Ân Xá Quốc Tế kêu gọi nhà cầm quyền CSVN ngưng bóp nghẹt tự do ngôn luận

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Việt Nam: Hãy chấm dứt đàn áp tự do ngôn luận

Ngày 7 tháng 8, Năm 2012

Nhà cầm quyên Việt Nam phải ngưng việc đàn áp tự do ngôn luận và hội họp ôn hòa, tổ chức Ân Xá Quốc Tế đã phát biểu như trên sau việc bắt bớ hàng loạt những người biểu tình ôn hòa tại thủ đô Hà Nội.

Ngày 5 tháng 8, nhà cầm quyền thủ đô đã bắt giữ khoảng 30 người biểu tình ôn hòa để phản đối Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên vùng biển Nam Hải đang tranh cãi, mà Việt Nam gọi là Biển Đông.

Nhà đấu tranh chống tham nhũng Lê Hiền Đức, 81 tuổi, là một trong những người bị bắt giữ, cùng với các sinh viên và các blogger. Họ bị giữ tại những đồn cảnh sát và tại một trại phục hồi nhân phẩm. Tất cả những người bị bắt hiện đã được trả tự do.

“Đây là đòn đánh sau cùng vào tự do ngôn luận tại Việt Nam, với việc nhà cầm quyền sử dụng việc bắt giữ ngắn hạn như là cách đe dọa những người muốn biểu tình một cách ôn hòa”, theo lời ông Rupert Abbott, nhà nghiên cứu về Việt Nam của tổ chức Ân Xá Quốc Tế.

“Cuộc đàn áp bắt bớ tù đày các bloggers, các nhà văn, luật sư, các nhà đấu tranh cho quyền lợi công nhân, thành viên các tổ chức tôn giáo, các nông dân, thương gia, và các nhà đấu tranh dân chủ vẫn còn tiếp diễn”, ông nói.

Việc giam gìữ các bloggers nổi tiếng

Việc bắt giữ hàng loạt tại Hà Nội theo sau tin tức về việc hoãn xử một lần nữa ba bloggers nổi tiếng bị buộc tội tuyên truyền chống nhà nước.

Ba bloggers đó là Nguyễn Văn Hải, được biết dưới tên Điếu Cày; Cựu sĩ quan công an Tạ Phong Tần, có trang blog mang tên Công Lý Và Sự Thật; và Phan Thanh Hải, được biết dưới tên AnhBaSG. Họ đều là thành viên sáng lập của Câu Lạc Bộ Nhà Báo Việt Nam Tự Do và sử dụng blog của họ để cổ vũ cho nhân quyền.

Họ bị buộc tội tuyên truyền chống nhà nước theo điều 88 của Bộ Luật Hình Sự Việt Nam mà hình phạt có thể lên tới 20 năm tù.

“Cả ba bloggers này đều là những tù nhân lương tâm, bị giam giữ chỉ vì đã sử dụng quyền tự do ngôn luận một các ôn hòa qua những bài viết trên mạng”, ông Abbott nói.

“Tổ chức Ân Xá Quốc Tế, một lần nữa, kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam hãy lập tức trả tự do vô điều kiện cho họ” ông nói.

Tòa Án Nhân Dân Tp. HCM đã dự định xử ba bloggers này vào ngày 17 tháng 4 năm nay. Phiên tòa sau đó được hoãn và dự trù sẽ được xử vào ngày 7 tháng 8.

Nhưng phiên tòa một lần nữa lại bị hoãn vì toà phải điều tra cái chết bi thảm của mẹ bà Tạ Phong Tần, bà Đặng Thị Kim Liêng. Bà đã tự thiêu bên ngoài tòa nhà hành chánh phía bắc tỉnh Bạc Liêu để phản đối cách nhà nước đối xử với con gái bà.

Cả ba bloggers đều đã bị giam giữ rất lâu trong thời kỳ tiền xử án. Điếu Cày, bị tù từ năm 2008 vì tội trốn thuế được ngụy tạo, đáng lẽ đã phải được trả tự do vào tháng 10 năm 2010, nhưng vẫn tiếp tục bị giam giữ theo Điều 88. Phan Than Hải đã bị giam giữ 21 tháng và Tạ Phong Tần đã bị giam giữ gần một năm. Già đình cũng như luật sư của họ chỉ được tiếp xúc rất giới hạn.

Những bloggers này bị giam giữ chỉ vì đã thực thi quyền tự do ngôn luân của họ, chính vì vậy mà việc giam giữ này là tùy tiện, trái với luật pháp quốc tế. Việc giam giữ quá lâu trước khi xét xử, ít nhất là trương hợp Điếu Cày và Phan Thanh Hải, cả hai bị giam giữ 21 tháng, cũng đã vi phạm chính luật pháp quốc gia, vì Bộ Luật Hình Sự Việt Nam quy định thời gian giam giữ tối đa trước khi xét xử là 16 tháng đối với những “tội trạng đặt biệt nghiêm trọng”.

