Đơn khởi kiện Formosa: Chứng cứ rành rành, sao lại phải chứng minh?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

(18.10.2016) – Tòa án Nhân dân Thị xã Kỳ Anh cố tình bao che, tiếp tay cho “thủ phạm” Formosa và giới chức cộng sản – là những người có liên quan trực tiếp trong việc xả thải độc tố ra biển Miền Trung – khi Tòa trả lại đơn khởi kiện Formosa của hơn 500 bà con ngư dân ở khu vực huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An.

Theo văn bản số 501/TB-TA của Tòa án Nhân dân Thị xã Kỳ Anh do thẩm phán Trần Thanh Hương ký vào ngày 05.09, đưa ra hai lý do chính Tòa trả lại đơn khởi kiện: Thứ nhất, người bị hại – bà con ngư dân – không kèm theo tài liệu chứng cứ chứng minh cho các thiệt hại. Thứ hai, chính phủ đã có quyết định số 1880/QĐ-TTg về phương án bồi thường cho ngư dân.

Formosa “thừa nhận” xả thải độc tố là chứng cứ quan trọng nhất của vụ kiện

Theo Bộ Luật Tố tụng Dân sự (BLTTDS), trong vụ án dân sự, đương sự phải đưa ra chứng cứ chứng minh các thiệt hại, tổn thất của mình là có “căn cứ và hợp pháp”. Tuy nhiên, BLTTDS cũng quy định những tình tiết, sự kiện mà đương sự “không phải chứng minh” được quy định tại Điều 92 BLTTDS:

“1. Những tình tiết, sự kiện sau đây không phải chứng minh: a) Những tình tiết, sự kiện rõ ràng mà mọi người đều biết và được Tòa án thừa nhận; b) Những tình tiết, sự kiện đã được xác định trong bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật; c) Những tình tiết, sự kiện đã được ghi trong văn bản và được công chứng, chứng thực hợp pháp; trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ tính khách quan của những tình tiết, sự kiện này hoặc tính khách quan của văn bản công chứng, chứng thực thì Thẩm phán có thể yêu cầu đương sự, cơ quan, tổ chức công chứng, chứng thực xuất trình bản gốc, bản chính.

2. Một bên đương sự thừa nhận hoặc không phản đối những tình tiết, sự kiện, tài liệu, văn bản, kết luận của cơ quan chuyên môn mà bên đương sự kia đưa ra thì bên đương sự đó không phải chứng minh…”

Vào ngày 30.06.2016, người đại diện theo pháp luật của công ty Formosa là ông Chủ tịch Hội đồng Quản trị Trần Nguyên Thành đã “thừa nhận” công ty này xả nước thải chứa độc tố ra biển, tại công văn số 1606101/CV-FHS.

Điều quan trọng là sự “thừa nhận” của công ty Formosa đã được Chính phủ Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là ông Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, Chủ nhiệm Văn Phòng Chính phủ, “thông báo” và “xác nhận” trong cuộc họp công khai và chính thức với báo chí vào cùng ngày 30.06.2016.

Cũng trong cuộc họp báo này, các cơ quan báo chí đã ghi hình đầy đủ những người đại diện theo pháp luật của công ty Formosa cúi gập người xuống “thừa nhận” và “xin lỗi” hành vi sai trái của họ.

JPEG - 119.5 kb
Vị Mục tử Antôn Đặng Hữu Nam sau hàng rào của cổng tòa án Kỳ Anh, dặn dò Đàn chiên của mình – những người phải ở lại bên ngoài – trước khi vào nộp đơn khởi kiện Formosa: Pv. GNsP

Trong khi đó, Tòa án Thị xã Kỳ Anh cho rằng, bà con ngư dân “không đưa ra được các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho các thiệt hại của mình” và buộc bà con phải chứng minh chính là “cái tát thẳng tay vào mặt” nhà cầm quyền cộng sản VN. Bởi lẽ, Chính phủ đã “thừa nhận” biển Miền Trung bị ô nhiễm trầm trọng, thủy hải sản chết trắng trôi dạt vào bờ sau sự cố xả thải của Formosa. Và, chính phủ đã tự ý đại diện cho bà con ngư dân – mà chưa có một sự ủy quyền nào từ phía ngư dân – để nhận bồi thường 500 triệu USD của thủ phạm. Chính phủ VN và Tòa án đã đồng lõa, bao che cho thủ phạm là hành vi vi phạm Luật một cách trắng trợn do chính họ ban hành và thực thi.

Chính vì vậy, sự “thừa nhận” của công ty Formosa và sự “xác nhận” của chính phủ VN là những “tình tiết, sự kiện rõ ràng mà mọi người đều biết” và là chứng cứ quan trọng mà bà con ngư dân không cần phải chứng minh bằng “tài liệu, chứng cứ” với Tòa án trong vụ kiện này.

