21 quốc gia đồng lên tiếng về NĐ 72

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ
Văn Phòng Phát Ngôn Nhân

Ngày 26 tháng 8, 2013

Phát biểu của MARIE HARF, Phó Phát Ngôn Nhân

Bản Lên Tiếng Chung của Liên Minh Về Quyền Tự Do Trên Mạng về Nghị Định 72 của Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

Liên Minh Về Quyền Tự Do Trên Mạng vô cùng quan ngại với thông báo của Việt Nam về Nghị Định 72 sẽ có hiệu lực vào ngày 1 tháng 9 tới đây. Nghị định này áp đặt thêm nhiều giới hạn về việc sử dụng và truy cập Internet tại Việt Nam. Lấy thí dụ, Nghị Định 72 hạn chế các luồng thông tin trên mạng và giới hạn việc chia sẻ một số loại tin tức và thông tin. Nghị Định 72 có vẻ như không phù hợp với nghĩa vụ của Việt Nam đối với Công Ước Quốc Tế về Quyền Chính Trị và Dân Sự, cũng như cam kết của Việt Nam với bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền.

Nghị Định 72 có thể gây nguy hại đến nền kinh tế Việt Nam vì trói buộc việc phát triển thương mại tại Việt Nam, giới hạn sáng kiến, cản trở đầu tư nước ngoài. Một mạng Internet tự do, mở rộng là điều kiện cần có cho một nền kinh tế hiện đại hoạt động toàn vẹn; các đạo luật như Nghị Định 72 giới hạn tự do sẽ không giúp cho giới kinh doanh và giới phát minh có được đầy đủ công cụ để cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu.

Liên Minh Về Quyền Tự Do Trên Mạng ghi nhận là nghị quyết 20/8, được biểu quyết bởi Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc vào tháng 7, 2012, khẳng định rằng nhân quyền áp dụng trên mạng cũng như ngoài đời. Liên Minh Về Quyền Tự Do Trên Mạng kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam điều chỉnh Nghị Định 72 để thay vào đó cổ xúy cho mọi cá nhân có điều kiện thực thi quyền tự do con người, luôn cả quyền tự do ngôn luận.

Liên Minh Về Quyền Tự Do Trên Mạng là một tổ chức xuyên vùng của 21 chính phủ cùng hợp tác để thúc đẩy tự do Internet trên toàn cầu. Liên Minh là diễn đàn để cho các chính phủ có cùng tư tưởng phối hợp các nỗ lực và làm việc chung với xã hội dân sự và giới tư doanh để hỗ trợ mọi cá nhân có điều kiện thực thi nhân quyền và các quyền tự do căn bản trên mạng.

Liên Minh Về Quyền Tự Do Trên Mạng được thành lập tại một hội nghị do chính quyền Hòa Lan tổ chức vào năm 2011, và các hội nghị tiếp theo đó tại Kenya vào năm 2012, tại Tunisia vào năm 2013. Chính quyền Estonia, chủ tịch Liên Minh, sẽ tổ chức hội nghị kế tiếp vào mùa xuân năm 2014.

BBT-WebVT chuyển ngữ

# # #


August 26, 2013

2013/2034

Statement by MARIE HARF, DEPUTY SPOKESPERSON

Freedom Online Coalition Joint Statement on the Socialist Republic of Vietnam’s Decree 72

The Freedom Online Coalition is deeply concerned by the announcement of Vietnam’s new Decree 72, which will impose further restrictions on the way the Internet is accessed and used in Vietnam when it comes into effect September 1. For example, Decree 72 restricts online information flow and limits the sharing of certain types of news and other speech. Decree 72 appears to be inconsistent with Vietnam’s obligations under the International Covenant on Civil and Political Rights, as well as its commitments under the Universal Declaration of Human Rights.

Decree 72 risks harming Vietnam’s economy by constraining the development of businesses in Vietnam, limiting innovation, and deterring foreign investment. An open and free Internet is a necessity for a fully functioning modern economy; regulations such as Decree 72 that limit openness and freedom deprive innovators and businesses of the full set of tools required to compete in today’s global economy.

