70% Cán bộ ra nước ngoài vì chuyện riêng?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Trong những năm gần đây, nhu cầu hướng ra thế giới bên ngoài tìm con đường phát triển là một nhu cầu không thể thiếu đối với những quốc gia kém phát triển. Việt Nam dù mang danh là một nước không muốn phát triển, nhưng cũng không nằm ngoài trường hợp đó; vì vậy việc xuất ngoại của công dân cũng là chuyện bình thường.

Tuy nhiên bên cạnh các hình thức xuất ngoại thông thường của người dân, hiện tượng công chức nhà nước rủ nhau đi ra nước ngoài khá nhiều lại là một hiện tượng đáng quan tâm. Theo báo cáo của Phòng quản lý Xuất nhập cảnh TP.HCM hàng năm có khoảng 500 cán bộ, công chức và lao động thuộc doanh nghiệp nhà nước đi nước ngoài.

Điều đáng nói hơn trong số này có đến trên 70% cán bộ, công chức đi nước ngoài “về việc riêng” như tham quan, du lịch theo nhu cầu cá nhân. Trong khi ấy số người đi vì mục đích công vụ chỉ chiếm dưới 20%. Nếu tính trên toàn quốc, con số công chức “đi vì việc riêng” là một con số có thể làm người ngoài cuộc rất ngạc nhiên. Ngoài đi du lịch thăm thú đường xa xứ lạ, những thành phần này còn có mục đích nào khác?

Có 2 vấn đề cần đặt ra để tìm hiểu căn do của hiện tượng này.

Thứ nhất, ai cũng biết đồng lương cán bộ, công chức ở Việt Nam là đồng lương chết tiệt so với mức chi tiêu hàng ngày cho những nhu cầu tối thiểu. Cụ thể như lương thủ tướng chỉ 500 USD hàng tháng thì đến chức vụ chủ sự trở xuống cũng khoảng từ 200 đến 250 USD một tháng. Tiền lương này thực sự không đủ nuôi ăn gia đình, cho con cái đi học thì làm sao đủ tiền mua vé máy bay để xuất ngoại?

Nhưng đừng quên ở Việt Nam lương luôn đi đôi với bổng, lương thấp mà bổng lộc cao, loại bổng lộc phi pháp mà người ta chỉ có thể hiểu là tiền do tham nhũng nhờ quyền lực của chiếc ghế trong bộ máy cai trị. Một người trong cuộc, ông Viện trưởng Viện Kinh tế và Quản lý TP.HCM cũng cho rằng đây là một điều vô lý cho dù “lương cán bộ, công chức có tăng lên gấp đôi cũng không đủ để đi nước ngoài nhiều như vậy.”

Tuy nhiên ngày nay ở Việt Nam, kiếm được một “biên chế nhà nước” không phải là điều dễ dàng, vì nó thực sự bảo đảm ổn định cho sự tiến thân trong hệ thống công quyền. Một ví dụ điển hình như kỳ thi tuyển công chức năm 2016 của tỉnh Hà Tĩnh, có hơn 1.500 người tranh nhau 86 ghế để được vào làm đày tớ nhân dân. Vậy phải chăng dù đồng lương cán bộ, công chức luôn được mô tả là chết đói, họ vẫn sống nếu không nói là vương giả thì cũng ở mức cao hơn rất nhiều so với người dân lao động bình thường.

Rõ ràng là họ không sống bằng đồng lương cố định, vậy họ lấy tiền đâu ra để đi du lịch đa số là sang Mỹ như đi chợ?

Đó là chưa kể trước đây người ta còn khám phá ra trường hợp xuất ngoại quái đản dưới danh nghĩa “tham quan, học tập kinh nghiệm xổ số”. Câu chuyện tỉnh Bình Phước lập hẳn một đoàn cán bộ 31 người gồm nhiều lãnh đạo tỉnh từ bí thư tỉnh ủy đến trưởng ban tuyên giáo. Đây là những cán bộ đã hoặc sắp từ giã những chiếc ghế béo bở một thời, xuất ngoại làm một chuyến tàu vét bằng công quỹ trước khi về vườn. Sự trắng trợn của tham quan tỉnh lẻ đã khiến dư luận dè bỉu buộc chúng phải hủy chuyến đi. Nhưng trên cả nước lâu nay đã có biết bao chuyến đi tham quan kiểu này dưới những lý do hào phóng khác mà người ta chưa biết tới?