Kiểm soát chặt chẽ sự bất đồng chính kiến

Quyền tự do ngôn luận được bảo vệ bởi Điều 19 của Tuyên Ngôn Quốc Tế Về Các Quyền Dân Sự và Chính Trị, mà Việt Nam là một quốc gia thành viên, và Điều 69 của Hiến Pháp Việt Nam.

Nhưng trong khi nhân dân Việt Nam ngày càng cố gắng thực thi quyền này, thì nhà cầm quyền lại sách nhiễu, bỏ tù những ai phê bình chính sách của chính phủ và chủ trương nhiều tự do hơn.

“Việc bắt giữ hàng loạt những người biểu tình ở Hà Nội và việc tiếp tục giam giữ ba bloggers nêu trên phản ảnh một cách đáng buồn tình trạng tự do ngôn luận tại Việt Nam,” ông Abbott nói.

“Nhà cầm quyền Việt Nam phải chấm dứt đàn áp tự do ngôn luận.”

Trong năm 2011 có ít nhất 20 nhà bất đồng chính kiến đã bị mang ra xử về tội tuyên truyền chống nhà nước hoặc những tội khác, và đã bị lãnh án nhiều năm tù. Ngoài ra có ít nhất 18 người khác đã bị bắt trong năm và bị giam giữ chờ xét xử vì những tội tương tự.

Năm nay, việc đàn áp quyền tự do ngôn luận vẫn tiếp tục, với thêm các vụ bắt giam và xét xử.

Một trường hợp điển hình là trong tháng Tư, công an bắt giữ một người Mỹ gốc Việt, tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân tại phi trường Tân Sơn Nhất, Tp. HCM. Ông là một thành viên của đảng Việt Tân, một tổ chức có trụ sở ở nước ngoài. Nhà cầm quyền Việt Nam viện lý rằng ông có kế hoặch “khích động biểu tình” và giam giữ ông về tội khủng bố. Trước đây ông đã từng bị kết án về những cáo buộc liên quan tới những hành động cổ vũ cho dân chủ, vào năm 2008.

Trong tháng Bảy, công an đã bao vây các ngôi chùa thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất để ngăn chặn các thành viên tham gia biểu tình chống Trung Quốc, và bắt giữ và hỏi cung blogger Huỳnh Thục Vy tại Tp. HCM sau khi cô tham gia biểu tình. Cô bị hăm dọa với những cáo buộc về tội chống nhà nước nhưng sau đó được trả tự do.

Phạm vi quốc tế

Việt Nam đã bày tỏ ý muốn có được một ghế trong Ủy Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc. Để ứng phó với ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc ở trong vùng, Việt Nam đã tăng cường quan hệ với Hoa Kỳ và các nước khác.

Các nước cung cấp viện trợ đã thúc dục Việt Nam cải thiện tình trạng nhân quyền, cùng với việc Liên Hiệp Quốc kêu gọi trả tự do cho Điếu Cày và các bloggers khác.

“Tổ Chức Ân Xá Quốc Tế kêu gọi các nước cấp viện hãy đặt nhân quyền lên hàng đầu trong việc phát triển mối quan hệ với Việt Nam,” ông Abbott nói.

“Họ cần phải làm tất cả những gì có thể làm được để hỗ trợ những tiếng nói mà nhà cầm quyền Việt Nam đang muốn dập tắt”, ông nói.

* * *

Viet Nam: Halt crackdown on freedom of expression

7 August 2012

Viet Nam’s government must halt its ongoing crackdown on freedom of expression and peaceful assembly, Amnesty International said today after mass arrests during a peaceful protest in the capital Ha Noi.

On 5 August, authorities in the capital arrested and detained around 30 people who were peacefully protesting against China’s territorial claims in the disputed South China Sea, known in Viet Nam as the East Sea.

Anti-corruption activist Le Hien Duc, 81, was among those rounded up, along with students and bloggers. They were held at local police stations and a so-called rehabilitation centre. All of those detained have now been released.

“This is the latest blow to freedom of expression in Viet Nam, with the authorities using short term arrests as a way of intimidating those who seek to protest peacefully”, said Rupert Abbott, Amnesty International’s Researcher on Viet Nam.

“The ongoing crackdown has put bloggers, writers, lawyers, labour activists, members of religious groups, farmers, business people and democracy activists behind bars”, he said.

Detention of prominent bloggers

The mass arrests in Ha Noi followed news that there has been a further postponement in the trial of three well-known bloggers accused of anti-state propaganda.

The three bloggers are Nguyen Van Hai, known as Dieu Cay (“the peasant’s pipe”); former policewoman Ta Phong Tan, whose blog is called “Justice and Truth”; and Phan Thanh Hai, known as AnhBaSG. They are all founding members of the Free Vietnamese Journalists’ Club and used their blogs to promote human rights.

They are accused of conducting anti-state propaganda under Article 88 of Viet Nam’s Criminal Code, and face up to 20 years in prison if convicted.

