Đầu năm Ngựa, ai làm thịt Ngọ?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ai cũng tưởng cái thời rợn tóc gáy vì những tin chết bất ngờ đầy bí ẩn của các tướng trong thời bình như Lê Trọng Tấn, Hoàng Văn Thái, Phan Bình, v.v… đã vĩnh viễn chấm dứt.

Nhưng cái cảm giác nổi da gà ấy lại trỗi lên với tin Thượng Tướng Thứ Trưởng Công An Phạm Quý Ngọ vừa đột tử ngày 18/2/2014 vì bệnh ung thư gan. Cũng như các vụ của thế kỷ trước, có quá nhiều dấu hỏi quanh cái chết bí ẩn lần này.

Thắc mắc hiển nhiên đầu tiên là “bệnh ung thư” này đã có từ lâu hay chỉ từ khi ông Dương Chí Dũng công khai trước toà đã đút lót cho ông Ngọ hơn nửa triệu USD để chạy án? Vì suốt từ điểm đó trở đi chẳng ai còn rờ mó gì được đến ông Ngọ ngoài Bộ Chính Trị. Tin ông đột nhiên ngã bệnh, rồi đến tin ông bệnh nặng đến độ hoãn vô hạn định việc điều tra các tố cáo tham nhũng, rồi đến tin ông lăn ra chết, và rồi mới đến tin ông đã từng đi Pháp, Nhật, Singapore chữa trị mà không hết, …. Tất cả các tin này đều phát xuất từ một nguồn duy nhất.

Thắc mắc thứ nhì là về loại bệnh, nếu đúng như Bộ Chính Trị nói, và thái độ của ông Ngọ đối với bệnh tình của ông. Với kiến thức thời Internet, ai cũng biết bệnh ung thư, đặc biệt ung thư gan như, là loại bệnh phát triển trong nhiều năm với nhiều triệu chứng. Ngay cả khi các triệu chứng phát tác mà không chữa trị thì vẫn phải mất nhiều tháng mới suy yếu dần. Với một người đang nắm nhiều quyền lực trong tay như ông Ngọ, muốn xuất ngoại đi nhà thương siêu cấp quốc tế nào là đi, mà không biết mình bị ung thư gan thì là chuyện rất lạ.

Càng lạ hơn nữa khi ông Ngọ đang rất khỏe trong năm 2013 cho tới ngày có vụ xử Dương Chí Dũng. Ông làm việc hăng say và hiệu quả đến độ được thăng lên thượng tướng công an vào tháng 7/2013, tức chỉ mới hơn 6 tháng trước. Nói cách khác, ông Ngọ bị bệnh nặng đến giai đoạn chỉ còn 6 tháng để sống mà lãnh đạo đảng vẫn không hề hay biết, qua sắc diện và qua hồ sơ, nên vẫn giao thêm gánh nặng trách nhiệm cho ông ta, có tin được không?

Ngược lại, khi chỉ còn 6 tháng để sống mà ông Ngọ vẫn sảng khoái, hăng hái xông vào những vụ “kiếm ăn lớn” như vụ Dương Chí Dũng — và đó chỉ là MỘT trong những vụ việc mà ông Ngọ dính tới — thay vì lo đi dưỡng và đi hưởng cuối đời thì lại càng đáng đặt dấu hỏi.

Điều lạ kế tiếp là chính các đối thủ của ông Ngọ cũng không biết ông đang bệnh sắp chết.

Khoảng 1 tuần sau tết con Ngựa bỗng xuất hiện trên Internet bộ hình đám cưới cực kỳ xa hoa phung phí mà ông Ngọ tổ chức cho cậu con trai của ông vào cuối năm 2013. Các bức hình bao gồm từ cảnh rất riêng tư trong phòng cô dâu đến các cảnh lễ nghi giữa 2 nhà xui gia đến cảnh tiếp khách ngoài trời cho thấy đã có một nỗ lực thu thập từ nhiều nguồn, từ vòng trong đến vòng ngoài gia đình ông Ngọ. Ai có khả năng và bỏ công thu thập hình ảnh như thế và tung ra vào lúc này? Họ là ai thì chưa thể xác định nhưng chủ đích của họ khá rõ. Đó là khích động công luận rằng (1) ông Ngọ chẳng có bệnh tật gì cả. Việc hoãn điều tra là vô lý; và (2) hãy nhìn cách gia đình ông Ngọ tiêu tiền tham nhũng.

