Đại Hội Đảng Dân Chủ Diễn Ra Dưới Sự Bảo Vệ An Ninh Cao Độ

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
JPEG - 12.3 kb
(Hình từ www.democrats.org)

Cứ bốn năm một lần, vào mỗi kỳ tranh cử chức vụ Tổng thống và Phó Tổng Thống, các chính đảng tại Hoa Kỳ đều tổ chức những đại hội Đảng toàn quốc để vừa chính thức tuyển chọn và giới thiệu ửng cử viên của đảng mình trước công luận và vừa tạo một show trình diễn để thu hút những cử tri đang đứng giữa chưa quyết định lá phiếu của mình. Cuộc bầu cử năm 2004 sẽ diễn ra vào ngày 2 tháng 11, Đảng Dân Chủ đã đi bước đầu trong việc tổ chức Đại Hội Đảng thật tưng bừng tại Thành Phố Boston kéo dài trong năm ngày từ ngày 26 đến ngày 30 tháng 7. Đại Hội đảng Dân Chủ năm nay, được tổ chức như một show Hollywood, khai thác triệt để màn ảnh truyền hình rộng lớn, trong ánh sáng tiếng nhạc, và bông hoa tràn ngập. Fleet Center, một trung tâm thể thao được trang trí thành một hội trường lộng lẫy để đón chào 35.000 đại biểu toàn quốc và rất đông chính giới của Đảng này về tham dự.

Theo tin tức của chính quyền thành phố Boston thì họ đã huy động một lực lượng an ninh hùng hậu từ các nơi khác đến tiếp sức nhằm bảo vệ đại hội, vì theo tin của CIA cho biết là nhóm Hồi Giáo quá khích đang tập trung phá hoại cuộc bầu cử. Vì thế mà từ đầu tháng 7, bộ An ninh nội địa Mỹ đã gửi cảnh báo đến nhiều cơ quan an ninh và cảnh sát toàn quốc đề phòng khủng bố phá hoại cuộc bầu cử tổng thống Mỹ diễn ra ngày 2-11 tới. Từ nhiều ngày trước, lực lượng tuần tra bờ biển đã gửi tàu kiểm soát dọc cảng Boston. Xa lộ liên bang 93 (chỉ cách Trung tâm Fleet nơi diễn ra đại hội vài thước) và tất cả con đường dẫn vào thành phố bị chặn trong thời gian diễn ra đại hội. Tính chung, có khoảng 64 cây số đường bị phong toả. Nhà ga xe điện ngầm chính, phía bắc thành phố Boston phải đóng cửa. Chính quyền thành phố đã yêu cầu công nhân nghỉ việc trong tuần diễn ra đại hội đảng Dân chủ. Một hệ thống máy móc kiểm soát được đặt chung quanh và tại trung tâm đại hội. Nhiều cao ốc chung quanh Trung tâm Fleet được bố trí nhiều tay súng thiện xạ đề phòng mọi bất trắc. Lực lượng an ninh đã chuẩn bị một khu vực rộng 8.000 thước dành cho các cuộc biểu tình. Ngân sách Liên bang dự trù dành ra cho công tác bảo vệ an ninh đại hội đảng Dân chủ lên đến hơn 50 triệu Mỹ Kim.

Trong suốt các ngày Đại Hội diễn ra, nhiều nhân vật nổi tiếng của Đảng Dân chủ đã được mời lên nói chuyện, mà trọng tâm chính là phê phán các chính sách của Tổng Thống Bush của Đảng Cộng Hòa và hết lời ca tụng khả năng lãnh đạo của Thượng Nghị John Kerry. Ứng viên Tổng thống của Đảng Dân Chủ. Những chính giới đến nói chuyện gồm có cựu tổng thống Carter, cựu phó tổng tống và cũng là cựu địch thủ của ông Bush tronh nhiệm kỳ trước là ông Al Gore, ông Bà Clinton – Hillary. Riêng ông Bill Clinton đã giới thiệu cho cử tri Dân chủ và cũng cho những cử tri còn do dự rằng, “John Kerry là một người tốt, một thượng nghị sĩ lớn, một nhà lãnh đạo có viễn kiến”, người có thể giúp nước Mỹ và thế giới con đường chắc chắn và thịnh vượng hơn. Cựu Tổng Thống Bill Clinton kêu gọi người Mỹ cùng với ông tham gia cuộc chiến cho tương lai, đề cử Thượng Nghị Sĩ Kerry như là ứng viên sáng giá nhất của đảng Dân chủ để thực hiện mục tiêu đó.

