Đối thoại hay đảng vừa đá bóng vừa thổi còi?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Những ngày trước đây, khi Trưởng ban tuyên giáo Võ Văn Thưởng tung ra câu “chúng ta không sợ đối thoại, không sợ tranh luận”, không ít dư luận chớp lấy như chớp một cái phao đáng quý. Nhưng cũng không ít người nhìn thấy được cái gì bên dưới cái phao ông Thưởng quăng ra trên mặt ao bèo.

Thiên hạ vừa nghi ngờ, vừa phấn khởi, vừa hy vọng và an ủi nhau về một tia hy vọng mong manh. Trong một chế độ cực quyền mà đảng là người cầm lái vĩ đại đầy sai lầm, biết đâu nó cũng đủ thắp sáng con đường hầm mịt mù tiến lên xã hội chủ nghĩa. Người lạc quan thì cho rằng đây là một cơ hội hiếm có cần nắm bắt, kẻ thì nói đảng đang cố thoát ra khỏi áp lực của những cuộc đối đầu từ những hành động đàn áp nhân quyền đầy tai tiếng. Cạnh đó, nền kinh tế kiệt quệ trong bối cảnh bán tống bán tháo các công ty làm ăn thua lỗ hàng chục ngàn tỷ đồng cũng góp phần thúc đẩy đảng đi tìm con đường sống.

Thế nhưng tia sáng chưa kịp tỏa sáng ấy đã vội tắt ngúm, bởi báo Quân Đội Nhân Dân vừa cất tiếng như một mụ phù thủy tai ác. Bài báo “Không được lợi dụng vấn đề đối thoại để chống phá” của tác giả Bắc Hà quả như một gáo nước lạnh dội thẳng vào biết bao tấm lòng nóng hổi chờ đón những tín hiệu tốt lành từ phía đảng cầm quyền.

Qua bài báo này, quan điểm của đảng đưa ra thật rõ ràng: hoạt động đối thoại mà Ban Tuyên giáo Trung ương đề cập đến chỉ là “một dự thảo” để hoàn thiện các quyết định của đảng và nhà nước. Tác giả Bắc Hà giải thích hoàn thiện theo cái nghĩa không làm thay đổi cương lĩnh của đảng và hiến pháp của chế độ, hoàn toàn không có nghĩa là phải xem xét lại quá trình lãnh đạo tuyệt đối của đảng mà lịch sử giao phó. Tuy nhiên dự thảo ấy còn phải chờ Ban bí thư bật đèn xanh cho phép thi hành.

Một “làn ranh đỏ” được giăng ra để những cuộc đối thoại không được phép vượt qua. Đó là những chủ đề mà bài báo đưa ra coi là cấm kỵ như “thành quả vĩ đại của các cuộc kháng chiến anh hùng” hay “thân thế, sự nghiệp, tư tưởng, đạo đức của Chủ tịch HCM” v.v… Nói một cách tổng quát, bất cứ cuộc đối thoại nào diễn ra với bất cứ thành phần nào cũng không được phép va chạm đến những lãnh vực mà đảng coi là thiêng liêng, bất khả xâm phạm.

Thật rõ ràng khi miệng ông Võ Văn Thưởng vừa được phép nói ra hai chữ “đối thoại” lập tức đảng bịt miệng cấm dân không cho nói. Hay nói cách khác, muốn đối thoại chỉ được mở miệng theo sự dẫn dắt của đảng. Đảng hành xử đúng như một bọn người vừa đá bóng vừa thổi còi với mục đích lừa dối và thắng trong mọi trận đấu. Trên sân chơi, đảng cộng sản thể hiện đầy đủ bản chất của một nhà đạo diễn vừa độc tài, vừa dối trá, vừa tỏ ra công bằng hết mức.