The Freedom Online Coalition notes that resolution 20/8, adopted by consensus by the UN Human Rights Council in July 2012, confirms that human rights apply online as well as offline. The Freedom Online Coalition calls on the Vietnamese government to revise Decree 72 so that it promotes the ability of individuals to exercise their human rights, including the right to freedom of expression.

The Freedom Online Coalition is a cross-regional group of 21 governments that collaborate to advance Internet freedom worldwide. The Coalition provides a forum for like-minded governments to coordinate efforts and work with civil society and the private sector to support the ability of individuals to exercise their human rights and fundamental freedoms online.

The Freedom Online Coalition was formed at a conference hosted by the government of the Netherlands in 2011, and held further meetings hosted by Kenya in 2012, and Tunisia in 2013. The government of Estonia, chair of the Coalition, will host the next conference in spring 2014.

# # #

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh minh họa bởi Paul Nelson/RFA.

Thêm một ông phải về: Vương Đình Huệ!

Việc ông Huệ bị phế truất khiến cho con đường trở thành tổng bí thư ĐCSVN của ông Tô Lâm có nhiều cơ hội hơn. Giờ đây chỉ còn hai ứng cử viên khác đủ điều kiện cho chức vụ này, đó là bà Trương Thị Mai và Thủ tướng Phạm Minh Chính. 

… Những gì đã được làm nhằm chính danh hóa/hợp pháp hóa ĐCS lấm bẩn bởi tham nhũng, giờ đây, đã khiến đảng này trở nên mất uy tín hơn trong mắt người dân – những người nhìn thấy vấn nạn tham nhũng đã xảy ra trong hàng ngũ lãnh đạo cấp cao như thế nào.

Sau Võ Văn Thưởng, Vương Đình Huệ trong hàng "tứ trụ" đã "xin thôi giữ các chức vụ được phân công và nghỉ công tác.” Ảnh: Nhac Nguyên/ AFP

Còn ai liêm khiết?

Hiện trạng chính trị tại Việt Nam là sự thối rữa từ các cấp. Lũng đoạn và thao túng chính trị luôn hiện diện, bất chấp pháp luật. Các thế lực ngầm tồn tại như loạn Sứ quân. Họ hùng cứ một cõi, cho đàn em tung hoành và quấy nhiễu!

Thông tin bị nhiễu loạn. Đấu đá nội bộ nhằm tranh giành ảnh hưởng trong bộ máy cầm quyền nên mới có chuyện các lãnh đạo chủ chốt trước khi bị trảm nhưng thông tin đã rò rỉ, ngập tràn mạng xã hội, từ trong và ngoài nước.

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 22 – 28/4/2024

Nội dung:

– Tưởng niệm Quốc Tổ Hùng Vương tại thành phố Hamburg, Bắc Đức;
– Kêu gọi tham gia biểu tình và văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR tại Genève, Thụy Sĩ;
– Mời tham dự và đón nghe: i) Hội luận “49 năm sau biến cố 30/4/1975 – Tại sao hòa giải với Mỹ mà không với Dân tộc?;” ii) Chương trình văn nghệ gây quỹ Hát Cho Đồng Bào Tôi với chủ đề “Tháng Tư thắp nén hương trầm;” iii) Hội luận “UPR – Tường trình đến quốc tế việc nhà nước CSVN đàn áp tôn giáo;”
– Quan điểm của Việt Tân về tình hình đất nước trước những biến động chính trị trong nội bộ đảng CSVN.

Ông Vương Đình Huệ phát biểu trong khóa họp Quốc hội, Hà Nội, Việt Nam, ngày 23/10/2023. Ảnh: AFP - STR

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ phải từ chức

Hãng tin Anh Reuters cho rằng việc chủ tịch Quốc hội Việt Nam phải từ chức lại càng làm dấy lên nhiều nghi vấn về ổn định chính trị tại Việt Nam nhất là sau vụ Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã nhanh chóng bị cho thôi các chức vụ hồi tháng 3/2024. Ông Thưởng là chủ tịch nước thứ nhì bị cách chức trong vòng một năm, sau ông Nguyễn Xuân Phúc.