Adelaide xuống biển tố cáo tội ác Formosa và Đảng CSVN

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Trong sự bất bình và tức giận về việc nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam (CSVN) cản trở và đàn áp dã man gây thương tích trầm trọng cho hơn 20 đồng bào trong đó có cả Linh mục Nguyễn Đình Thục, là người dẫn đầu một phái đoàn hơn 1000 đồng bào miền Trung đi nộp đơn kiện công ty gang thép Formosa tại Kỳ Anh, đồng hương tại thành phố Adelaide, Úc Châu, đã xuống đường biểu tình vào sáng trưa ngày hôm nay, Chủ Nhật 26 Tháng 2, 2017 để phản đối hành động vi hiến, vi pháp và vô nhân của nhà cầm quyền CSVN, và để đồng hành với đồng bào trong nước trong cuộc đấu tranh đòi hỏi công lý và công bằng. Cuộc biểu tình được sự phối hợp của Cộng Đồng Người Việt Tự Do Nam Úc, Đảng Bộ Việt Tân tại Nam Úc, các gia đình Cựu Quân Nhân QLVNCH/Nam Úc, được tổ chức từ 11 giờ sáng đến 1 giờ trưa tại bãi biển Semaphore, ngoại ô Tây Bắc thành phố Adelaide với sự tham dự của gần 100 đồng hương trong một ngày nắng ấm.

JPEG - 44.5 kb
Chị Vân Đài chia sẻ bắng tiếng Anh ý nghĩa của cuộc biểu dương với những người bạn ngoại quốc hiện diện.

Ban Tổ Chức đã chọn bãi biển Semaphore xinh đẹp của thành phố để nói lên sự tương phản giữa tinh thần yêu quý và bảo vệ môi sinh, bảo vệ con người của xứ Úc dân chủ tự do và hành động tàn phá hủy hoại môi trường và coi rẻ sức khoẻ, sự an toàn, thậm chí coi rẻ cả mạng sống người dân chỉ vì tham lợi của nhà cầm quyền và Đảng CSVN.

Đoàn biểu tình đã tụ tập ngay tại sân cỏ trước cầu Semaphore trong 1 giờ đồng hồ, với những biểu ngữ tố cáo tội ác của Formosa và nhà cầm quyền CSVN. Những tấm truyền đơn ý nghĩa cũng được gửi đến những người ngoại quốc quan tâm đến đoàn biểu tình.

JPEG - 41.1 kb

Sau nghi thức chào Quốc Kỳ và phút mặc niệm để tưởng nhớ đến những đồng bào đã hy sinh vì tội ác của Formosa cũng như hàng triệu người còn sống đang lâm vào cảnh khốn cùng vì hậu quả của việc môi trường bị hủy hoại, là phần phát biểu của đại diện Cộng Đồng và các hội đoàn và tổ chức.

JPEG - 42 kb
Ông Hồ Ngọc Toàn, Phó Chủ Tịch Cộng Đồng phát biểu.

JPEG - 46.2 kb
Ông Đỗ Đăng Liêu, Đại diện Đảng Việt Tân, phát biểu

Tất cả đã đồng thanh lên tiếng tố cáo tội ác của Formosa với sự đồng lõa và bao che của nhà cầm quyền CSVN. Trong suốt 1 năm qua, từ khi thảm họa diễn ra, mà chính cả tập đoàn lãnh đạo Formosa đã gập mình chính thức nhận lỗi và tạ tội cùng dân tộc Việt Nam, nhà nước CSVN và Formosa đã không làm bất cứ việc gì, dù nhỏ nhặt, để cải thiện môi trường biển bị ô nhiễm.

Mới đây, vào ngày 18 tháng Hai, Formosa lại tiếp tục xả thải ra biển những dải nước đỏ độc hại khiến tôm cua cá một lần nữa bắt đầu chết hàng loạt. Đây là lúc Thủ tướng CSVN Nguyễn Xuân Phúc phải thực thi lời khẳng định hồi Tháng 11 năm ngoái, là “Nếu lặp lại sự cố môi trường sẽ đóng cửa Formosa, không tha thứ”. Tuy nhiên cho đến nay đã hơn một tuần mà chưa có một động thái nào từ nhà cầm quyền ngoài những lý giải nhằm bao che cho tập đoàn Formosa.

Đã không hỗ trợ người dân trong công việc kiện Formosa để đòi hỏi công lý và công bằng, nhà cầm quyền CSVN còn xua công an cản trở và đánh đập tàn nhẫn những người đi kiện bao gồm cả Linh mục Công Giáo Nguyễn Đình Thục vào ngày 14/2 vừa qua.

JPEG - 38.6 kb
Một số nạn nhân bị công an, côn đồ hành hung ngày 14 Tháng Hai, 2017. Ảnh: TNCG

Trước tình cảnh không còn có thể chịu đựng được nữa, người dân Việt Nam không còn chọn lựa nào khác hơn là phải cương quyết đồng lòng đứng dậy chấm dứt vĩnh viễn chế độ độc hại và thối nát không còn có thể sửa đổi này.

Sau đó, đoàn biểu tình đã đi bộ xuống bãi biển, bên bờ nước xinh đẹp dưới bầu trời xanh.

Những giòng chữ “FORMOSA OUT OF VIETNAM”, “DOWN WITH COMMUNIST VIETNAM” đã được viết chữ thật lớn trên cát. Đoàn biểu tình đã ngạc nhiên thích thú khi nghe một em thiếu nhi phát biểu rất sành sõi bằng tiếng Việt về hậu quả của sự hủy hoại môi trường mà Formosa đã gây ra. Ban Tổ Chức cũng có một ý tưởng vừa ngộ nghĩnh vừa tuyệt vời ý nghiã là mời tất cả những người tham dự biểu tình viết trên giấy một lời ước nguyện của mình và bỏ vào một cái chai thật lớn với ý nghiã là cái chai này sẽ được cho trôi theo giòng nước biển về một cõi nào đó xa xôi để những ước nguyện sớm thành sự thật. Các đồng hương tham dự đã vui vẻ và hứng thú tham gia đông đảo.

Những bài hát đấu tranh cũng đã vang lên trong suốt 2 giờ đồng hồ. Cuộc biểu tình chấm dứt vào lúc 1 giờ chiều.

Nguồn: Chân Trời Mới Media

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.