Đại diện nạn nhân Formosa gặp gỡ Bộ Ngoại Giao và Bộ Kinh Tế Đài Loan

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Đến từ Giáo Phận Vinh, đại diện cho Ban Hỗ Trợ Nạn Nhân Thảm Họa Ô Nhiễm Biển Miền Trung, LM Nguyễn Đình Thục đã có 2 cuộc gặp gỡ với Bộ Ngoại Giao và Bộ Kinh Tế Đài Loan hôm 8 tháng 12 để trình bày về thiệt hại của hàng trăm ngàn nạn nhân Formosa, thiệt hại môi trường biển Miền Trung và yêu cầu Chính Phủ Đài Loan can thiệp.

JPEG - 42.7 kb

Trong buổi điều trần và họp báo hôm 5 và 6 tháng 12 tại Quốc Hội Đài Loan, LM. Nguyễn Đình Thục đã trình bày rõ với dư luận và chính phủ Đài Loan rằng nhiều người dân Việt Nam không muốn Formosa tiếp tục hoạt động tại Việt Nam. Buổi gặp gỡ hôm nay với 2 Bộ của Chính phủ Đài Loan xoáy vào thảo luận chi tiết những yêu cầu từ Ban hỗ trợ nạn nhân thảm hoạ ô nhiễm biển Miền Trung:

– Buộc Formosa công khai những chất độc đã thải ra biển và có giải pháp dọn dẹp biển Miền Trung

– Có những đền bù thỏa đáng với nạn nhân Formosa

– Bảo đảm kế hoạch giám sát công ty Formosa để Formosa công khai cải tiến công nghệ xử lý chất thải để bảo đảm trong sạch môi trường.

Chính sách Hướng Nam của Chính Phủ Đài Loan được Bộ Ngoại Giao và Bộ Kinh Tế thực hiện, nên những vấn đề ảnh hưởng đến chính sách này được họ quan tâm.

Trong chuyến vận động LM Nguyễn Đình Thục cũng đã trao đến văn phòng Chủ Tịch Quốc Hội Đài Loan kiến nghị của 46 tổ chức Việt Nam, Đài Loan và một số tổ chức bạn trong vùng quan tâm đến thảm họa. Những buổi làm việc tại Đài Loan đặc biệt được sự ủng hộ từ Dân Biểu Tô Trị Phần, người đã từng đến Hà Tĩnh hôm tháng 8 để tìm hiểu về thảm họa; LM Nguyễn Văn Hùng, đại diện Văn phòng trợ giúp công nhân và cô dâu Việt Nam Đài Loan cùng với các đối tác NGOs Đài Loan như Uỷ Ban Luật Sư Môi Trường.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Thông báo (trái) của cơ quan an ninh điều tra Hà Nội bắt tạm giam bà Nguyễn Thúy Hạnh (phải) và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2. Ảnh: Sài Gòn Nhỏ

Tiếp tục giam bà Nguyễn Thúy Hạnh, Hà Nội muốn nói điều gì?

Hà Nội đã im lặng hành động, thay cho một tuyên bố sắc lạnh, rằng các tổ chức xã hội dân sự và các cá nhân liên kết với nhau sẽ không có giá trị gì với bộ máy đàn áp đang có quá nhiều lợi thế. Trước sự sững sờ của mọi người, ngày 22/3, công an đã tới viện pháp y tâm thần để đưa quyết định kéo dài thời gian tạm giam thêm đối với bà Nguyễn Thúy Hạnh, và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2.

Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng, tuổi cao, sức yếu, và bị coi là ngày càng mất dần quyền lực. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vì sao chính trường CSVN rối ren?

Trong bối cảnh ông Trọng tuổi cao, sức yếu, và quyền lực suy giảm đáng kể, chiến dịch chống tham nhũng có thể bị suy giảm. Có ý kiến cho rằng “chiến dịch chống tham nhũng đang dần thoát khỏi tầm kiểm soát của ông Trọng và hiện giờ, chiến dịch chống tham nhũng được điều hành trực tiếp từ ông Tô Lâm, bộ trưởng Bộ Công An,” là điều đã được cảnh báo trước.

Ảnh minh họa: FB Nguyễn Tuấn

Bạn bè trên cõi mạng

Về nhà tôi nghĩ hoài về hiện tượng fb. Rất nhiều bạn tôi chưa bao giờ gặp ngoài đời, mà chỉ qua fb. Cũng chẳng sao. Tình bạn không phải chỉ là tiếp xúc hay tay bắt mặt mừng, mà có thể là tiếp xúc bằng trái tim và tâm hồn. Vậy là hạnh phúc rồi.