Đất nước đi về đâu?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Việt Nam có thói quen quái lạ, sản phẩm nào tốt thì đóng gói xuất khẩu, sản phẩm nào lỗi hay khuyết tật thì để lại trong nước tiêu thụ. Té ra đất nước này cứ mãi tiêu thụ phế phẩm của mình. Thật sự đây là một tập tục nên bỏ, tập tục làm tôi mọi cho dân tộc khác.

Nai lưng ra làm để cung phụng thế giới bên ngoài, biến nền kinh tế đất nước sống nhờ xuất khẩu. Nếu người ta gây khó khăn cho hàng xuất khẩu thì kinh tế điêu đứng. Cuối cùng, nước ngoài họ vừa xài đồ ngon của ta mà họ lại còn nắm lấy số mệnh kinh tế đất nước ta.

Theo dự báo, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam năm 2017 này có thể đạt 200 tỷ USD, tức gần 100% GDP. Trong khi đó kim ngạch xuất khẩu của Đức là 34% GDP. Còn Mỹ chưa tới 10% GDP. Rõ ràng kinh tế Việt Nam đang sống tầm gởi, số phận nằm trong tay các nước nhập khẩu hàng hóa Việt Nam.

Nếu nước ngoài mà tẩy chay, hay cô lập kinh tế Việt Nam thì sao? Thì chết chắc. Còn nếu bên ngoài có biến động thì sức khỏe nền kinh tế Việt Nam lập tức chao đảo theo. Đấy là điều rất đáng lo ngại. Đã cung phụng người ta mà người ta lại nắm quyền sinh quyền sát trên số phận của mình, thì đấy là chính sách phát triển đất nước rất thiếu khôn ngoan. Cần phải thoát ra tình trạng này mới có phát triển bền vững.

Sự lo lắng về kinh tế một, sự lo lắng về con người đến mười. Vì sao? Vì nó dự báo một tương lai vô cùng ảm đạm cho Việt Nam. Nơi trồng người của đất nước này giờ đây chỉ toàn là những con người yếu kém vào đấy. Thi vào sư phạm có 3đ/môn mà cũng đậu thì những con người đó có năng lực gì? Đó là thành phần học rất kém mà sau này trở thành thầy thành cô thì thế hệ mai sau của đất nước này sẽ ra sao?

Giáo dục Việt Nam vốn bị chính sách nhà nước phá nát như trâu bò giày xéo ruộng lúa, vậy mà thêm chất lượng giáo viên cực thấp thì làm sao? Rồi tình trạng tị nạn giáo dục lại bùng phát mạnh hơn, kéo theo đó là chất xám ra đi. Nền giáo dục vốn đã yếu kém, người giỏi hiếm. Nhưng rồi những người giỏi hiếm hoi cũng sẽ tìm cách “xuất khẩu” để phục vụ xứ người.

Giáo dục Việt Nam chưa có thời nào nó bệ rạc như thời này. Kẻ có tiền thì móc hầu bao để đưa con cái trốn chạy khỏi nền giáo dục này bằng con đường du học tự túc. Kẻ học giỏi thì lo săn học bổng quyết ra đi để thoát khỏi ách giáo dục XHCN. Kẻ chưa đi được trong lúc học thì tìm cách nhập cư Úc, Canada theo diện có tay nghề.

Việt Nam còn lại gì? Chẳng còn gì cả, vì hàng hoá tốt cũng làm cho thiên hạ hưởng, chất xám tốt cũng tìm đường mà đi. Kinh tế đất nước thì không vững vàng phải nương tựa hết vào bên ngoài. Trong dân, thì cứ ai đạt triệu phú đô cũng tính chuyện đầu tư thẻ xanh. Nhìn lại Việt Nam như một cái hầm mỏ, mạnh ai nấy khai thác rồi mang đi, bỏ lại đó chỉ là sự hoang tàn và xơ xác.

Đất nước mang danh có chủ nhưng cứ tựa như vô chủ. Bên ngoài giặc chiếm lấy chủ quyền chỉ bằng một lời dọa nạt, chẳng khác nào lấy không. Bên trong lòng dân tộc, kẻ thì tháo chạy lúc trẻ, kẻ thì tháo chạy lúc thành đạt. Trên thượng tầng chính trị, nhóm cầm quyền chỉ lo đóng cửa thuốc nhau đến chết. Đất nước rồi chẳng biết trôi về đâu.

Nguồn: FB Đỗ Ngà

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.