Đảng của giai cấp không ưa công nông

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Nếu thêm được một ý vào bài thơ “Đất nước mình ngộ quá phải không anh?” của cô giáo Trần Thị Lam, chắc điều “ngộ” mới đó phải là: Đảng Công Nông không còn ưa cả công lẫn nông chút nào!

Cho đến tận hôm nay, cương lĩnh đảng vẫn đậm nét chữ và cờ đảng vẫn lồng lộng biểu tượng công nông. Đảng CSVN từ ngày ra đời luôn khẳng định là đại diện duy nhất của giới công nông Việt Nam và vì lợi ích của họ mà đảng phải cáng đáng việc cai trị đất nước.

(Dĩ nhiên còn chuyện đảng ôm ấp cả giai cấp trí thức thì khỏi cần bàn đến nữa. Cái bánh mới vẽ đó đã cháy rụi từ ngày có lệnh “cấm trí thức phản biện tập thể” rồi).

Điểm đáng chú ý đầu tiên: tuyệt đại đa số cán bộ nắm quyền hiện nay đã ngưng làm công nhân hay nông dân từ 2 hay 3 đời nay rồi, kể cả đại khối cán bộ có thực quyền tại nông thôn. Ngoài các phát biểu theo công thức trong những bài diễn văn, chắc chắn đại khối cán bộ đảng không còn cảm được chút gì về đời sống của cả công lẫn nông. Một dẫn chứng khác, trong thành phần đối tượng đang được cho phép phấn đấu vào đảng hiện nay khó kiếm nổi ai từ giới công nông lam lũ, ít học, và nhất là nghèo đói. Vì nghèo thì khó có “phong bì” để được kết nạp.

JPEG - 94.9 kb
Một cảnh cưỡng chế đất tại Nam Định. Ảnh: Blog Nguyễn Xuân Diện

Đời sống nông dân, vốn xa thành thị, nên lại càng không còn là mối quan tâm của đảng. Chỉ cần nhìn vào vùng đông nông dân nhất là Đồng Bằng Sông Cửu Long là đủ thấy thân phận nhà nông trong mắt đảng. Vô số chuyên gia Việt Nam và thế giới liên tục báo động về nguy cơ cạn nước, nhiễm mặn ĐBSCL suốt HƠN 20 NĂM QUA, tức từ lúc các nước thượng nguồn chưa xây hàng loạt các đập thủy điện, nhưng đảng không tiến hành biện pháp nào, đặc biệt là các phương án đề nghị dự trữ nước ở tầm vóc lớn theo kiểu Biển Hồ Tonlé Sap. Tiếc thay, mọi nguồn tiền viện trợ, đầu tư chỉ được ưu tiên đổ vào hệ thống tổng công ty và tập đoàn kinh tế.

Và khi hệ quả tai hại đã ập xuống rồi thì giải pháp của đảng cũng không nhằm để cứu nông dân. Thí dụ cụ thể như để đối phó với tình trạng nguồn gạo và trái cây xuất cảng bị nhiễm hóa chất độc hại và bị nhiều nước trả về, thì giải pháp của đảng là cho nhập gạo, nhập trái cây ngoại quốc vào. Ai có khả năng mua nông phẩm nhập cảng đó? Chắc chắn không phải đại khối nông dân Việt Nam!

Cùng lúc nông dân không phải là mối quan tâm vĩ mô của lãnh đạo đảng trung ương, thì họ lại là mối khó chịu rất lớn đối với giới lãnh đạo địa phương. Ngày càng nhiều nông dân cùng nhau chống đối những quyết định cưỡng chế đất đai, ruộng đồng. Ngày càng nhiều quan chức địa phương sử dụng công cụ bạo lực công an, và dùng luôn những thủ thuật như bịt mương cho hư lúa,… Chưa kể những vụ đáng ngờ như cả xóm sắp bị cưỡng chế bỗng phát cháy từ nhiều góc giữa đêm khuya,…

Ngư dân, tức những “nông dân trên biển”, cũng làm khó chịu lãnh đạo không kém, ở cả trung ương và địa phương. Sau hàng chục năm tàu cá Việt cứ đưa tin vào đất liền bị quân Tàu đâm, đánh, cướp, bắn, bắt, giết,… rồi loang tin lên cả mạng xã hội, nay cả hàng mấy trăm ngàn gia đình ngư dân lại liên tục phản đối thủ phạm thảm hoạ môi trường Formosa, một đối tác kinh tế nặng ký của đảng. Kết quả là quân đội được kéo vào phụ công an đối phó với ngư dân.