Thứ hai, con số trên 70% công chức rủ nhau xuất ngoại vì việc riêng cho thấy là họ đã ăn cắp ngày giờ của người đóng thuế thay vì dùng số thì giờ ấy để phục vụ công ích. Chính nhà nước đã làm ngơ, ngầm khuyến khích sự ăn cắp tinh vi ấy không ngoài mục đích tưởng thưởng công lao của cán bộ, mua chuộc sự trung thành tuyệt đối của họ đối với đảng. Mặt khác họ cũng không hề che giấu điều mà ai cũng biết là cán bộ công chức nhà nước từ lớn tới nhỏ chỉ dùng con đường hối lộ, tham nhũng mới có tiền riêng đi du hí nước ngoài.

Sáng 11 Tháng 10 khi bế mạc Hội nghị Trung ương 6, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tỉnh bơ đề nghị các Ủy viên Trung ương và mọi cán bộ, đảng viên, công chức cần “thường xuyên tự soi, tự sửa, tự răn mình, tránh xa những cám dỗ vật chất, tham vọng, tránh đi vào vết xe đổ, để tay nhúng chàm và nếu đã trót ít nhiều nhúng chàm rồi thì sớm tự giác gột rửa”. Qua lời rao giảng này, bản thân ông Trọng cũng tự biết rằng ngày nay cán bộ đảng từ thấp đến cao người nào tay cũng đã nhúng chàm. Nhưng thật khôi hài khi nghe ông khuyên nhủ họ “nên tự giác gột rửa” như khuyên đồ tể hãy buông dao. Liệu họ có tuân theo lời ông mà tự giác từ bỏ lòng tham không đáy khi từ lâu các mạng lưới tham nhũng của cán bộ các cấp liên kết chằng chịt nhau như một ổ nhện độc trong cơ thể chế độ?

JPEG - 93.9 kb
Một trong hai căn nhà giá bạc triệu của ông Nguyễn Xuân Phúc tại Nam California, Hoa Kỳ. Ảnh: Chân Dung Quyền Lực

Vậy từ vấn đề cán bộ, công chức đi ra hải ngoại làm việc riêng chỉ có thể rơi và 3 việc sau đây:

– Làm áp phe, buôn lậu để tiếp tục kiếm tiền nhiều hơn và dùng tiền đó làm bàn đạp leo lên những vị trí cao hơn, dễ dàng bòn rút của công hơn.

– Mang tiền mặt ra nước ngoài mua nhà, mua đất để trốn tội tham ô, đồng thời là một kiểu rửa tiền tinh vi từ nguồn tiền không minh bạch. Hiện tượng mang tiền ăn cướp của dân sang Mỹ mua nhà, thậm chí mua khu shopping, lập siêu thị hiện nay trở nên phổ biến trong giới đại gia đỏ, sân sau của các lãnh đạo chóp bu của đảng. Trước đây một trang mạng mang tên “Chân Dung Quyền Lực” cũng đã tiết lộ Nguyễn Xuân Phúc lúc ấy là phó thủ tướng có đến hai căn nhà giá bạc triệu tại thành phố Anaheim để gia đình con cái sang du hí.

– Cuối cùng là tìm đủ mọi cách đưa gia đình ra nước ngoài xin tạm trú, làm thẻ xanh cho con cái bằng con đường hôn nhân giả mạo. Mục đích của chúng là để chuẩn bị cho một tương lai hạ cánh an toàn bên ngoài khi trong nước xảy ra biến loạn. Điều này vô tình thừa nhận nguy cơ tan rã của đảng CSVN không còn xa.

Đây không phải là hiện tượng hiếm hoi xảy ra ở Việt Nam mà nó xảy ra hầu hết ở các xứ độc tài khi mà chế độ rơi vào thời kỳ cuối cùng của giai đoạn sắp sụp đổ. Chính tự thân bỏ chạy của cán bộ các cấp đã nói lên điều đó.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.