Đối phó với nạn bị khóa Facebook oan ức

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Trong thời gian gần đây, chúng ta thấy nhiều nhà hoạt động uy tín bị khóa trang Facebook (FB), có khi ngắn hạn, có khi bị đóng vĩnh viễn. Lý do chỉ vì bỗng nhiên có nhiều người báo cáo rằng các anh chị em đó “vi phạm” các điều cấm của công ty FB. Làn sóng báo cáo xằng bậy xuất hiện cùng lúc với sự kiện hàng chục ngàn công an mạng trước đây vừa được tăng viện thêm 10 ngàn bộ đội mạng.

Hiển nhiên trong những ngày tới, khi thêm tin tức dồn dập về các vụ “đốt củi nội bộ”, các hành vi xâm lược của Trung Quốc và thái độ đầu hàng của lãnh đạo Việt Nam, các vụ dân chúng cùng đứng lên chống trấn lột,… sẽ khiến thêm nhiều các trang FB thông tin lề dân bị đóng cửa oan ức.

Vậy, chúng ta cần làm gì để giảm thiểu hay chận đứng nỗ lực xuyên tạc, báo cáo gian dối của mấy chục ngàn báo cáo viên nhà nước? Cụ thể hơn, cần làm gì để công ty FB phân biệt được những bài vở, hình ảnh vạch trần sự thật và những sản phẩm thực sự vi phạm các qui định rất đúng đắn của họ?

Sau đây là bảng tóm tắt những loại nội dung sẽ bị công ty FB xóa hay dẫn đến biện pháp đóng trang, và một số thí dụ về những chiêu trò xuyên tạc mà các báo cáo viên nhà nước hay dùng:

1- Hăm dọa trực tiếp: dù là hăm dọa tính mạng, gây thương tích, hay mà thiệt hại tài sản.

Những đoạn clip không có ghi chú và chỉ chứa đựng những lời hăm dọa của dân chúng đối với các toán cưỡng chế nhà đất, các CSGT chặn dân lại trấn lột, … dễ bị xuyên tạc và bị báo cáo rằng người đăng bài chính là người đang hăm dọa trong clip.

2- Khuyến khích tự tử hay tự hại, hoặc ngay cả khuyến khích nhịn ăn trầm trọng để giảm cân.

Những hình ảnh không có ghi chú rõ về cảnh bà con tự thiêu, cảnh thiếu niên gầy đói ở các miền sâu miền xa,… đều có thể bị xuyên tạc là đang vi phạm điều này.

3. Quảng bá các nhóm nguy hiểm: có hành vi khủng bố hay hành vi tội ác có tổ chức

Tin tức về các tổ chức đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền, đa đảng, và các mục tiêu chính trị tốt đẹp khác đều dễ bị xuyên tạc và báo cáo là các tổ chức nguy hiểm. Các bản tin loại này cần có vài dòng giới thiệu tổ chức đó có nguồn gốc và sinh hoạt ở đâu, từng bị nhà nước CSVN vu cáo thế nào.

4. Bắt nạt và sách nhiễu

Hình ảnh bằng chứng về cảnh sống cực kỳ xa hoa của con cái cán bộ, hay hình ảnh các biệt thự, các đường dây giấu diếm tài sản tham nhũng của họ, … đều dễ bị báo cáo là hành vi bắt nạt, sách nhiễu dân thường. Bài viết loại này cần ghi rõ tên tuổi, chức tước, và các nghi vấn về núi tài sản của họ đang giao cho người thân đứng tên.

5. Tấn công các nhân vật công chúng (giới lãnh đạo, cán bộ)

Việc đăng tải số điện thoại của các cán bộ ác ôn để người dân gọi vào hạch hỏi về những hành vi trong lãnh vực trách nhiệm của họ, … cần được ghi rõ chủ đích. Nếu không sẽ tạo cơ hội cho các báo cáo viên.

6. Vinh danh những hành vi tội ác

Loại hình ảnh tạo dáng của những nhóm côn đồ xâm mình, cầm vũ khí nếu không đi kèm chú thích hoặc viết quá sơ sài sẽ trở thành cơ hội cho các xuyên tạc viên rằng ta đang vinh danh các nhóm tội phạm.

7. Bạo động hay lạm dụng tình dục

Cũng vậy, những hình ảnh được đăng lên để báo động về nạn lạm dụng tình dục nhưng nếu thiếu chú thích sẽ tạo cơ hội cho các báo cáo viên bẻ ngược chủ đích và báo cáo vi phạm.

8. Hàng hóa bị cấm

Mỗi nước cấm một số hàng hóa khác nhau. Thí dụ hình ảnh giết chó, ăn thịt chó có thể là bình thường tại Việt Nam nhưng bị cấm và ghê tởm ở hầu hết các nước khác. Các báo cáo viên có thể lợi dụng sự khác biệt này để thúc giục công ty FB đóng cửa một số nhà hoạt động mà nhà nước không ưa vì những lý do khác.

9. Hình ảnh trần truồng

Hình ảnh trẻ em trần truồng trong cảnh lạnh lẽo, hình ảnh các cô gái Việt phải đứng trần truồng cho đàn ông ngoại quốc chọn vợ,… đều rất cần có ghi chú để tránh bị xuyên tạc mục đích.

10. Khuyến khích thù hận, kỳ thị chủng tộc, tôn giáo, phái tính,…

Các bài vở chống TQ xâm lược, chống hàng hóa TQ độc hại, chống các sư sải gốc công an phá hoại đạo pháp,… cần được ghi rõ lý do phản đối cụ thể.

11. Đề cao bạo động và hình ảnh máu me

Các phim, hình về cảnh chồng đánh vợ, cha mẹ đánh con, công nhân bị tai nạn lao động, người dân bị tai nạn giao thông, … nếu không có ghi chú sẽ có thể bị xuyên tạc là vi phạm điều lệ này. Thường thì CA không quan tâm về tệ nạn bạo động xã hội nhưng lại dùng nó để đóng cửa một số nhà hoạt động.

TẤT CẢ những chiêu trò tưởng như rất rắc rối nêu trên đều có thể bị hóa giải chỉ bằng vài dòng giải thích … bằng tiếng Việt.

Công ty FB có khả năng đọc tiếng Việt. Nếu bạn, đặc biệt các nhà hoạt động đang trong tầm nhắm của hàng ngũ báo cáo viên, cảm thấy bài vở, hình ảnh của mình có thể bị xuyên tạc theo những qui định nêu trên chỉ cần ghi một đoạn có tựa đề NOTICE TO FACEBOOK REVIEWER (Chú thích cho duyệt xét viên FB) và vài dòng giải thích là xong.

Thí dụ, khi đăng hình một em nhỏ tại cao nguyên không mặc quần dưới trời lạnh lẽo, chỉ cần ghi thêm ở đầu hay cuối bài:

NOTICE TO FACEBOOK REVIEWER
Hình này chỉ nhằm cung cấp bằng chứng về tình trạng trẻ em nghèo đói tại miền núi VN.

(Ngoài các điều trên còn có chiêu trò dùng người giả để tước quyền làm chủ trang của người thật, giả dạng tác giả để phản đối về bản quyền, v.v… Chúng ta sẽ đối phó với các trò này trong một bài khác)

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.