Đảng nói đối thoại nhưng trong đầu chỉ nghĩ những ý kiến trái với chủ trương đường lối của đảng là chống phá, tuyên truyền xuyên tạc của các thế lực thù địch. Chưa thấy thực sự một lộ trình đối thoại khả dĩ vớt vát được chút niềm tin mà đảng đã răn đe bằng những rào cản đáng sợ thì thử hỏi còn gì gọi là đối thoại? Rốt cuộc đảng sẽ đối thoại với ai và vì mục đích gì? Cho dù có lòng yêu nước, muốn đối thoại trong chiều hướng xây dựng, cũng không ai có đủ can đảm bước vào vở tuồng mà họ biết trước chỉ là một cú lừa.

Nhớ lại đầu năm 2013, Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam theo lệnh đảng đứng ra hô hào toàn dân tham gia phong trào đóng góp ý kiến sửa đổi hiến pháp 1992. Tổng thư ký MTTQ lúc đó là Vũ Trọng Kim đã mạnh miệng hứa hẹn ghi nhận tất cả những ý kiến trái chiều, trong khi chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Phan Trung Lý cũng tuyên bố “không có vùng cấm”, kể cả ý kiến đóng góp về điều 4 hiến pháp 1992.

Thế nhưng mọi người chưng hửng sau khi nghe Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ thị các cấp ủy đảng, tổ chức cho nhân dân góp ý sửa đổi Hiến pháp nhưng “không để một số cá nhân lợi dụng sự kiện này để xuyên tạc, bịa đặt, chống đối đảng, nhà nước ta”. Tức là đảng chỉ cho phép những ý kiến nhằm củng cố chế độ độc tài, dù nó đi ngược lòng dân. Câu chuyện sửa đổi hiến pháp ồn ào một thời gian rồi cũng chìm xuồng. Quốc hội tiếp tục như con ngựa khôn ngoan chạy đúng con đường của tên xà ích đảng đã chọn. Tất cả những ý kiến đóng góp đầy tâm huyết sau đó bị ném vào sọt rác như chưa bao giờ có.

Năm 2016 ngân sách quốc gia đã bỏ ra hàng ngàn tỷ đồng để bầu ra một quốc hội của đảng, tạo ra một sân chơi thu hẹp cho 500 đảng viên chọn lọc đua nhau làm trò hề bằng những phát biểu đảng mớm sẵn. Đó là thực chất của một quốc hội đảng cử dân nhắm mắt bỏ phiếu mà các đại biểu chưa hề biết nói lên tiếng nói của cử tri. Vì lý do dễ hiểu, họ chưa bao giờ là đại diện của dân và do dân bầu lên.

Mặt khác nhiều lần trước khi quốc hội nhóm họp, lúc nào người ta cũng thấy có những buổi gặp gỡ, đối thoại với cử tri ở các địa phương của tổng bí thư hay chủ tịch nước, và gần đây còn có chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân. Báo chí trong nước dưới cây gậy chỉ huy của tuyên giáo, đã mô tả vẽ vời đó là những cuộc đối thoại giữa nhân dân và lãnh đạo diễn ra rất dân chủ và hào hứng. Thực chất đây chỉ là những màn dàn dựng của các địa phương với những cử tri chim mồi được chọn lựa trước. Lần đối thoại nào người ta cũng thấy những cử tri đại diện lên phát biểu rất hùng hồn. Nhưng họ đều là những người mà kỳ trao đổi nào cũng có mặt và cầm giấy viết sẵn. Những cảnh đó không khác gì một đoạn phim đối thoại mà các diễn viên đều đã cho học rất thuộc vai tuồng của mình.

Trong suốt quá trình thực hiện một chế độ cực quyền, không chỉ một lần mà nhiều lần đảng đã kêu gọi đối thoại góp ý khi qua hình thức “liên hiệp”, lúc khác “liên minh” rồi “hòa hợp, hòa giải”. Trong những lần diễn tuồng như vậy đảng bao giờ cũng giành phần thắng lợi rất vẻ vang.

