30 tỷ mua ghế đại biểu Quốc hội

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Trong khi đảng ngày một sa lầy trong tình thế phân hóa nội bộ trầm trọng với vụ Trịnh Xuân Thanh, Quốc hội khóa 14 trong vai trò làm chậu cây cảnh của đảng lại đang lâm vào tình cảnh một phiên chợ trao đổi ghế đại biểu bằng đô-la.

Đó là câu chuyện của bà Châu Thị Thu Nga, đại biểu quốc hội khóa 13 và 14, một doanh nhân thời kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Bà Nga được báo chí mô tả đã nắm nhiều chức vụ trên thương trường trong đó có vai trò là chủ tịch tập đoàn Housing Group với 5 công ty vệ tinh. Mặc dù chưa có những hoạt động cụ thể nào nhưng bà Thu Nga đã ra tay “huy động vốn” của các nhà đầu tư trong nước được gần 400 tỷ đồng và tiêu xài cho mục đích cá nhân.

JPEG - 147.5 kb
Dự án B5 Cầu Diễn là một trong những dự án mà ba Nga chiếm đọat qua làm ăn bất chính.

Bị bắt giam, bà Nga khai với cơ quan điều tra rằng trong những món tiền mà bà chi ra, có 30 tỷ đồng (tương đương 1,3 triệu đô-la) để “chạy” cái ghế đại biểu quốc hội khóa 13. Lời khai của bà xác định một điều: nhiều người muốn có một chân trong quốc hội phải đút lót các cửa, giống như những chức vụ khác bên chính quyền. Nhưng chạy cho ai và chạy thế nào thì bà chưa khai ra. Dĩ nhiên bà không chạy nơi cậu đánh máy hay bác tài xế mà chỉ những ai có quyền trong tay mới dám cầm tiền của bà. Sau khóa 13 bà Nga còn đắc cử vẻ vang khóa 14, chứng tỏ sức mạnh vạn năng của đồng tiền có chân, cho tới khi bà bị bắt giam vì bị nhiều người cáo buộc tội lường gạt.

Đây là lần đầu tiên trong lịch sử của “cơ quan quyền lực cao nhất nước”, một người nguyên là đại biểu quốc hội 2 khóa liền công khai thú nhận đã bỏ ra cả triệu đô-la để “chạy” một cái ghế trong quốc hội. Hay nói khác đi, bà ta đã chiếm đoạt tiền của thiên hạ để mua một chỗ mà bà nghĩ là có thể làm bức bình phong cho công cuộc làm ăn bất chính của mình dài dài. Quả là một khám phá mới đối với một cơ quan lập pháp mà công việc làm luật thì hầu như không bao giờ mó tới, nhưng giỏi nghề đưa tay đồng ý những gì đảng bảo làm.

Kể ra bà Nga không bị thiệt thòi gì khi bỏ ra 1,3 triệu để thu về gần 20 triệu qua hình thức huy động vốn cho cái gọi là tập đoàn đầu tư xây dựng nhà đất của bà chỉ có trên giấy tờ. Trái lại bà còn lãi to trong cuộc mua bán này, giống như câu nói dân gian “bỏ con tép bắt con tôm”, mà thực chất là một sự lường gạt lòng tin của mọi người. Thiên hạ tin bà một phần chính vì cái áo đại biểu quốc hội mà bà đang khoác trên người.

Ở Việt Nam thời nay, không ai lạ gì kiểu đầu tư hai đầu vừa chính trị vừa kinh tế ấy của các doanh nhân làm giàu nhờ bám theo các dự án ăn chia. Nhờ vào cái mác quốc hội, tuy không đầy quyền lực của chính quyền nhưng cũng giúp bà Nga trót lọt qua nhiều cửa ải. 30 tỷ đồng là tiền của thiên hạ nên đối với bà Thu Nga chỉ là quăng ra một con tép và bà đã thu về hàng tấn tôm một cách quá dễ dàng. Người dân tự hỏi không hiểu trong cái cơ quan tiêu rất nhiều tiền của ngân sách ấy, còn bao nhiêu đại biểu tai to mặt lớn đi theo con đường “quang vinh” của bà Nga để được lọt vào tòa nhà “quyền lực cao nhất nước ấy?

JPEG - 18.5 kb
Chủ nhiệm Văn phòng quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc không tin có chuyện chạy tiền vào quốc hội. Ảnh: ĐSPL

Ngày 8 Tháng 9, khi nghe báo chí hỏi, ông Nguyễn Hạnh Phúc, Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nói ông “không tin có chuyện chạy tiền vào Quốc hội, nhất là với khoản tiền lớn như thế.” Tin hay không tin là quyền của ông nhưng trước cơ quan điều tra, chẳng lẽ bà Nga khai ra điều ấy để tự hại mình vì đụng đến uy quyền của nhiều người?

Điều khôi hài là ông Hạnh Phúc cũng biết sợ “ảnh hưởng đến uy tín Quốc hội” trong khi cái quốc hội của ông cũng chẳng có chút uy tín cỏn con nào ngoại trừ cái uy tín nghị gật và ngậm miệng ăn tiền.

Trong bối cảnh một nền kinh tế chụp giựt như hiện nay, kiểu kinh doanh của bà Nga quả đã đem lại lợi nhuận kếch xù không gì sánh bằng. Nhưng đó cũng là hiện trạng chung của cán bộ cao cấp CSVN ở trung ương lẫn ở địa phương.

