác nhận anh Trí là thân nhân chị Đào. Chiều thứ bảy không tìm được công an, mà gia đình cũng cho rằng công an đã tìm cớ không làm hổ khẩu thì họ cũng tìm cớ không xác nhận. Thế là không còn cách nào để xác nhận người ruột thịt với anh Huỳnh Anh Trí để lãnh xác về.

Người tù thế kỷ Nguyễn Hữu Cầu có mặt ngay sau khi anh Trí mất cho biết, “có mấy người cò mồi cứ đi theo hỏi hoài rằng có muốn lo không, họ sẽ lo từ A tới Z cho”. Theo ông Cầu đây là việc làm có phân công tổ chức, chứ không chỉ là một việc làm kiếm tiền của những người ăn bám vào xác chết. Ông kể, “một người đang nói thì có một bà mặc quần lửng bước tới nói, hôm nay thứ bảy là ngày lẽ, đâu phải của tụi bay đâu mà nói. Tức thì người kia bỏ đi”.

Chúng tôi vào cùng với anh Tú để thuyết phục cô điều dưỡng trưởng tên Hương rằng anh Tú và anh Trí cùng ra tù, và trên giấy quyết định ra tù có ghi rõ tên cha mẹ của hai người giống nhau, nên chắc chắn hai người này là ruột thịt, nên xin ch anh Tú lãnh xác. Cô Hương trả lời, “anh này cũng không có hộ khẩu thì làm sao, chúng tôi phải nắm người có tóc”. Giải thích và thuyết phục khá lâu, nhưng cô điều dưỡng trưởng tên Hương vẫn cứ nói rằng “chúng tôi không thể làm sai nguyên tắc”.

Sau đó chúng tôi yêu cầu gặp trực lãnh đạo của bệnh viện, cô gọi một bác sĩ xuống, có lẽ là bác sĩ phó khoa, ông này cũng xuôi theo cô điều dưỡng.Khi chị Đào mang giấy khai sanh của chị và anh Trí ra, thì ông bác sĩ này mới gọi điện thoại xin ý kiến lãnh đạo, và cuối cùng đã đồng ý cho nhận xác về.

Các linh mục DCCT, các nhân viên truyền thông VRNs, cộng tác viên phòng Công lý Hòa bình, và anh em Con đường Việt Nam cùng vài tù nhân lương tâm có mặt để tẩn liệm cho anh ngay tại bệnh viện Phạm Ngọc Thạch lúc 18:00. Sau đó thi hài anh Trí được đưa về quàn tại nhà nguyện xóm 2 thuộc giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, trên đường Hoàng Sa, gần ngã tư Rành Bùng Binh.

Bóng tối không che được ánh sáng, cũng chẳng làm mờ mắt người có ánh sáng trong con tim và cộng đồng như anh Huỳnh Anh Trí.

Antôn Lê Ngọc Thanh, CSsR

Nguồn: VRNs

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.