Đảng Việt Tân lên tiếng về việc CSVN bắt giữ nhà giáo Phạm Minh Hoàng

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
JPEG - 10.6 kb

VIỆT NAM CANH TÂN CÁCH MẠNG ĐẢNG
Email: lienlac@viettan.org – Web: www.viettan.org
Blog: dangviettan.wordpress.com

****

Ngày 17 tháng 8 năm 2010

Bản Lên Tiếng

  Về Việc CSVN Bắt Giữ Nhà Giáo Phạm Minh Hoàng

Theo tin tức từ gia đình − đã được nhiều cơ quan truyền thông quốc tế loan tải – Thạc sĩ Phạm Minh Hoàng, giảng viên đại học Bách Khoa Sài Gòn, đã bị công an CSVN bắt giữ từ ngày 13 tháng 8 vừa qua. Ông Phạm Minh Hoàng phục vụ trong lãnh vực giáo dục và chú trọng vào việc phát triển các thế hệ tương lai cho đất nước. Ngoài ra, ông còn đặc biệt quan tâm đến các bất công xã hội và sự xâm lấn của Trung Quốc đối với Việt Nam. Ông đã ký tên vào kiến nghị kêu gọi ngưng khai thác bauxite tại Tây Nguyên và tham dự hội thảo tại Sài Gòn về chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa. Công an CSVN đã bắt giữ ông để điều tra theo Điều 79 Bộ Luật Hình Sự Việt Nam, đồng thời cáo buộc ông là thành viên của Đảng Việt Tân.

Trước sự bắt bớ ngang ngược này cùng với việc khủng bố tinh thần gia đình của nhà giáo Phạm Minh Hoàng, Đảng Việt Tân khẳng định:

1. Việc bắt giữ ông Phạm Minh Hoàng lại thêm một bằng chứng cho thấy nhà nước CSVN vẫn tiếp tục khủng bố những người tranh đấu một cách ôn hòa cho quyền lợi của đất nước. Đảng CSVN càng đàn áp những người yêu nước như ông Phạm Minh Hoàng, thì càng để lộ rõ bản chất phản dân tộc của họ mà thôi.

2. Việc cáo buộc người này, người nọ là thành viên của Đảng Việt Tân, hay của những đảng chính trị khác, để tìm cách đàn áp chỉ phản ảnh bản chất độc tài của đảng CSVN. Trong thế giới ngày nay, quyền tự do sinh hoạt chính trị đều được tôn trọng tại các quốc gia dân chủ. Chỉ trong một chế độ độc tài, quyền tự do đó mới bị cấm đoán.

3. Chủ trương của Đảng Việt Tân luôn nhắm vào mục tiêu thiết lập một thể chế dân chủ đa nguyên tại Việt Nam, từ đó làm nền tảng để xây dựng một xã hội tiến bộ, công bằng và nhân bản. Đảng Việt Tân chủ trương sử dụng những hình thức đấu tranh bất bạo động để đem lại những thay đổi cần thiết cho đất nước. Tất cả những cáo buộc của CSVN đối với Đảng Việt Tân đều chỉ là những xuyên tạc, chụp mũ và tạo lý cớ để đàn áp. Khi tuyên bố những điều này, CSVN không hề đưa ra được một bằng chứng xác thực nào.

Đảng Việt Tân cực lực lên án việc bắt giữ ông Phạm Minh Hoàng, và thiết tha kêu gọi dư luận trong và ngoài nước cũng như quốc tế nỗ lực tranh đấu, tạo áp lực buộc CSVN phải trả tự do cho nhà giáo Phạm Minh Hoàng và những người yêu nước khác.

Ngày 17 tháng 8 năm 2010
Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng

Mọi chi tiết xin liên lạc: Hoàng Tứ Duy: +1 (202) 470-0845

Ðối Ðầu Bất Bạo Ðộng để tháo gỡ độc tài – Xây Dựng Xã Hội Dân Sự để đặt nền dân chủ – Vận Ðộng Toàn Dân để canh tân đất nước

PDF - 59.1 kb

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.