Trong khi lương chính thức chỉ từ 300 đến 400 USD một tháng; nhưng hầu hết cán bộ ai nấy đều có nhà cửa đất đai mấy chục cái, con cái cho đi du học Âu Mỹ cũng như ăn tiêu vung vít kiểu thái tử đảng. Lương ấy chẳng qua chỉ là cái “bổng” công khai của họ, còn núi tài sản thì được bồi đắp bằng “lộc”, là những món tiền cắt xén chia chác từ các dự án nghìn tỷ khắp nước. Đó cũng là lý do cắt nghĩa vì sao ngân sách cạn kiệt nhưng cán bộ đảng vẫn nhắm mắt vẽ vời từ siêu dự án này đến siêu dự án khác để tiếp tục vay nợ nước ngoài, làm nghèo đất nước.

JPEG - 89.2 kb
Hai căn nhà của ông Nguyễn Xuân Phúc tại Hoa Kỳ

Trước đây, ngay như Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, cơ ngơi tài sản của ông được đại gia Mía Đường chuẩn bị sẵn tại Hoa Kỳ là chuyện được tiết lộ công khai trên mạng xã hội. Vậy thử hỏi một người đàn bà như bà Nga nếu không kinh doanh kiểu đó làm sao có thể giàu nhanh chóng được. Nếu bà có kinh doanh lươn lẹo thì cũng chỉ học tập và noi gương theo lãnh đạo đảng mà thôi.

Cũng như trong vụ Trịnh Xuân Thanh, cho dù anh ta có làm thất thoát 3.200 tỷ đồng trong thời gian nắm Tổng Công Ty PVC cũng chỉ nằm trong khuôn khổ của lối làm ăn bất chính do đảng đào tạo ra mà thôi. Đó là cả một đường dây, một hệ thống ăn chia với nhau xuyên suốt qua nhiều tầng nấc từ trên xuống dưới.

Nói tóm lại, việc bà Thu Nga khai là đã chi 30 tỷ đồng để chạy được ghế đại biểu Quốc hội, tuy là dữ kiện mới khá bất ngờ đối với dư luận; nhưng nó xác định việc mua chức, mua quyền trong bộ máy đảng, nhà nước, quốc hội là điều mà đảng CSVN không còn có thể chối cãi.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Tiểu ban Nhân sự đại hội đảng XIV chủ trì phiên họp đầu tiên của Tiểu ban hôm 13/3/2024 tại trụ sở Trung ương đảng. Ảnh: Vietnam Plus

Từ trường hợp ông Võ Văn Thưởng nhìn về công tác nhân sự

Nhưng thống kê lại chuỗi cán bộ cấp cao bị kỷ luật trong thời gian qua, phân tích bản chất, tìm đến nguyên nhân cốt lõi, thì đi đến kết luận rằng, công cuộc chống tham nhũng cần phải đẩy mạnh, tiến hành triệt để, nhưng phải cần đến các biện pháp khác có khả năng tiệu diệt nguyên nhân gốc rễ của quốc nạn tham nhũng.

Ông Võ Văn Thưởng tuyên thệ nhậm chức chủ tịch nước Việt Nam ngày 02/03/2023 trước Quốc Hội, Hà Nội, Việt Nam. Ảnh: AP - Nhan Huu Sang

Việt Nam: Chủ tịch nước bị cách chức, tổng bí thư bị tiếm quyền?

Có thể là một số người trong vòng quyền lực thứ nhất biết được tình hình sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng và tự cho phép khơi mào cuộc chiến hay còn gọi là cuộc đấu tranh nội bộ để giữ những vị trí cao nhất trong bộ máy Nhà nước Việt Nam. Có nghĩa là cuộc tranh giành kế thừa ông Trọng đã được phát động. (TS Benoît de Tréglodé, Giám đốc nghiên cứu Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp – IRSEM)

Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thương phát biểu trước giới truyền thông trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida tại dinh thủ tướng ở Tokyo, Nhật Bản, ngày 27 tháng 11 năm 2023. Ảnh: AP

Các nhà phân tích: Việc chủ tịch nước Việt Nam từ chức cho thấy đấu đá trong nội bộ đảng

Các nhà phân tích cho rằng việc Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thưởng từ chức trong tháng này, chỉ sau một năm trong nhiệm kỳ 5 năm, cho thấy sự đấu đá trong nội bộ đảng Cộng sản và tình trạng bất ổn chính trị tại Việt Nam, ảnh hưởng đến khả năng thu hút đầu tư nước ngoài.

Người dân Cuba biểu tình, đòi quyền sống, phản đối chính quyền gây nên tình trạng thiếu thốn nghiêm trọng lương thực, thực phẩm, điện... hôm 17/3/2024 tại TP. Santiago. Ảnh chụp màn hình video Aljazeera.com

Cuba

Trong 2 ngày 17 – 18/3 (2024) vừa rồi, truyền thông thế giới đưa tin hàng nghìn người, rồi cả vạn người dân Cuba đổ ra đường biểu tình.

… Họ, người Cuba biểu tình, đòi quyền sống, phản đối chính quyền gây nên tình trạng thiếu thốn nghiêm trọng lương thực, thực phẩm, điện. Trước đó mấy ngày, dân chúng cũng biểu tình sau khi nhà nước đột ngột tăng giá xăng đến… 500%. Họ không hô “tự do hay là chết” nữa, mà hô “dân chủ hay là chết,” “quyền sống hay là chết,” “lương thực hay là chết.”