Đỗ Thị Minh Hạnh: “Bắt Hoàng Bình là một hành động phi nhân”

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ngày 15/5/2017, nhà hoạt động Hoàng Bình đã bị công an tỉnh Nghệ An bắt giữ tại đoạn đường Quốc lộ 1, thuộc thôn 4 xã Diễn An, Huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Ngay sau đó, Công an cho biết đã khởi tố Hoàng Bình, phó chủ tịch của Phong trào Lao Động Việt, với hai tội danh là “Chống người thi hành công vụ” (điều 257) và “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước; quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” (điều 258).

Với tư cách là chủ tịch của Phong trào Lao Động Việt trong nước, một tổ chức XHDS hoạt động với chủ trương hỗ trợ người lao động, chị Đỗ Thị Minh Hạnh đã lên tiếng về sự kiện này.

Về sự việc anh Hoàng Bình (tức Hoàng Đức Bình) bị công an tỉnh Nghệ An bắt bất ngờ và vào ngày 15/5 vừa qua, quan điểm của Phong trào Lao Động Việt như thế nào, xin chị cho biết?

Đối với quan điểm của Phong trào Lao Động Việt (PTLDV) thì việc bắt giữ anh Hoàng Bình đã gây nên một sự phẫn nộ chung, vì các hoạt động của anh, cũng nằm trong mục đích của PTLDV, là nhằm hỗ trợ cho các ngư dân miền Trung đang gặp khó khăn vì thảm họa môi trường. Việc bắt giữ anh theo cách như đã diễn ra, là một hành động hết sức phi nhân tính.

Thế nhưng phía công an thì nói rằng anh Hoàng Bình đã phạm tội ở các điều là “Chống người thi hành công vụ” (điều 257) và “lợi dụng quyền tự do dân chủ để tuyên truyền chống phá Nhà nước” (điều 258), chị giải thích sao về những điều này?

Chúng tôi được biết, việc anh Hoàng Bình bị ép vào điều 257, tức chống người thi hành công vụ. Nhưng trên thực tế, chính phía các cơ quan chức năng của nhà cầm quyền đã hành động đàn áp, bắt bớ trái pháp luật đối với những người đang lên tiếng ôn hòa trước hiện tình đất nước, đặc biệt là với sự kiện Formosa thải độc ra biển miền Trung.

Anh Hoàng Bình không có hành động nào gọi là chống đối như nhà cầm quyền mô tả cả. Bình chỉ là người dám nói một cách thẳng thắn mọi điều đang diễn ra, và nói thay cho những ngư dân ở đó, vốn không có điều kiện truyền bá thông tin. Việc anh Bình bị gán ghép một tội danh như vậy, đối với giới hoạt động xã hội dân sự trong nước là chuyện rất đỗi bình thường. Vì xưa nay, nhà cầm quyền vẫn ra các tội danh như vậy như một cách chụp mũ cho những ai mà họ không thích. Mục đích là dập tắt những tiếng nói ấy vào tù, dập tắt sự thật.

Còn với điều 258, gọi là lợi dụng quyền tự do dân chủ để tuyên truyền chống phá Nhà nước thì thật là vô lý. Vì hoạt động của anh Bình, cũng như tiêu chí của PTLDV là giúp đỡ người lao động, và hoàn cảnh ở Nghệ An là ngư dân. Với tinh thần ấy, anh Hoàng Bình đi vào cuộc sống của người dân một cách đường hoàng và tự nhiên. Thế nhưng chính quyền thì lại chụp cho anh ấy cái mũ chống Nhà nước. Ngôn từ của điều luật 258 hết sức mù mờ khi nói anh Bình “lợi dụng quyền tự do dân chủ” – nhưng thực tế ở Việt Nam thì cho thấy không hề có tự do dân chủ. Do đó mọi thứ chỉ là gán ghép tội danh để tống người vào tù mà thôi.

Tin cho biết sắp tới đây, Formosa sẽ đẩy mạnh hoạt động, chuẩn bị vận hành tổ máy số 1 với công suất lớn hơn. Liệu tình hình hiện nay với Bạch Hồng Quyền, Hoàng Bình… có phải là một lời cảnh báo của nhà cầm quyền về việc giới tranh đấu về môi trường phải chấm dứt ngay các hoạt động đòi bồi thường hay kiện tụng hay không?

Đã hơn một năm nay, thảm họa từ hoạt động của nhà máy Formosa đã rõ. Chính vì sự kiện này mà các anh em như Bạch Hồng Quyền, Hoàng Bình… đã sát cánh cùng ngư dân trong thời gian vừa qua để đòi công lý, minh bạch về thảm họa… và được người dân thương mến. Chính vì vậy mà nhà cầm quyền lo sợ.

Tôi tin rằng khi tổ máy số 1 của Formosa hoạt động, chắc chắn người dân lại càng thêm phẫn nộ. Bởi thảm họa chưa giải quyết xong thì lại tiếp tục còn phát triển hoạt động trên nền thảm họa đó. Việc bắt bớ và khủng bố tinh thần… tôi tin rằng mọi thứ đều nằm trong một “quy trình” chuẩn bị cho các hoạt động mới của công ty Formosa mà thôi.

Tính từ đầu năm đến nay, có ít nhất là 8 người hoạt động về môi trường, đặc biệt là liên quan Formosa, đã bị bắt giữ theo các tội danh khác nhau. Đây quả là một điều gây sốc sốc trong dư luận trong và ngoài nước, chị nghĩ biện pháp này của nhà cầm quyền sẽ làm giới tranh đấu hoảng sợ và chùn lại?

Không chỉ liên tục những người tranh đấu cho môi trường bị bắt giữ, mà thậm chí những người đang sinh hoạt bình thường cũng bị canh giữ, theo dõi, ngăn chận một cách vô pháp luật. Tôi có thể lấy ví dụ là ở Sài Gòn, từ cuối tháng tư, chúng tôi đã trãi qua 3 đợt canh chận một cách hung hăng mà không có lý do. Đợt đầu là 4 ngày, sau đó là đợt 2 ngày, rồi mới đây là một đợt kéo dài 9 ngày, chỉ tạm dừng trước khi anh Hoàng Bình bị bắt.

Tôi tin rằng chính quyền đang lo sợ sự thật tràn ra, bùng nổ, mọi người dân sẽ ý thức khác và đòi quyền lợi của mình, của đất nước. Như vừa rồi, khi công an bắt giữ anh Hoàng Bình, hàng ngàn người dân đã chận Quốc lộ 1 và đòi phải thả người. Sự đoàn kết đó làm chúng tôi hết sức ấm lòng.

Tù đày không làm chúng tôi sợ hãi. Tôi nghĩ mọi con người khi bước vào công việc xã hội dân sự đều chấp nhận những bất trắc sẽ đến. Tù đày chỉ là nơi rèn luyện chúng tôi dày dạn hơn và chuẩn bị tốt hơn cho việc phụng sự đất nước về sau.

Không riêng chúng tôi, mà tôi tin rằng rất nhiều người dân giờ đây đã không còn sợ hãi. Nếu sợ hãi thì họ đã tê liệt và trốn chạy trong sự kiện Bạch Hồng Quyền hay Hoàng Bình. Nhưng hàng ngàn người đã lên tiếng, đã xuống đường chặn giao thông để đòi minh bạch sự việc. Và đám đông đó đã hình thành thì chỉ có thể nâng lên, tạm lùi chứ không thể nào mất đi được.

Nguồn: Blog Tuấn Khanh

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.