“The three bloggers are prisoners of conscience, detained solely for the peaceful exercise of their right to freedom of expression through their online writings”, said Abbott.

“Amnesty International again calls on Viet Nam’s government to immediately and unconditionally release them,” he said.

Ho Chi Minh City’s People’s Court was due to try the three bloggers on 17 April this year. That trial was postponed, with a new court date set for 7 August.

But the trial has been further delayed, as authorities investigate the tragic death last week of Ta Phong Tan’s mother, Dang Thi Kim Lieng. She died after setting herself on fire outside government buildings in southern Bac Lieu province, in protest against the treatment of her daughter.

The three bloggers have been held in lengthy pre-trial detention. Dieu Cay, who has been in prison since 2008 on trumped-up tax fraud charges, was due for release in October 2010 but has been held ever since under Article 88. Phan Thanh Hai has been held in pre-trial detention for 21 months, and Ta Phong Tan for almost one year. Families and lawyers have been given only limited access to them.

Because the bloggers have been detained for exercising their right to freedom of expression, their detention is arbitrary under international law. Their prolonged pre-trial detention, at least in the case of Dieu Cay and Phan Thanh Hai, who have both been held for 21 months, also contravenes national law, as Viet Nam’s Code of Criminal Procedure sets a maximum period of pre-trial detention of 16 months for those charged with “especially serious crimes”.

Clamping down on dissent

The right to freedom of expression is protected under Article 19 of the International Covenant on Civil and Political Rights, to which Viet Nam is a state party, and Article 69 of Viet Nam’s Constitution.

But while people in Viet Nam are increasingly trying to exercise this right, the authorities are harassing and imprisoning those who criticise government policies and advocate greater freedoms.

“The mass arrests of peaceful protestors in Ha Noi and the ongoing detention of the three bloggers sadly reflect the dire situation of freedom of expression in Viet Nam,” said Abbott.

“Viet Nam’s government must stop its crackdown on freedom of expression.”

Last year, 2011, at least 20 dissidents were put on trial for anti-state propaganda and other crimes, and received lengthy prison sentences. And at least 18 more individuals were arrested during that year and held in pre-trial detention on similar charges.

This year, the crackdown on freedom of expression has continued, with more trials and detentions.

In April, for example, police arrested Vietnamese-American academic Nguyen Quoc Quan at Ho Chi Minh City’s Tan Son Nhat airport. He is a member of the overseas-based Viet Tan party. The authorities allege that he was planning to “incite demonstrations” and are holding him on terrorism charges. He was convicted previously on charges related to his pro-democracy activism, in 2008.

In July, police surrounded monasteries of the banned Unified Buddhist Church of Vietnam to prevent members participating in anti-China demonstrations, and detained and interrogated blogger Huynh Thuc Vy in Ho Chi Minh City after she had taken part in those demonstrations. She was threatened with anti-state charges but then released.

International context

Viet Nam has stated its intent to obtain a seat on the United Nations Human Rights Council. In response to China’s growing regional influence, it is strengthening its relationship with the United States and other countries.

Donor countries have urged Viet Nam’s government to improve its human rights record, with the United States demanding the release of Dieu Cay and the other bloggers.

“Amnesty International is calling on donor countries to prioritise human rights in their developing relationships with Viet Nam,” said Abbott.

“They must do all that they can to support those whose voices the Vietnamese authorities are trying to silence,” he said.

http://www.amnesty.org

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 22 – 28/4/2024

Nội dung:

– Tưởng niệm Quốc Tổ Hùng Vương tại thành phố Hamburg, Bắc Đức;
– Kêu gọi tham gia biểu tình và văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR tại Genève, Thụy Sĩ;
– Mời tham dự và đón nghe: i) Hội luận “49 năm sau biến cố 30/4/1975 – Tại sao hòa giải với Mỹ mà không với Dân tộc?;” ii) Chương trình văn nghệ gây quỹ Hát Cho Đồng Bào Tôi với chủ đề “Tháng Tư thắp nén hương trầm;” iii) Hội luận “UPR – Tường trình đến quốc tế việc nhà nước CSVN đàn áp tôn giáo;”
– Quan điểm của Việt Tân về tình hình đất nước trước những biến động chính trị trong nội bộ đảng CSVN.

Ông Vương Đình Huệ phát biểu trong khóa họp Quốc hội, Hà Nội, Việt Nam, ngày 23/10/2023. Ảnh: AFP - STR

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ phải từ chức

Hãng tin Anh Reuters cho rằng việc chủ tịch Quốc hội Việt Nam phải từ chức lại càng làm dấy lên nhiều nghi vấn về ổn định chính trị tại Việt Nam nhất là sau vụ Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã nhanh chóng bị cho thôi các chức vụ hồi tháng 3/2024. Ông Thưởng là chủ tịch nước thứ nhì bị cách chức trong vòng một năm, sau ông Nguyễn Xuân Phúc.

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.