Đơn Khiếu Nại v/v Không Thụ Lý Đơn Khởi Kiện Trái Pháp Luật

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập-Tự do-Hạnh phúc
__o0o__
ĐƠN KHIẾU NẠI
V/v Thẩm phán Mai Văn Quang không thụ lý đơn khởi kiện trái pháp luật

Kính gửi: Chánh Án Toà Án Nhân Dân Thành phố Hà Nội

Người khiếu nại: Phạm Thanh Nghiên (nữ)
Sinh ngày: 24/11/1977, CMND số 030960703, cấp ngày 18/3/2008 tại Công an thành phố Hải Phòng Đăng ký nhân khẩu thường trú: số 17, Phương Lưu 2, phường Đông Hải, quận Hải An, thành phố Hải Phòng.

Nay kính đơn đến Chánh án Tòa Án Nhân Dân Thành phố Hà Nội để khiếu nại về việc Thẩm phán Mai Văn Quang đã có hành vi không thụ lý đơn khởi kiện trái pháp luật như sau:

Ngày 22/8/2008, tôi có nộp đơn khởi kiện đối với Ủy Ban Nhân Dân Thành phố Hà Nội về việc Ủy Ban Nhân Dân Thành phố Hà Nội đã có hành vi hành chính vi phạm pháp luật là “không cho phép tiến hành hoạt động tập trung đông người (biểu tình) ở nơi công cộng” trái pháp luật.

Ngày 30/8/2008, tôi nhận được Thông báo số 26/TB-TA ngày 26/8/2008 do Thẩm phán Mai Văn Quang ký, nội dung: “Theo quy định tại Điều 11 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính thì yêu cầu khởi kiện của bà là loại việc không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án hành chính”.

Tôi nhận thấy việc Thẩm phán trả lại đơn khởi kiện của tôi là trái quy định tại khoản 22 Điều 11 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính, bởi lẽ:

Điều 11 quy định về “Các khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án”, khoản 22 ghi rõ: “Các khiếu kiện khác theo quy định của pháp luật Việt Nam”.

Trước hết, Ủy ban Nhân Dân thành phố Hà Nội là cơ quan hành chính của Nhà nước. Hành vi không cho phép tiến hành hoạt động tập trung đông người (biểu tình) ở nơi công cộng” của Ủy ban Nhân Dân thành phố Hà Nội là hành vi hành chính được quy định tại khoản 2 Điều 4 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính.

Quyền được tiến hành hoạt động tập trung đông người (biểu tình) ở nơi công cộng” là quyền của công dân được quy định tại Điều 69 Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam, Nghị định 38/2005/NĐ-CP ngày 18/3/2005 của Chính phủ, Thông tư số 09/2005/TT-BCA ngày 05/9/2008 của Bộ Công an. Ủy Ban Nhân Dân Thành phố Hà Nội không cho phép biểu tình là UBND thành phố Hà Nội đã vi phạm Điều 69 Hiến pháp, Nghị định 38/2005/NĐ-CP ngày 18/3/2005 của Chính phủ, Thông tư số 09/2005/TT-BCA ngày 05/9/2008 của Bộ Công an.

Do đó, tôi khởi kiện hành vi hành chính của UBND thành phố Hà Nội là hội đủ điều kiện để khởi kiện và thụ lý vụ án hành chính đúng quy định tại khoản 22 Điều 11 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính.

Tôi xin hỏi ông Chánh án, nếu Tòa Án Thành phố Hà Nội không thụ lý thì ông vui lòng chỉ cho tôi cách khởi kiện vì chúng tôi cho rằng quyền lợi hợp pháp của mình đã bị xâm phạm. Chúng tôi chưa muốn nói đến đây là một quyền đã được ghi nhận trong Hiến pháp – Văn bản pháp luật cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam. Chúng tôi thật sự muốn được biểu tình, với cương vị là Chánh án, rất mong ông vui lòng chỉ dạy cho những người dân không hiểu biết pháp luật như chúng tôi phải làm thế nào để được biểu tình, trong trường hợp không được biểu tình thì chúng tôi phải khởi kiện ở đâu? Thưa ông Chánh án, Tòa án Quốc tế liệu có thụ lý một vụ kiện thế này hay không, hay đây chính là thẩm quyền của Tòa Án Việt Nam, mà cụ thể là thẩm quyền của Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội?

Tôi đề nghị ông Chánh Án Tòa Án Nhân Dân Thành phố Hà Nội chỉ đạo Tòa Án Nhân Dân thành phố Hà Nội thụ lý đơn khởi kiện của tôi đúng quy định pháp luật.

Trân trọng kính chào !

Hải Phòng, ngày 01 tháng 9 năm 2008

Người khiếu nại
Phạm Thanh Nghiên

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.

Việt Nam sẽ trải qua cuộc chính biến trong thời gian tới?

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ từ chức hay không sau khi trợ lý thân tín Phạm Thái Hà bị bắt? Tình hình chính trị Việt Nam sẽ ra sao trong thời gian tới khi thượng tầng chính trị đang rối loạn? Liệu cuộc sát phạt giữa hai phe trong đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ khiến nền kinh tế, chính trị trong nước bất ổn? Và làm sao để có được nền tự do dân chủ cho Việt Nam…

Đó là những vấn đề được phân tích sâu hơn trong hội luận của RFA, mời quý vị cùng theo dõi: Ông Lý Thái Hùng – Chủ tịch Đảng Việt Tân và Luật sư Vũ Đức Khanh – Tổng Thư ký Liên minh Dân tộc Việt Nam.

Tại sao Tập và Biden chọn gửi thông điệp về Đài Loan vào cùng một ngày?

Gần chín năm sau hội nghị thượng đỉnh lịch sử vào năm 2015, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và cựu Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu đã bắt tay nhau một lần nữa tại Bắc Kinh hồi tuần trước.

Hôm đó là ngày 10/04/2024, và trong cùng ngày tại Washington, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đón tiếp Thủ tướng Nhật Fumio Kishida tại Nhà Trắng.

Phải chăng chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên khi các cuộc thảo luận chính trị này được tổ chức trong cùng một ngày ở hai bên bờ Thái Bình Dương?