Điều vô lý, mâu thuẫn thể hiện ngay trong chính văn bản của Tòa, Thẩm phán trả đơn vì không có chứng cứ, nhưng ngay sau đó lại lấy Quyết định số 1880/QĐ-TTg về “bồi thường thiệt hại” để căn cứ trả đơn. Chính Quyết định 1880/QĐ-TTg với nội dung gọi là “định mức bồi thường… cho các đối tượng bị thiệt hại…” là chứng cứ chứng minh bà con ngư dân “bị thiệt hại”. Quyết định này chính là “tài liệu, chứng cứ hiện có” theo qui định tại khoản 5 Điều 189 BLTTDS.

JPEG - 107.4 kb

Nguyên tắc bồi thường thiệt hại

Cuộc sống của ngư dân chủ yếu bám biển, sống lênh đênh nhiều ngày, nhiều tháng trên biển – nếu đi đánh bắt xa bờ. Cuộc sống của họ khổ cực với thu nhập thấp đánh đổi với tính mạng gặp nhiều hiểm nguy trước những cơn bão táp ngoài biển khơi. Một ngư dân không thể đủ vốn – dù có vay tiền ngân hàng – để tậu một chiếc thuyền, hoặc ghe đi đánh bắt, nên nhiều ngư dân đã hợp sức lại chung vốn mua các phương tiện này với mục đích tìm kiếm mưu sinh. Thậm chí, chủ thuyền và các ngư dân đều là anh em ruột, hoặc họ hàng thân thích, hoặc bạn bè cùng đi đánh bắt với nhau nên giữa họ – mặc nhiên trong niềm tin và sự tin tưởng – không có một sự ràng buộc nào về “hợp đồng lao động”, thu nhập thấp nên không phải trình “thuế thu nhập”, hoặc mua “bảo hiểm y tế”… Thảm họa ô nhiễm môi trường biển do công ty Formosa “thừa nhận” xả thải đã gây ra các thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm, tổn thất về tinh thần, tài sản bị xâm hại… đã đẩy hàng triệu ngư dân Miền Trung vào cuộc sống khánh kiệt.

Lẽ vậy, nguyên tắc bồi thường thiệt hại cho bà con ngư dân dựa trên “trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng” được quy định tại Điều 605 BLTTDS và Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP. Và, đòi hỏi Tòa “phải tôn trọng thỏa thuận của các bên về mức bồi thường, hình thức bồi thường và phương thức bồi thường, nếu thỏa thuận đó không trái pháp luật, đạo đức xã hội.”

Quyết định của Thủ tướng về phương án bồi thường là trái Luật và không có “căn cứ” để trả lại đơn kiện

Tòa án Nhân dân Thị Xã Kỳ Anh cho rằng, chính phủ đã có quyết định số 1880/QĐ-TTg về phương án bồi thường cho ngư dân, là căn cứ “đã có quyết định có hiệu lực của cơ quan có thẩm quyền” để Tòa trả lại đơn khởi kiện của hơn 500 bà con ngư dân.

Trước hết, theo quy định tại Điểm d, đ Khoản 2, Điều 97 Luật Ban hành Văn bản Quy phạm Pháp luật năm 2015, quyết định của Chính phủ phải được “lấy ý kiến đối tượng chịu sự tác động trực tiếp” mà ở đây là bà con ngư dân; phải “lấy ý kiến”, “tiếp thu các ý kiến góp ý” bồi thường của ngư dân, sau đó “đăng tải báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ và cổng thông tin điện tử của cơ quan chủ trì soạn thảo quyết định”.

Quyết định số 1880/QĐ-TTg về phương án bồi thường cho ngư dân không thực hiện các thủ tục “xây dựng, ban hành” Luật định mà tùy tiện ra quyết định là trái luật.

Một điểm cần đáng lưu tâm rằng, do sự hèn nhát của giới chức cộng sản mà Quyết định số 1880/QĐ-TTg đã không dám chỉ thẳng tên đơn vị “gây thiệt hại” cho ngư dân chính là thủ phạm Formosa, mà chỉ dám nêu bồi thường “thiệt hại do sự cố môi trường biển”. Trong khi bà con kiện bị đơn Formosa bồi thường do có “lỗi cố ý” gây thiệt hại, chứ không phải “do sự cố môi trường biển” gì gì đó, thế thì tại sao nhà cầm quyền lại lấy Quyết định 1880/QĐ-TTg làm “căn cứ”? Việc chính phủ “lấy từ nguồn tiền của Formosa bồi thường” là việc của chính phủ. Cần lưu ý, theo qui định tại Điều 624 BLDS, đối với hành vi “làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại thì phải bồi thường …kể cả trường hợp người gây ô nhiễm môi trường không có lỗi”.