Quan hệ giữa đảng và công nhân cũng mang màu sắc tương tự. Gần cả triệu công nhân Việt Nam lao động chân tay tại mấy chục nước trên thế giới, cứ làm phiền đảng với những tin, những đoạn phim phóng về nước ghi lại những cảnh bị tai nạn, bị bỏ rơi, bị đày đọa, bị đánh đập, và ngay cả bị bức tử bởi các chủ thuê, các nhóm môi giới gốc Việt, và các sứ quán Việt Nam. Cùng lúc, công nhân trong nước cũng làm phiền đảng với các vụ bị trúng độc thức ăn hàng loạt, bị tai nạn vì phải làm việc nguy hiểm mà không đủ trang bị. Nhiều hãng còn rủ nhau đình công cùng lúc vì bị chủ hãng hà hiếp, quịt lương, ngay cả đánh đập.

Trong lúc chỉ những vụ bạo loạn lớn như ở Bình Dương năm 2014 mới làm lãnh đạo trung ương quan tâm, thì tất cả những vụ “rắc rối” cỡ trung và nhỏ đều làm các quan chức địa phương rất bực mình. Thật vậy, công nhân không đem lại lợi lộc gì cho cán bộ địa phương mà chỉ các chủ doanh nghiệp mới làm được điều đó – từng chiếc phong bì nhỏ đến từng chiếc Lexus to. Vì vậy, đã từ lâu chủ hãng thất thu là quan chức thiệt thòi; sự bực mình của chủ hãng và quan chức địa phương đã hòa nhập. Rồi từ đó, mức độ bực mình được biểu hiện bằng số công an đến nơi đình công để bắt nóng, bắt nguội những “phần tử gây rối”.

Trong thời gian gần đây, sự bực mình đã trở thành mối lo âu khi lãnh đạo đảng biết làn sóng bất mãn đang gia tăng trong cả công và nông; và cũng biết làn sóng ấy sẽ chỉ càng dâng cao hơn nữa khi các vụ đánh thêm thuế, tăng thêm các loại lệ phí, phá sản thêm bảo hiểm xã hội, và có thể cả 1 đợt đổi tiền sẽ phải tung ra trong năm 2017 này. Trong mắt lãnh đạo, giai cấp công nông đã trở thành những “kẻ thù tiềm ẩn”. Đơn giản vì họ có thể bùng lên bất kỳ lúc nào khi mức uất ức vượt quá sức chịu đựng. Và giải pháp của đảng đối với “kẻ thù” vẫn không có gì khác ngoài gia tăng hơn nữa các công cụ và thủ thuật bạo lực.

Vậy nếu đảng CSVN đã ngấy công nông, ngoại trừ trên lý thuyết, thì trong thực tế đảng phục vụ cho giai cấp nào?

Có lẽ câu trả lời mới nhất và rõ nhất đến từ bài nói chuyện của Thiếu tướng Huỳnh Giang Long, Phó Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Chính trị Công an, Giám đốc Học viện Chính trị Công an, trong buổi họp với cán bộ cấp cao vào gần cuối năm 2016. Ông nhiều lần thừa nhận:

– “Trung Quốc không bao giờ từ bỏ dã tâm thôn tính chủ quyền của chúng ta ở Biển Đông.”

– “Bây giờ, (TQ) nó đã có con số đến hàng trăm (nội gián tại VN), mà hàng trăm không chỉ là con số dừng lại ở hàng trăm, mà trăm này có thể cộng với trăm kia nữa.”

– “Đến đại hội 12 đảng ta mới bừng tỉnh,… Bây giờ các bố mới té ngửa ra, chết cha chúng mình mấy đời, mà cái này thì cũng không trách ai được.” -…

Khi đã khẳng định ý đồ của Bắc Kinh như thế nhưng lãnh đạo đảng CSVN vẫn tiếp tục đẩy nền kinh tế Việt Nam lệ thuộc nhiều hơn nữa vào TQ, vẫn mời mỗi lần hàng sư đoàn “công nhân” TQ vào mở các khu biệt lập mới trên khắp lãnh thổ, đặc biệt tại các khu vực cực hiểm yếu của Việt Nam, vẫn ký một lần 15 văn kiện “hợp tác” từ kiểm soát biên giới đến an ninh nội địa,… THÌ RÕ RÀNG TRUNG QUỐC KHÔNG CÒN LÀ QUÂN XÂM LƯỢC NỮA. HỌ CHỈ LÀ NHỮNG KHÁCH HÀNG TIỀN TRAO CHÁO MÚC.

Phải chăng đó mới là giai cấp mà đảng CSVN phục vụ hôm nay??

Bất cứ khách hàng nào đem theo tiền đều được đón rước trọng thị??

Bất cứ món hàng Việt nào đều có thể thương lượng giá cả??

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.