Đầu năm không quên lời thủ tướng

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Một trong những lý do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hay phán những câu nẩy lửa là vì ông tin “lời nói gió bay”, chẳng ai nhớ nổi để mà bắt bẻ. Đúng ngày hôm nay một năm trước, 19/2/2014, tại cuộc họp với Mặt Trận Tổ Quốc, ông đã khẳng định: “Đảng, Nhà nước không bao giờ quên cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc, cũng không bao giờ quên công lao của những đồng chí, đồng bào mình chiến đấu hy sinh để giành thắng lợi trong cuộc chiến chống xâm lược ngày 17/2/1979”.

Sau câu tuyên bố như đinh đóng cột đó được thốt lên, trong suốt 12 tháng sau đó đến tận hôm nay, không có một buổi tưởng niệm nào của đảng hay nhà nước đối với các chiến sĩ chống tàu ở biên giới phía Bắc vào ngày 17/2. Cũng trong suốt 12 tháng qua, các khu nghĩa trang của các chiến sĩ đã hy sinh dọc theo các tỉnh biên giới phía Bắc vẫn tiếp tục nằm trong tình trạng bỏ hoang, và bia mộ vẫn ở tình trạng bị đục phá nham nhở. Trong suốt 12 tháng qua, các sử sách, đặc biệt là quân sử Quân Đội Nhân Dân, vẫn tiếp tục cố tình xóa nhòa hình ảnh và sự hy sinh cao cả mấy chục ngàn quân và dân đã hy sinh trong 10 năm chống Trung Quốc xâm lược. Và trong suốt 12 tháng qua, mọi buổi lễ tưởng niệm những người đã hy sinh chống Tàu bảo vệ đất nước do dân tự tổ chức đều bị đủ loại công an, côn đồ dân phòng, dư luận viên, đoàn viên đoàn Thanh Niên CSHCM, … tìm đủ cách gây gỗ, phá hoại.

Đến nay người ta hiểu ra tại sao ở buổi họp với MTTQ nói trên ông Nguyễn Tấn Dũng lại kết thúc đoạn nói về ’không quên cuộc chiến biên giới phía Bắc’ bằng câu: “Chúng ta làm gì cũng phải tính lợi ích cao nhất của đất nước”. Với thuật ngữ luôn đồng hóa đảng với đất nước, câu dặn dò của ông Dũng được các cán bộ có mặt hiểu rõ ý ông là: ưu tiên cao nhất hiện nay là giữ đảng; và muốn giữ đảng thì phải giữ lấy quan hệ với Bắc Kinh; mọi thứ khác có thể hy sinh được.

Công thức hành xử trên rất đúng như tác giả Lê Vĩnh đã tóm tắt trong bài “Đảng tránh né thì Dân phải làm” (http://diendanctm.blogspot.com/2015/02/ang-tranh-ne-thi-dan-phai-lam.html); nghĩa là trước hết tung công an, côn đồ, ra phá tối đa các buổi tưởng niệm của dân. Nhưng nếu không phá hay chận hết được thì tức tốc nói theo, làm theo để lãnh đạo khỏi mang tiếng “không yêu nước bằng dân thường”.

Sau hàng loạt các tuyên bố nẩy lửa trong năm qua như “Dân được làm mọi việc pháp luật không cấm”, “Không quên cuộc chiến biên giới 1979”, “Không hy sinh chủ quyền cho loại hữu nghị viễn vông”, … người dân đã thấy rõ thói quen phát ngôn bừa bãi của thủ tướng và đang lan truyền khá nhanh câu chuyện hài sau đây trong những ngày đầu năm Ất Mùi:

Từ nay chỉ viết tên Thủ tướng theo kiểu viết tắt “NTD”, để diễn tả đúng khả năng “Nói Thì Dám”của thủ tướng. Trong năm 2015, ông sẽ chỉ định thêm phụ tá là Phó thủ tướng Lê Thế Kiệt, viết tắt là “LTK”. Chính phủ “Nói Thì Dám – Làm Thì Không” sẽ đưa đất nước sớm cất cánh thành một con “ruồi” (không phải “rồng”) mới của Á Châu.

Nguồn: DienDanCTM

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.

Việt Nam sẽ trải qua cuộc chính biến trong thời gian tới?

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ từ chức hay không sau khi trợ lý thân tín Phạm Thái Hà bị bắt? Tình hình chính trị Việt Nam sẽ ra sao trong thời gian tới khi thượng tầng chính trị đang rối loạn? Liệu cuộc sát phạt giữa hai phe trong đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ khiến nền kinh tế, chính trị trong nước bất ổn? Và làm sao để có được nền tự do dân chủ cho Việt Nam…

Đó là những vấn đề được phân tích sâu hơn trong hội luận của RFA, mời quý vị cùng theo dõi: Ông Lý Thái Hùng – Chủ tịch Đảng Việt Tân và Luật sư Vũ Đức Khanh – Tổng Thư ký Liên minh Dân tộc Việt Nam.

Tại sao Tập và Biden chọn gửi thông điệp về Đài Loan vào cùng một ngày?

Gần chín năm sau hội nghị thượng đỉnh lịch sử vào năm 2015, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và cựu Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu đã bắt tay nhau một lần nữa tại Bắc Kinh hồi tuần trước.

Hôm đó là ngày 10/04/2024, và trong cùng ngày tại Washington, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đón tiếp Thủ tướng Nhật Fumio Kishida tại Nhà Trắng.

Phải chăng chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên khi các cuộc thảo luận chính trị này được tổ chức trong cùng một ngày ở hai bên bờ Thái Bình Dương?