Lần này đảng lại phóng chiêu đối thoại để thăm dò, một mặt cho báo Quân Đội Nhân Dân cầm còi sửa soạn thổi phạt. Dù đảng cố tạo ra một gương mặt “độc tài cởi mở”, liệu có ai dám tô son trét phấn để cùng ông Thưởng diễn thêm một lần nữa vở tuồng… “Trao duyên lầm tướng cướp”?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) của CHXHCN Việt Nam

Một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) của CHXHCN Việt Nam, tám tổ chức nhân quyền Việt Nam và quốc tế sẽ cùng tổ chức một hội thảo vào ngày 6 tháng 5 năm 2024 để báo động tình trạng vi phạm nhân quyền đang tiếp diễn ở Việt Nam hiện nay.

Hội thảo “Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng tại Việt Nam & hành động để tranh đấu cho nhân quyền” sẽ quy tụ các chuyên gia và nhà hoạt động nhân quyền.

Lãnh đạo Hoa Kỳ (giữa), Nhật Bản (phải) và Philippines họp thượng đỉnh tại Washington DC hôm 11/4/2024. Ảnh: Reuters

Thế trận an ninh mới ở Á châu: Việt Nam có thể bình thản được bao lâu?

Cuộc gặp thượng đỉnh ba bên Mỹ – Nhật Philippines hôm 11/4/2024 được nhận định đã truyền đi nhiều tín hiệu về một thế trận mới ở Châu Á nói chung và Biển Đông nói riêng. Tổng thống Philippines Marcos nói “nó sẽ thay đổi cục diện trong khu vực, ở xung quanh Biển Đông, ở ASEAN, ở châu Á.”

… Ba nước tuyên bố bảo vệ các nguyên tắc của Luật biển Quốc tế đối với Biển Đông, lên án các hành động hung hăng của Trung Quốc đối với Philippines tại bãi Cỏ Mây hơn một năm qua. 

Tổng Thống Joe Biden (giữa) đón ông Fumio Kishida (phải), thủ tướng Nhật, và ông Ferdinand Marcos Jr, tổng thống Philippines, tại Toà Bạch Ốc, 12/4/2024. Ảnh: Andrew Caballero-Reynolds/AFP via Getty Images

Biden nỗ lực tăng cường liên minh Mỹ-Nhật-Philippines chống Trung Quốc

Hội nghị thượng đỉnh ba bên giữa Mỹ, Nhật Bản và Philippines gửi đi một thông điệp mạnh mẽ tới Trung Quốc, nhấn mạnh rằng hành động của Bắc Kinh bị xem là “sự đe dọa an ninh” và xem Trung Quốc là “kẻ ngoài lề trong khu vực.”

Các nhà lãnh đạo đồng minh nhấn mạnh cam kết tuân thủ luật pháp quốc tế ở Biển Đông và tuyên bố tuần tra chung ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, thể hiện mặt trận thống nhất chống lại hành vi hung hãn của Trung Quốc.

Máy gặt lúa và đập lúa luôn. Tuy không hiện đại như bên Nhật hay các nước Âu châu, nhưng nó làm được việc và giảm gánh nặng cho nông dân. Trong tương lai thì chắc sẽ hoàn thiện hơn và những cái máy này sẽ có thương hiệu. Ảnh: FB Nguyễn Tuấn

Cơ giới hoá nông nghiệp… chậm còn hơn không*

Nhưng chậm còn hơn không. Tôi nghĩ nông dân Việt Nam rất sáng tạo và nếu môi trường thuận lợi, họ chẳng thua kém bất cứ ai. Bằng chứng là trong thời gian qua, quá trình cơ giới hoá đều do nông dân thực hiện, chứ không phải do các vị “sư sĩ” làm. Nông dân sáng chế ra máy móc và ứng dụng ngay trên những cánh đồng họ canh tác, chứ chẳng nhờ vào ‘đề tài cấp quốc gia’ nào.