Người khởi kiện bị đơn Formosa đã xác định rõ danh tánh của mình, số tiền đòi bồi thường cụ thể của mỗi cá nhân. Trong khi Quyết định 1880/QĐ-TTg có nội dung chung chung, không phải là cá biệt cho “giải quyết vụ việc của từng ngư dân” thì sao làm căn cứ? Quyết định 1880/QĐ-TTg có “định mức bồi thường” cho 7 đối tượng, với số tiền cụ thể, nhưng Tòa phải thụ lý mới xem xét từng trường hợp để có thể xác định được bà con có phải là “đối tượng” hay không? Tiền bồi thường “theo định mức” có đúng với thiệt hại từng người dân yêu cầu cụ thể?

Theo qui định tại Điều 605 BLDS, nguyên tắc bồi thường thiệt hại là “thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường…”. Quyết định 1880/QĐ-TTg đã vi phạm nguyên tắc về bồi thường thiệt hại khi Chính phủ “tự thỏa thuận với Formosa”; Chính phủ tùy tiện nhận tiền bồi thường, tự đặt ra “định mức” mà không phải là “bồi thường toàn bộ”, tước bỏ nguyên tắc cơ bản “tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận” và “hòa giải” qui định tại Điều 4, Điều 12 BLDS. Và việc “bồi thường” theo trình tự thủ tục của Quyết định 1880/QĐ-TTg hết sức nhiêu khê, kéo dài, nên không thể “kịp thời”!

Theo các nguyên tắc, qui định của BLDS, Luật công chứng, ngư dân là những người có “năng lực hành vi dân sự” đầy đủ, phải tự mình “xác lập, thực hiện quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại”, nếu không có ủy quyền cho “chính phủ” thì giao dịch “xác lập, thực hiện” bồi thường giữa chính phủ và Formosa liên quan đến “thiệt hại” của bà con bị vô hiệu, không có hiệu lực. Đã vô hiệu, không có giá trị pháp lý thì việc nhận tiền, phân chia theo “định mức” của Quyết định 1880/QĐ-TTg cũng là “không có hiệu lực pháp luật”.

Theo qui định BLDS, BLTTDS, Luật Môi trường, Luật Ban hành Văn bản qui phạm pháp luật, trong trường hợp này, người dân bị thiệt hại có quyền khởi kiện, Quyết định 1880/QĐ-TTg là “văn bản có hiệu lực pháp lý” thấp hơn, nên không thể áp dụng, làm căn cứ để cản trở quyền khởi kiện của người dân.

Một quyết định trái luật cả hình thức ban hành lẫn nội dung như Quyết định 1880/QĐ-TTg thì không thể làm “căn cứ” cho Tòa viện dẫn để trả lại đơn kiện.

JPEG - 109.9 kb

Tòa áp dụng sai Luật

Bên cạnh đó, Tòa cũng dựa trên căn cứ tại khoản 2, Điều 193 BLTTDS để “trả lại đơn” khởi kiện của bà con ngư dân. Khoản 2, Điều 193 BLTTDS quy định: “Trường hợp người khởi kiện đã sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện theo đúng quy định tại khoản 4 Điều 189 của Bộ luật này thì Thẩm phán tiếp tục việc thụ lý vụ án; nếu họ không sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu thì Thẩm phán trả lại đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo cho người khởi kiện.”

Điều khoản này chỉ được áp dụng sau khi Tòa yêu cầu “sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện”. Trong khi đó, Tòa không có yêu cầu “sửa đổi bổ sung” mà lại áp dụng qui định “đã yêu cầu mà họ không sủa đổi bổ sung” là áp dụng sai pháp luật.

Vì vậy, bà con ngư dân Miền Trung, cụ thể là bà con ngư dân ở Huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An có thể làm đơn “khiếu nại” đến Chánh án Tòa TX Kỳ Anh theo qui định tại Điều 194 BLTTDS.

Chỉ qua một vụ việc cụ thể nêu trên đã cho thấy sự “phối hợp” giữa chính phủ, Tòa án để ngang nhiên chà đạp, xâm phạm, tước đoạt “quyền và lợi ích” của ngư dân Miền Trung nghèo đói, thất học, mất nghiệp. Đồng thời, ra sức bảo vệ Formosa, kẻ tội đồ, đến mức không dám gọi đích danh chúng, mà chỉ dám gọi là “sự cố môi trường biển”! Cần nhắc lại “sự cố môi trường biển” này đã có lúc được các quan môi trường xác định thủ phạm là “thủy triều đỏ”!

Huyền Trang, GNsP

Nguồi: Tin Mừng Cho Người Nghèo

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.