Đòn độc: đẩy ông Sang đi dự lễ 3/9

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Giữa không khi dân chúng ghê tởm và ghét cay ghét đắng mọi thứ dính dáng tới đám lãnh đạo Bắc Kinh ngang ngược và trong lúc giới lãnh đạo đảng CSVN đang ùn ùn “bỏ Tàu chạy lấy người” trước thềm Đại Hội Đảng XII, người ta khá ngạc nhiên khi đọc tin ông Trương Tấn Sang sẽ dẫn đoàn Việt Nam đi dự lễ diễu binh tại Bắc Kinh ngày 3 tháng 9 sắp tới.

Có người bảo ông Sang đi là đúng rồi vì ở vai trò đại diện cao nhất của chính phủ. Nhưng ai cũng biết và giới lãnh đạo TQ lại càng biết rõ trong hệ thống XHCN, tổng bí thư đảng CS mới là vai trò quyền lực cao nhất. Và ngược lại, nếu bảo ông Sang có vị trí đại diện chính phủ cao nhất thì tại sao ông bị thẳng tay thay thế bởi ông Nguyễn Phú Trọng trong chuyến sang Mỹ gặp Tổng thống Obama vừa qua?

Ngoài lý do vai vế, ai cũng biết ông Nguyễn Phú Trọng trong suốt mấy thập niên qua luôn chứng tỏ mình là học trò xuất sắc của Trung Quốc. Ông được huấn luyện cán bộ cấp cao nhiều lần tại Trung Quốc; Ông luôn đòi buộc cả nước phải tôn quí 16 chữ vàng và 4 tốt; Ông rất kể lể mình đã đẻ ra cụm từ “Kinh tế thị trường theo định hướng XHCN” sau khi Bắc Kinh công bố “Kinh tế thị trường với đặc tính Trung Quốc”; và ông luôn tuyên bố tại Quốc Hội: “Không đem chuyện Biển Đông vào nghị trình vì không có diễn tiến gì mới”…. Nhưng nay, ông Trọng nhất quyết không đi. Đến cả tướng Nguyễn Chí Vịnh và Phùng Quang Thanh , những người luôn to tiếng khẳng định sẽ “giải quyết triệt để” những người Việt yêu nước mỗi lần Bắc Kinh làm nhục Việt Nam, hay rất lo lắng khi thấy dân Việt ghét quân xâm lược quá, cũng cự tuyệt không đi dự buổi diễu binh 3/9. Có thể nói chuyến này tương đương với “dấu chấm hết” cho cả sự nghiệp chính trị lẫn mạng lưới đàn em bên dưới ông Sang.

Hiển nhiên, về mức độ thì “bị đẩy đi dự lễ 3/9 tại Bắc Kinh” chưa nặng bằng “bị đẩy vào làm trưởng ban điều hòa sinh đẻ” như Tướng Giáp, nhưng chủ đích của hai đòn cực độc đó giống hệt nhau. Đó là cố tình dùng sự bất lực tuyệt đối và sự chịu nhục đến mức mất liêm sỉ của chủ tướng để dập tắt hoàn toàn hy vọng nơi hàng ngũ cán bộ dưới trướng. Sau đó, chẳng cần làm gì thêm, toàn bộ đội ngũ này sẽ vẫn nhanh chóng tan rã hoặc bỏ đi đầu quân nơi khác.

Ai còn chút hy vọng ông Sang sẽ làm một hành động vì nước vì dân nào đó như tiếng gầm cuối cùng của con hổ trước khi mãi mãi tắt tiếng sau Đại Hội XII, thì nay cũng đều thất vọng, nhìn cảnh ông Sang lầm lủi, ngậm miệng đi Tàu.

Những người bực mình hơn vì đã ủng hộ ông Sang nhiều năm qua, nay đang phê phán: Không lẽ ông Chủ tịch nước chỉ có dáng vẻ “sang” bề ngoài còn trong gan ruột lại thiếu “dũng” tới mức đó!? Đến như Phùng Quang Thanh còn biết dùng mưu ngã bệnh ung thư giả để thoát hiểm!

Nguồn: FB Radio Chân Trời Mới

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng, tuổi cao, sức yếu, và bị coi là ngày càng mất dần quyền lực. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vì sao chính trường CSVN rối ren?

Trong bối cảnh ông Trọng tuổi cao, sức yếu, và quyền lực suy giảm đáng kể, chiến dịch chống tham nhũng có thể bị suy giảm. Có ý kiến cho rằng “chiến dịch chống tham nhũng đang dần thoát khỏi tầm kiểm soát của ông Trọng và hiện giờ, chiến dịch chống tham nhũng được điều hành trực tiếp từ ông Tô Lâm, bộ trưởng Bộ Công An,” là điều đã được cảnh báo trước.

Ảnh minh họa: FB Nguyễn Tuấn

Bạn bè trên cõi mạng

Về nhà tôi nghĩ hoài về hiện tượng fb. Rất nhiều bạn tôi chưa bao giờ gặp ngoài đời, mà chỉ qua fb. Cũng chẳng sao. Tình bạn không phải chỉ là tiếp xúc hay tay bắt mặt mừng, mà có thể là tiếp xúc bằng trái tim và tâm hồn. Vậy là hạnh phúc rồi.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Tiểu ban Nhân sự đại hội đảng XIV chủ trì phiên họp đầu tiên của Tiểu ban hôm 13/3/2024 tại trụ sở Trung ương đảng. Ảnh: Vietnam Plus

Từ trường hợp ông Võ Văn Thưởng nhìn về công tác nhân sự

Nhưng thống kê lại chuỗi cán bộ cấp cao bị kỷ luật trong thời gian qua, phân tích bản chất, tìm đến nguyên nhân cốt lõi, thì đi đến kết luận rằng, công cuộc chống tham nhũng cần phải đẩy mạnh, tiến hành triệt để, nhưng phải cần đến các biện pháp khác có khả năng tiệu diệt nguyên nhân gốc rễ của quốc nạn tham nhũng.