Vào ngày cuối của Đại Hội, hai Thượng Nghị Sĩ John Kerry và John Edwards đã được đảng Dân Chủ chính thức đề cử để chạy đua vào tòa Bạch Ốc đối đầu với George W. Bush và Dick Cheney. TNS John Kerry đã chấp nhận sự đề cử, trong một bài diễn văn khá sôi động mang âm hưởng của một sự kích động rằng: Cử tri Hoa Kỳ phải làm một cái gì để cứu lấy tình trạng tồi tệ ngày hôm nay, từ sau cuộc chiến tại Iraq. Thượng Nghị Sĩ Kerry đã cho rằng ông Bush đã không có khả năng quản lý thời chiến, khiến cho Hoa Kỳ có thể sa lầy tại Trung Đông. Thượng Nghĩ Sĩ Kerry cho rằng người Mỹ đang cần cứu giúp để vượt qua khó khăn hiện nay với câu khẩu hiệu được đưa ra để vận động. Đó là HELP: On the Way. Thông thường sau khi kết thúc Đại hội, Ứng cử viên sẽ thu hút đông đảo sự ủng hộ của cử tri; nhưng lần này, qua kết quả thăm dò của các cơ quan truyền thông thì số điểm chênh lệch giữa ông Kerry va ông Bush không bao nhiêu.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Lãnh đạo Hoa Kỳ (giữa), Nhật Bản (phải) và Philippines họp thượng đỉnh tại Washington DC hôm 11/4/2024. Ảnh: Reuters

Thế trận an ninh mới ở Á châu: Việt Nam có thể bình thản được bao lâu?

Cuộc gặp thượng đỉnh ba bên Mỹ – Nhật Philippines hôm 11/4/2024 được nhận định đã truyền đi nhiều tín hiệu về một thế trận mới ở Châu Á nói chung và Biển Đông nói riêng. Tổng thống Philippines Marcos nói “nó sẽ thay đổi cục diện trong khu vực, ở xung quanh Biển Đông, ở ASEAN, ở châu Á.”

… Ba nước tuyên bố bảo vệ các nguyên tắc của Luật biển Quốc tế đối với Biển Đông, lên án các hành động hung hăng của Trung Quốc đối với Philippines tại bãi Cỏ Mây hơn một năm qua. 

Tổng Thống Joe Biden (giữa) đón ông Fumio Kishida (phải), thủ tướng Nhật, và ông Ferdinand Marcos Jr, tổng thống Philippines, tại Toà Bạch Ốc, 12/4/2024. Ảnh: Andrew Caballero-Reynolds/AFP via Getty Images

Biden nỗ lực tăng cường liên minh Mỹ-Nhật-Philippines chống Trung Quốc

Hội nghị thượng đỉnh ba bên giữa Mỹ, Nhật Bản và Philippines gửi đi một thông điệp mạnh mẽ tới Trung Quốc, nhấn mạnh rằng hành động của Bắc Kinh bị xem là “sự đe dọa an ninh” và xem Trung Quốc là “kẻ ngoài lề trong khu vực.”

Các nhà lãnh đạo đồng minh nhấn mạnh cam kết tuân thủ luật pháp quốc tế ở Biển Đông và tuyên bố tuần tra chung ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, thể hiện mặt trận thống nhất chống lại hành vi hung hãn của Trung Quốc.

Máy gặt lúa và đập lúa luôn. Tuy không hiện đại như bên Nhật hay các nước Âu châu, nhưng nó làm được việc và giảm gánh nặng cho nông dân. Trong tương lai thì chắc sẽ hoàn thiện hơn và những cái máy này sẽ có thương hiệu. Ảnh: FB Nguyễn Tuấn

Cơ giới hoá nông nghiệp… chậm còn hơn không*

Nhưng chậm còn hơn không. Tôi nghĩ nông dân Việt Nam rất sáng tạo và nếu môi trường thuận lợi, họ chẳng thua kém bất cứ ai. Bằng chứng là trong thời gian qua, quá trình cơ giới hoá đều do nông dân thực hiện, chứ không phải do các vị “sư sĩ” làm. Nông dân sáng chế ra máy móc và ứng dụng ngay trên những cánh đồng họ canh tác, chứ chẳng nhờ vào ‘đề tài cấp quốc gia’ nào.

Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. (trái) phát biểu trong cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Joe Biden, Phó Tổng thống Kamala Harris, Ngoại trưởng Antony Blinken và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida tại Phòng Đông của Nhà Trắng ở Washington, DC, ngày 11/4/2024. Ảnh: AFP

Marcos nói thỏa thuận ba bên Mỹ-Nhật-Philippines sẽ thay đổi thế cục ở Biển Đông

“Tôi nghĩ thỏa thuận ba bên này cực kỳ quan trọng,” ông Marcos nói trong cuộc họp báo ở Washington một ngày sau khi hội kiến Tổng thống Joe Biden và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida trong hội nghị thượng đỉnh ba bên đầu tiên giữa các nước.

“Nó sẽ thay đổi thế cục mà chúng ta thấy trong khu vực, ở ASEAN ở châu Á, quanh Biển Đông,” ông Marcos nói, nhắc đến Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.