Nếu biết ông Ngọ chỉ còn vài ngày hay vài tuần sống sót thì liệu đối thủ của ông Ngọ có phí công tung ra bộ hình nêu trên không? Và dĩ nhiên, một thế lực dám đối đầu với một thượng tướng kiêm thứ trưởng công an đang lên chức vùn vụt thì chắc chắn không phải là một thế lực cỡ nhỏ hay cỡ trung. Thế lực này chắc chắn phải có gạch nối với một số quan chức đảng ở tầng cao nhất. (Dĩ nhiên, mọi cặp mắt đều đang hướng về Trưởng Ban Nội Chính Nguyễn Bá Thanh). Rất khó tin có chuyện ông Ngọ bị bệnh thật mà ông Nguyễn Bá Thanh không biết.

Ấy thế mà bộ hình nêu trên xuất hiện chỉ mới hơn một tuần đã có tin Phạm Quý Ngọ đột tử. Và nay cũng đã có tin sẽ không điều tra lan lên cấp cao hơn cá nhân ông Ngọ trong vụ nhận tiền chạy án cho ông Dương Chí Dũng.

Nhưng liệu bệnh ung thư gan có lây tiếp sang các cấp thân cận dưới quyền ông Ngọ không?

Nguồn: DienDanCTM

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.

Việt Nam sẽ trải qua cuộc chính biến trong thời gian tới?

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ từ chức hay không sau khi trợ lý thân tín Phạm Thái Hà bị bắt? Tình hình chính trị Việt Nam sẽ ra sao trong thời gian tới khi thượng tầng chính trị đang rối loạn? Liệu cuộc sát phạt giữa hai phe trong đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ khiến nền kinh tế, chính trị trong nước bất ổn? Và làm sao để có được nền tự do dân chủ cho Việt Nam…

Đó là những vấn đề được phân tích sâu hơn trong hội luận của RFA, mời quý vị cùng theo dõi: Ông Lý Thái Hùng – Chủ tịch Đảng Việt Tân và Luật sư Vũ Đức Khanh – Tổng Thư ký Liên minh Dân tộc Việt Nam.

Tại sao Tập và Biden chọn gửi thông điệp về Đài Loan vào cùng một ngày?

Gần chín năm sau hội nghị thượng đỉnh lịch sử vào năm 2015, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và cựu Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu đã bắt tay nhau một lần nữa tại Bắc Kinh hồi tuần trước.

Hôm đó là ngày 10/04/2024, và trong cùng ngày tại Washington, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đón tiếp Thủ tướng Nhật Fumio Kishida tại Nhà Trắng.

Phải chăng chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên khi các cuộc thảo luận chính trị này được tổ chức trong cùng một ngày ở hai bên bờ Thái Bình Dương?

Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ở Hà Nội. Ảnh: Reuters

Việt Nam giải thích về 24 tỷ USD cứu SCB, chuyên gia nói ‘thuốc chữa bệnh’ quan trọng hơn ‘thuốc bổ’

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hôm 19/4 lên tiếng nói rằng việc “bơm tiền” quy mô lớn là để cứu cho Ngân hàng SCB không sụp đổ, không làm ảnh hưởng đến hệ thống tài chính quốc gia và sự an toàn của hệ thống các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế của VOA cho rằng khoản bơm hàng chục tỷ đô la trên chỉ là liều “thuốc bổ,” tạm thời hồi sức cho một bệnh nhân đang lâm trọng bệnh, biện pháp tái cơ cấu được giám sát chặt chẽ và minh bạch mới là liều thuốc chữa bệnh cho SCB và cả hệ thống ngân hàng Việt Nam.